Những năm qua, cùng với việc nhất quán thực hiện bình đẳng, đại đoàn kết dân tộc, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách quan trọng nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng dân tộc Việt Nam và đặc biệt là người dân tộc thiểu số. Trong tổng thể các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, trợ giúp pháp lý (TGPL) được xác định là chính sách ưu đãi giành cho đồng bào dân tộc thiểu số cư trú tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Luật TGPL năm 2017. Trong phạm vi bài viết này, tác giả đề cập đến nội dung truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật trong vùng dân tộc thiểu số qua công tác trợ giúp pháp lý.
Cơ quan điều tra, cơ sở giam giữ là những cơ quan đầu tiên tiếp xúc với người bị buộc tội, việc thực hiện thông tin, giải thích về trợ giúp pháp lý tại các cơ quan này đóng vai trò quan trọng, giúp người dân tiếp cận sớm với trợ giúp pháp lý để được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp ngay từ giai đoạn đầu của quá trình tố tụng. Tuy nhiên, tại Việt Nam số lượng các vụ việc ở giai đoạn này do cơ quan công an chuyển gửi cho Trung tâm trợ giúp pháp lý còn hạn chế. Trong phạm vi bài viết này, tác giả giới thiệu chi tiết về các mô hình trực trợ giúp pháp lý tại cơ quan điều tra, cơ sở giam giữ của các quốc gia trên thế giới để có cái nhìn toàn diện hơn:
Trợ giúp viên pháp lý là chức danh nghề nghiệp đặc thù có kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm để tham gia bào chữa cho người thuộc diện được TGPL, có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm quyền con người trong hoạt động tố tụng hình sự, góp phần thực hiện mục tiêu cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Hệ thống trợ giúp pháp lý có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm tiếp cận công lý. Hệ thống này có vai trò kép, đó là hỗ trợ quần chúng hiểu biết về pháp luật và giúp đỡ quần chúng trong việc theo đuổi các vụ việc ở các hệ thống tư pháp để tìm kiến sự đền bù/khắc phục khi các quyền và lợi ích hơp pháp bị vi phạm. Trợ giúp pháp lý cung cấp những dịch vụ pháp lý miễn phí để giúp quần chúng theo đuổi các quyết định và lựa chọn nhằm đạt được giải pháp cuối cùng cho vấn đề.
Ở bài trao đổi trước, chúng ta đã bàn về hình thức trợ giúp pháp lý khi thực hiện trợ giúp pháp lý cho người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi trong thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại tòa án nhân dân theo Pháp lệnh số 01/2022/UBTVQH15. Tại bài nghiên cứu này, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về nội dung trợ giúp pháp lý và hình thức thực hiện trợ giúp pháp lý tại Pháp lệnh số 03/2022/UBTVQH15 trong trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại tòa án nhân dân.
Triển khai nội dung được giao tại khoản 5 Điều 33 Luật Phòng, chống ma túy, ngày 24/3/2022, Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XV ban hành Pháp lệnh số 01/2022/UBTVQH15 ngày 24/3/2022 quy định trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Tội phạm mua bán người trên thế giới diễn biến phức tạp với lợi nhuận khổng lồ, cao thứ 3 chỉ sau buôn ma túy và vũ khí. Khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, nhất là các nước tiểu vùng sông Mê Kong được coi là điểm nóng của tình trạng mua bán người và di cư bất hợp pháp. Tội phạm mua bán người ngày càng phức tạp, nghiêm trọng và có xu hướng gia tăng. Với tính chất thủ đoạn ngày càng tinh vi khi tận dụng không gian mạng. Buôn bán người xảy ra cả trong nội địa và xuyên biên giới.
Trợ giúp viên pháp lý là viên chức nhà nước, làm việc tại Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và Chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bổ nhiệm và cấp thẻ Trợ giúp viên pháp lý theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp.
Từ ngày 01/7/2023, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình có hiệu lực thi hành, trong đó có những quy định về trợ giúp pháp lý cho người bị bạo lực gia đình thuộc diện được trợ giúp pháp lý như quyền được trợ giúp pháp lý của người bị bạo lực gia đình tại điểm d khoản 1 Điều 9; trợ giúp pháp lý là một trong những biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình được quy định tại điểm e khoản 1 Điều 22 và khoản 1 Điều 30; Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý được xác định là một trong những cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình quy định tại điểm d khoản 2 Điều 35 và khoản 2 Điều 38…
Ngày 28/12/2016, Bộ Tư pháp và Liên đoàn Luật sư Việt Nam ký Quy chế phối hợp số 4617/QCPH/BTP-LĐLSVN về hoạt động TGPL của luật sư. Việc ký kết Quy chế nhằm mục đích tăng cường phối hợp giữa Bộ Tư pháp và Liên đoàn luật sư Việt Nam trong việc quản lý luật sư thực hiện TGPL theo quy định của pháp luật TGPL và pháp luật luật sư nhằm cung cấp dịch vụ TGPL kịp thời, bảo đảm chất lượng cho người được TGPL. Sau 5 năm thực hiện, với sự chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời của hai cơ quan, các Sở Tư pháp, Trung tâm TGPL, Đoàn Luật sư các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã triển khai toàn diện các nội dung phối hợp của Quy chế, đến nay, có nhiều kết quả đáng ghi nhận.