Thực hiện Quyết định số 547/QĐ-BTP ngày 01/4/2024 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Dự án "Tăng cường trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng yếu thế" do Ngân hàng thế giới tài trợ từ nguồn hỗ trợ của Quỹ Phát triển xã hội Nhật Bản, ngày 12/7/2024, tại thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái, Sở Tư pháp tỉnh Yên Bái tổ chức hội thảo "Chia sẻ, học tập kinh nghiệm trong công tác trợ giúp pháp lý".
Thực hiện Chương trình phối hợp số 5789/CTPH-BTP-BCA ngày 27/11/2023 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an ban hành Chương trình phối hợp về trực trợ giúp pháp lý trong điều tra hình sự; ngày 04/7/2024 tại Hội trường Sở Tư pháp tỉnh Tây Ninh, Sở Tư pháp và Công an tỉnh đã tổ chức buổi lễ ký kết Chương trình phối hợp về trực trợ giúp pháp lý trong điều tra hình sự thực hiện trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Thực hiện Kế hoạch số 38/KH-UBND ngày 22 tháng 02 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh và Kế hoạch số 2238/KH-STP ngày 04 tháng 6 năm 2024 của Sở Tư pháp về trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2024, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (sau đây gọi là Trung tâm) đã triển khai hoạt động truyền thông, tư vấn pháp luật cho người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý.
Thực hiện Thông tư liên tịch số 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP ngày 15/12/2021 của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Bộ Tư pháp quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành tổ chức phiên toà trực tuyến, được sự quan tâm của UBND tỉnh, Sở Tài chính và Sở Tư pháp tỉnh Lào Cai, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Lào Cai đã thiết lập điểm cầu thành phần phiên toà trực tuyến tại Trung tâm.
Thực hiện Kế hoạch số 05/KH-HĐPH ngày 04/5/2024 của Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (sau đây gọi tắt là Hội đồng phối hợp liên ngành), ngày 13/6/2024, Hội đồng phối hợp liên ngành đã tổ chức Hội nghị tập huấn bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng trợ giúp pháp lý và công tác phối hợp về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng năm 2024 trên địa bàn tỉnh.
Hoạt động trợ giúp pháp lý không những được xem là một trong những chính sách mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, mà còn góp phần giữ vững trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Lãnh đạo Sở Tư pháp tỉnh Đồng Tháp thường xuyên quan tâm đến công tác trợ giúp pháp lý, chỉ đạo Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước (Trung tâm TGPLNN) tỉnh Đồng Tháp nâng cao chất lượng hoạt động truyền thông trợ giúp pháp lý, triển khai thực hiện thông qua công tác truyền thông, phổ biến giáo dục pháp luật tại cơ sở đến các đối tượng là người thuộc hộ nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật và người có hoàn cảnh khó khăn thuộc diện được trợ giúp pháp lý theo quy định nhằm nâng cao khả năng tiếp cận và thụ hưởng trợ giúp pháp lý miễn phí.
Thực hiện Kế hoạch số 409/KH-HĐPHLN ngày 05/02/2024 của Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng (sau đây gọi là Hội đồng phối hợp liên ngành) tỉnh Ninh Thuận năm 2024, ngày 14/6/2024, Hội đồng phối hợp liên ngành đã tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực, hiệu quả công tác phối hợp về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng năm 2024.
Thực hiện Kế hoạch số 59/KH-HĐPHLN ngày 20/5/2024 của Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng tỉnh Bạc Liêu (sau đây gọi là Hội đồng) về kiểm tra công tác phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng năm 2024, từ ngày 12/6/2024 đến ngày 14/6/2024 Đoàn kiểm tra do ông Nguyễn Duy Tuấn, Phó Giám đốc Sở Tư pháp, Phó Chủ tịch Hội đồng làm Trưởng Đoàn đã tiến hành kiểm tra việc thực hiện trợ giúp pháp lý tại Viện kiểm sát nhân dân huyện Đông Hải và Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Huyện Hồng Dân.
Niềm vui lớn nhất của một Trợ giúp viên pháp lý (TGVPL) là đề nghị của mình được Hội đồng xét xử chấp nhận, hay nói cách kháclà vụ việc do mình bào chữa, bảo vệ thành công, bảo vệ được một cách tốt nhất cho đối tượng trợ giúp pháp lý (TGPL). Khi TGVPL tham gia một vụ án hình sự, dân sự hay hành chính đều trải qua nhiều thủ tục tố tụng phức tạp. Mục đích cuối cùng là có đủ căn cứ pháp lý để đề xuất hướng xử lý vụ án một cách tốt nhất, có lợi nhất cho đối tượng được TGPL mà mìnhthực hiện bào chữa, bảo vệ. Như vậy, vai trò của TGVPL rất lớn, có ý nghĩa hết sức quan trọng, là bà đỡ về mặt pháp lý, là chỗ dựa để đối tượng được TGPL yên tâm được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước các cơ quan, người tiến hành tố tụng TGVPL còn tham gia truyền thông về TGPL, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, để không những bị can, bị cáo hiểu được pháp luật, chấp hành tốt pháp luật mà còn nâng cao nhận thức pháp luật cho nhiều người, trong đó có những người trực tiếp tham dự phiên tòa.