Hiện nay, tội phạm mua bán người đã và đang diễn ra ngày càng phức tạp, có xu hướng hoạt động xuyên quốc gia thành đường dây và gần đây các vụ có yếu tố nước ngoài gia tăng ở cả các địa phương không gần biên giới. Nạn nhân của tội phạm mua bán người không chỉ là phụ nữ, trẻ em mà còn là đàn ông và đặc biệt còn là trẻ sơ sinh. Nạn nhân là những người đi ra nước ngoài theo con đường hợp pháp như du lịch, kết hôn, tìm kiếm việc làm, học tập,... Thủ đoạn phổ biến của tội phạm mua bán người là thường lợi dụng những phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, sinh sống ở vùng xa xôi, hẻo lánh hoặc đang bế tắc về gia đình, trình độ hiểu biết kém, văn hóa thấp,...để dụ dỗ, lôi kéo bằng những lời đường mật, hứa hẹn một cuộc sống tốt đẹp, một công việc có thu nhập khá. Gần đây chúng thường lợi dụng sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống công nghệ thông tin để thiết lập đường dây hoạt động xuyên quốc gia, khiến cho công tác tìm kiếm, hỗ trợ hay giải cứu nạn nhân của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể gặp nhiều khó khăn.
Ngày 24/6/2014, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 76/2014/QH13 đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020 (sau đây gọi là Nghị quyết số 76/2014/QH13). Để triển khai thực hiện Nghị quyết này, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2324/QĐ-TTg ngày 19/12/2014 ban hành Kế hoạch hành động triển khai Nghị quyết số 76/2014/QH13, theo đó, trợ giúp pháp lý được giao thực hiện 02 nhiệm vụ.
1. Về tổ chức và người thực hiện TGPL Theo báo cáo của địa phương, tính đến cuối năm 2021, số lượng người thực hiện TGPL và tổ chức thực hiện TGPL tại 10 địa phương giáp biên giới với Lào (Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum) như sau:
Để tăng cường công tác phối hợp giữa Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước với Cơ quan điều tra, cơ sở giam giữ, trong khuôn khổ "Dự án tăng cường pháp luật và tư pháp ở Việt Nam (EU JULE)" do Liên minh Châu Âu tài trợ với đóng góp tài chính từ UNDP và UNICEF, các chuyên gia của UNDP đã phối hợp với Cục Trợ giúp pháp lý xây dựng báo cáo nghiên cứu về người thực hiện trợ giúp pháp lý trực kết nối với cơ quan điều tra, cơ sở giam giữ.
Thực hiện Thông tư liên tịch số 11/2013/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 04/7/2013 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng (Thông tư liên tịch số 11), trong năm 2017, công tác phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng tỉnh Ninh Bình đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Năm 2016, trong không khí phấn khởi chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021..., công tác trợ giúp pháp lý (TGPL) tiếp tục bám sát các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Tư pháp; Kế hoạch công tác năm 2016 của Cục TGPL đã được Lãnh đạo Bộ Tư pháp phê duyệt tại Quyết định số 319/QĐ-BTP ngày 02/3/2016; Chương trình hành động của Ngành Tư pháp triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07/01/2016 của Chính phủ (ban hành kèm theo Quyết định số 131/QĐ-BTP ngày 28/01/2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp) để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ được giao, cụ thể: