• Lào Cai: Truyền thông về trợ giúp pháp lý cho trẻ em mồ côi

    Thực hiện Kế hoạch số 230/KH-UBND ngày 05/5/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai tháng hành động vì trẻ em tỉnh Lào Cai năm 2023; Kế hoạch số 216/KH-TGPL ngày 28/12/2022 của Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Lào Cai về công tác trợ giúp pháp lý năm 2023; Công văn số 73/TGPL-NV2 ngày 23/5/2022 của Phòng Nghiệp vụ 2 về việc tổ chức truyền thông về trợ giúp pháp lý và tư vấn pháp luật cho nhóm đối tượng đặc thù (là trẻ mồ côi), cùng với các hoạt động hưởng ứng tháng hành động vì trẻ em.

  • Bình Định: Hội nghị tập huấn bồi dưỡng kiến thức về trợ giúp pháp lý cho Già làng, Trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng, cán bộ cơ sở, người thực hiện trợ giúp pháp lý

    Vĩnh Thạnh là một trong những huyện miền núi trên địa bàn tỉnh Bình Định. Vĩnh Thạnh có 09 đơn vị hành chính với 59 khu phố, thôn, làng (5 xã thuộc khu vực III) có 31 khu phố, thôn, làng vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Toàn huyện có 10.068 hộ dân với 35.144 nhân khẩu, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số có 2.793 hộ với 10.444 nhân khẩu, gồm 20 thành phần dân tộc, chủ yếu là người Kinh, Bana, Chăm, H’re, Mường, Dao…Phần lớn người dân ở đây là đồng bào dân tộc thiểu số, sống chủ yếu bằng nghề nông và đánh bắt, cuộc sống người dân ở đây gặp nhiều khó khăn. Do đó, việc tiếp cận và tìm hiểu pháp luật còn nhiều hạn chế.

  • Điện Biên: Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước hưởng ứng 40 năm thành lập Sở Tư pháp (29/5/1983-29/5/2023)

    Điện Biên là tỉnh miền núi thuộc vùng Tây bắc của tổ quốc với đặc thù địa bàn duy nhất có chung đường biên giới với cả 02 quốc gia Lào – Trung Quốc, dân cư phần lớn là đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn và thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo; là một trong những chiến trường ác liệt gắn liền với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954), tỉnh có trên 16.000 người có công với cách mạng; số lượng người thuộc diện được thụ hưởng chính sách trợ giúp pháp lý (TGPL) lớn. Do vậy, TGPL cũng là một trong những chính sách lớn luôn được Trung ương và chính quyền địa phương quan tâm.

  • Vĩnh Phúc: Tăng cường năng lực tiếp cận tư pháp về người chưa thành niên

    Thực hiện Luật trợ giúp pháp lý năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành, Kế hoạch số 8592/KH-UBND ngày 30/10/2017 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc triển khai thi hành Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 và Kế hoạch công tác Trợ giúp pháp lý năm 2023. Trong hai ngày 25 và 26/5/2023, Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị tập huấn tăng cường năng lực tiếp cận tư pháp về người chưa thành niên. Dự và chỉ đạo Hội nghị có đồng chí Nguyễn Tuấn An – Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Phúc. Hội nghị còn có sự tham gia cho trên 200 đại biểu là Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra cấp tỉnh, cấp huyện, Chánh án, Phó Chánh án, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện; Thẩm phán, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Cán bộ kiểm sát, Điều tra viên, Cán bộ điều tra cấp tỉnh, cấp huyện; Quản lý trại tạm giam tỉnh, nhà tạm giữ cấp huyện; Lãnh đạo phòng tư pháp các huyện, thành; Luật sư ký hợp đồng thực hiện TGPL; Trưởng phòng chuyên môn, Trưởng các đơn vị sự nghiệp thuộc sở; Trợ giúp viên và chuyên viên pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh Vĩnh Phúc và Cán bộ công chức tư pháp cấp xã trong tỉnh.

  • Kịp thời tiếp cận vụ việc được trợ giúp pháp lý qua thông tin báo chí

    Qua theo dõi thông tin báo chí và hoạt động trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương trong những ngày vừa qua, Cục Trợ giúp pháp lý - Bộ Tư pháp đã nắm bắt được một số vụ việc nổi cộm, gây bức xúc trong xã hội có người bị bị hại, người bị buộc tội là các đối tượng được trợ giúp pháp lý được các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tiếp cận, xác minh, cử người thực hiện trợ giúp pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp kịp thời.

Trợ giúp pháp lý Đà Nẵng, 25 năm - một chặng đường phát triển

Alternate Text05/09/2022

Qua 25 năm hoạt động, với những nỗ lực vượt khó vươn lên cùng với sự quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiện của Bộ Tư pháp, Cục Trợ giúp pháp lý, UBND thành phố, Sở Tư pháp và sự phối hợp các cơ quan, Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước thành phố Đà Nẵng đã và đang vững bước trên con đường bảo vệ công lý cho những đối tượng yếu thế được hưởng chính sách trợ giúp pháp lý (TGPL).

Hoạt động đại diện ngoài tố tụng của người thực hiện trợ giúp pháp lý

Alternate Text30/05/2023

Đại diện ngoài tố tụng là một trong các hình thức trợ giúp pháp lý được quy định tại Luật Trợ giúp pháp lý. Theo đó, Điều 33 Luật Trợ giúp pháp lý quy định Trợ giúp viên pháp lý, luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý đại diện ngoài tố tụng cho người được trợ giúp pháp lý trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Như vậy, chỉ có Trợ giúp viên pháp lý, luật sư được thực hiện trợ giúp pháp lý bằng hình thức này.

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỘ TƯ PHÁP

Địa chỉ: 60 Trần phú - Ba Đình - Hà Nội. Điện thoại: 024.62739718 - Fax: 024.62739730.Email: cntt@moj.gov.vn

Nội dung của Trang thông tin được cập nhật bởi Cục trợ giúp pháp lý

© Ghi rõ nguồn khi phát hành lại thông tin từ website này.

Phát triển bởi Cục Công nghệ thông tin - Bộ Tư pháp

Chung nhan Tin Nhiem Mang