Hệ thống tư pháp hình sự ở Ấn Độ công nhận quyền có đại diện pháp lý ở tất cả các giai đoạn tố tụng hình sự đối với bị cáo như một phần của một phiên tòa công bằng. Hiến pháp và luật tố tụng bảo vệ bị cáo ngay từ giai đoạn đầu của quá trình tố tụng hình sự. Những biện pháp bảo vệ trong tố tụng này không chỉ cần thiết để bảo vệ quyền tự do của mỗi người mà còn để đảm bảo xét xử công bằng cho người đó.
Bài viết này giới thiệu đến bạn đọc về chế định luật sư công của một số quốc gia trên thế giới. Trong bài viết này, tác giả tập trung giới thiệu chi tiết về tiêu chuẩn của luật sư công/ nhiệm vụ, quyền hạn của luật sư công và cơ quan nào quản lý họ để từ đó bạn đọc hiểu rõ thêm về chế định luật sư công trên thế giới.
Để tôn vinh nghề nghiệp, nâng cao uy tín và trách nhiệm nghề nghiệp, tạo cơ sở để những người làm nghề tự giác rèn luyện, tu dưỡng đạo đức trong hành nghề và trong đời sống xã hội, hiện nay đã có nhiều văn bản quy định quy tắc nghề nghiệp như (quy tắc nghề nghiệp luật sư, quy tắc nghề nghiệp công chứng viên, ngân hàng, thẩm phán, đấu giá viên…). Hiện nay, để bảo đảm triển khai thi hành Luật Trợ giúp pháp lý, Cục Trợ giúp pháp lý đang tham mưu xây dựng dự thảo Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành quy tắc nghề nghiệp trợ giúp viên pháp lý. Bài viết xin giới thiệu quy tắc quốc tế về hành nghề của giới luật sư làm tài liệu tham khảo khi xây dựng dự thảo Thông tư. Bản quy tắc này được thiết kế ngắn gọn, dễ hiểu, quy định các chuẩn mực ứng xử cần thiết.
Hàn Quốc là một nước công nghiệp mới (NIC) ở Châu Á có tổng thu nhập quốc nội (GDP) đứng thứ 4 ở Châu Á, đứng thứ 11 thế giới (năm 2018). Hàn Quốc bao gồm 16 đơn vị hành chính là thủ đô Seoul, 06 thành phố trực thuộc Trung ương và 09 tỉnh.
Ailen là một nước có quy mô dân số nhỏ nhưng có hệ thống trợ giúp pháp lý khá phát triển, có hệ thống trợ giúp pháp lý dân sự và trợ giúp pháp lý trong lĩnh vực hình sự riêng. Trong quá trình phát triển hệ thống Ailen luôn nỗ lực ứng dụng những công nghệ mới giúp việc thực hiện trợ giúp pháp lý cũng như vận hành, quản lý hệ thống nhanh chóng, hiệu quả, tiết kiệm nguồn lực và thời gian.
Ủy ban dịch vụ Pháp lý Bang Sourth Australia (legal services commission of  SA) được thành lập 1977  để điều phối các chương trình trợ giúp pháp lý cho những người không có khả năng chi trả các dịch vụ pháp lý có thu phí như tư vấn pháp luật, giáo dục cộng đồng và đại diện pháp lý nhằm bảo đảm quyền bình đẳng của tất cả công dân trong việc tiếp cận công lý tại bang Sourth Australia.
Chính quyền liên bang Canada sẽ phân bổ khoản hỗ trợ trị giá 26,8 triệu đô la cho dịch vụ trợ giúp pháp lý đối với người nhập cư và người tị nạn tại một số tỉnh để bù đắp cho sự cắt giảm ngân sách của địa phương dành cho dịch vụ này, Thủ tướng Justin Trudeau cho biết hôm thứ Hai ( 9/9/2019)
Indonesia là quốc đảo lớn nhất thế giới với 13.000 hòn đảo và dân số khoảng 250 triệu người. Khác với các hệ thống trợ giúp pháp lý khác ở các nước ASEAN, trợ giúp pháp lý tại Indonesia đã tồn tại từ lâu trước khi Luật Trợ giúp pháp lý được ban hành. Ban đầu, trợ giúp pháp lý được thực hiện bởi sự tự nguyện của các tổ chức phi chính phủ mà không có hệ thống trợ giúp pháp lý chính thức. Các nhà cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý phi chính phủ bắt đầu giúp người nghèo gặp khó khăn, vướng mắc về luật pháp từ những năm 1970. Sau giai đoạn chuyển đổi sang nền dân chủ năm 1998, hàng trăm tổ chức xã hội nhỏ hơn đã được thành lập trên toàn quốc, trong đó nhiều tổ chức tập trung vào nhu cầu cụ thể như quyền phụ nữ, quyền trẻ em, quyền của người lao động hoặc người lao động di cư. Cũng chính các tổ chức này đã rất tích cực trong việc thúc đẩy trợ giúp pháp lý và Luật trợ giúp pháp lý quốc gia được xây dựng trên cơ sở hoạt động trợ giúp pháp lý (không chính thức) đã tồn tại.
Hiện nay, tại Hà Lan, Hội đồng trợ giúp pháp lý (Legal Aid Board – Council) là cơ quan quản lý nhà nước và chịu trách nhiệm báo cáo về công tác trợ giúp pháp lý trước Bộ An ninh và Tư pháp Hà Lan. Hoạt động của Hệ thống trợ giúp pháp lý ở Hà Lan với đặc trưng là mô hình hai cấp độ. Theo đó ở cấp độ thứ nhất (hay còn gọi trợ giúp pháp lý ban đầu) là việc cung cấp thông tin, tư vấn pháp luật đơn giản được các chuyên viên pháp lý của Quầy dịch vụ pháp lý nhà nước thực hiện cho tất cả người dân là cá nhân có vướng mắc pháp luật và cần sự giúp đỡ của Tổ chức cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí của nhà nước. Ở Cấp độ thứ hai, trợ giúp pháp lý thông qua việc tư vấn tiền tố tụng và đại diện trước tòa án do luật sư ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Hội đồng trợ giúp pháp lý Hà Lan thực hiện.
Ở Bỉ, trợ giúp pháp lý chủ yếu do giới luật sư quản lý. Thế kỷ thứ 19 nhấn mạnh rằng lòng từ thiện được coi là nền tảng của trợ giúp pháp lý và kéo dài cho đến năm 1993 trước khi trợ giúp pháp lý trở thành quyền cơ bản trong Luật Trợ giúp pháp lý 1998. Trợ giúp pháp lý sơ cấp được thực hiện trong khuôn khổ của Ủy ban Trợ giúp pháp lý. Ủy ban này hoạt động dưới sự bảo trợ của Đoàn Luật sư. Việc tư vấn do luật sư thực hiện. Trợ giúp pháp lý thứ cấp hoặc tham gia tố tụng trong hoặc ngoài tòa án được giao cho Văn phòng trợ giúp pháp lý, các Văn phòng này được thành lập ở Đoàn Luật sư ở địa phương.