Hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý là một trong những điểm mới của Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017. Đến nay đã có 667 Luật sư ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý, có 36 tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Sở Tư pháp. Bài viết nhằm làm rõ thêm về hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý, giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quát về loại hợp đồng này. Bài viết gồm hai phần: Phần 1: Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý. Phần 2: Khung pháp luật về hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý
Từ ngày 15/11/2021 đến ngày 15/12/2021 là tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2021 với chủ đề “Bảo đảm an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái”.
Hiện nay, trợ giúp pháp lý là chế định được ghi nhận ở hầu hết các nước trên thế giới. Mỗi nước có biện pháp, cơ chế khác nhau để người dân tiếp cận tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý và thụ hưởng dịch vụ khi có nhu cầu như thực hiện truyền thông, phối hợp giữa tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và cơ quan, tổ chức có liên quan. Để người dân tiêp cận nhanh chóng với trợ giúp pháp lý trong tố tụng một số nước đã có cơ chế phối hợp giữa tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và các cơ quan tiến hành tố tụng.
Trợ giúp pháp lý là một trong những công việc để thực hiện chức năng xã hội của Nhà nước, thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, Nhà nước giúp người nghèo và các đối tượng yếu thế khác hiểu biết pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, qua đó góp phần bảo đảm ổn định cuộc sống, cải thiện sinh kế.
Hoạt động trợ giúp pháp lý đã đi qua chặng đường 24 năm với nhiều thành tựu về thể chế, về cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý giúp người dân tiếp cận với pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách trong các vụ việc cụ thể,…. Ở mỗi giai đoạn khác nhau, trợ giúp pháp lý để lại ấn tượng với những kết quả khác nhau. Đặc biệt, giai đoạn triển khai Đề án đổi mới công tác trợ giúp pháp lý giai đoạn 2015-2025 và Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 một kết quả nổi bật là số vụ việc tham gia tố tụng tăng cao và chất lượng được nâng lên rõ rệt.
I. CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO NGƯỜI NGHÈO VÀ ĐỐI TƯỢNG CHÍNH SÁCH, NHÓM YẾU THẾ TẠI VIỆT NAM
Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 có nhiều quy định mới trong đó có quy định về tập sự trợ giúp pháp lý (Điều 20), trên cơ sở quy định của Luật, Thông tư số 08/2017/TT-BTP ngày 15/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý và hướng dẫn giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý quy định nhiều nội dung có liên quan đến hoạt động tập sự trợ giúp pháp lý như: Người tập sự trợ giúp pháp lý (Điều 23); Trách nhiệm của Trung tâm, người tập sự và người hướng dẫn tập sự trợ giúp pháp lý (Điều 24); Thời gian tập sự trợ giúp pháp lý (Điều 25); Thay đổi nơi tập sự trợ giúp pháp lý (Điều 26); Tạm ngừng tập sự trợ giúp pháp lý (Điều 27), tuy nhiên, về thay đổi người hướng dẫn tập sự thì hiện tại văn bản quy phạm pháp luật về trợ giúp pháp lý chưa quy định về vấn đề này.
Ngày 27/1/2021 vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị định số 27/2021/NĐ-CP quy định về chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/3/2021.
Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho đối tượng được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý để bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật. Trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng là một trong những nguyên tắc cơ bản đã được ghi nhận trong các bộ luật, luật tố tụng và được Nhà nước bảo đảm thực hiện. Để bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng của người được trợ giúp pháp lý, pháp luật quy định về trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này chỉ đề cập đến vấn đề phối hợp của Tòa án trong hoạt động tố tụng về trợ giúp pháp lý.
Ngày 01/6/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đổi mới công tác trợ giúp pháp lý giai đoạn 2015 - 2025 (Đề án đổi mới). Xuất phát từ những bất cập của hoạt động trợ giúp pháp lý (TGPL), Đề án đổi mới đặt ra một số mục tiêu lớn là: (1) Tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng dịch vụ TGPL; (2) Tinh gọn tổ chức bộ máy thực hiện TGPL; (3) Đẩy mạnh truyền thông về TGPL; (4) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức và hoạt động TGPL; (5) huy động mạnh mẽ sự tham gia của xã hội vào hoạt động TGPL.