26/07/2022
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
Công tác trợ giúp pháp lý tại các tỉnh có chung đường biên giới với Lào1. Về tổ chức và người thực hiện TGPL
Theo báo cáo của địa phương, tính đến cuối năm 2021, số lượng người thực hiện TGPL và tổ chức thực hiện TGPL tại 10 địa phương giáp biên giới với Lào (Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum) như sau:
+ Số lượng biên chế hiện có của 10 Trung tâm TGPL nhà nước là 206 người, trong đó có: 122 trợ giúp viên pháp lý (trong đó: 110 trợ giúp viên pháp lý hạng III, 12 trợ giúp viên pháp lý hạng II), 63 chuyên viên pháp lý (trong đó: 32 người đã qua đào tạo luật sư, 31 người chưa qua đào tạo luật sư); 10 kế toán; 11 cán bộ khác;
+ Hiện tại, 07/10 Trung tâm TGPL nhà nước có tổng số 25 chi nhánh, cụ thể là: Quảng Nam (06 Chi nhánh), Thanh Hóa (06 Chi nhánh), Điện Biên (03 Chi nhánh), Nghệ An (03 Chi nhánh), Quảng Bình (03 Chi nhánh), Quảng Trị (02 Chi nhánh), Thừa Thiên Huế (02 Chi nhánh);
+ Hiện có 08 tổ chức ký hợp đồng thực hiện TGPL với 04 Trung tâm TGPL nhà nước của tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Nam, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế với 05 tổ chức hành nghề luật sư và 03 tổ chức tư vấn pháp luật; có 01 tổ chức tư vấn pháp lý đăng ký tham gia TGPL với Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh Hà Tĩnh.
2. Các hoạt động trợ giúp pháp lý được triển khai
2.1. Hoạt động truyền thông
Các địa phương đã tập trung truyền thông bằng nhiều hình thức đa dạng, đặc biệt hướng đến các cán bộ ở cơ sở (trưởng thôn, cán bộ Hội phụ nữ, Hội nông dân, cán bộ tư pháp - hộ tịch…) giúp họ hiểu về TGPL, từ đó làm cầu nối giữa người dân và TGPL. Trong hai năm 2019-2021, các Trung tâm TGPL nhà nước tại 10 tỉnh có vùng biên giới với Lào đã tổ chức các hoạt động truyền thông về TGPL kết hợp với tư vấn pháp luật (tổ chức các Hội nghị truyền thông về TGPL tại các thôn, bản, tổ dân phố, xã…; tại các điểm truyền thông đã giới thiệu, tuyên truyền, phổ biến Luật TGPL năm 2017 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật TGPL năm 2017; biên soạn và cấp phát miễn phí nhiều tờ rơi, tờ gấp, sách bỏ túi pháp luật để phát miễn phí cho người dân; truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng…).
Nhằm truyền thông và triển khai thực hiện TGPL, đặc biệt là đưa Luật TGPL năm 2017 và các văn bản có liên quan đi vào cuộc sống, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho đối tượng thụ hưởng, công tác truyền thông về Luật TGPL và các văn bản hướng dẫn thi hành đã được Cục TGPL và các địa phương đẩy mạnh bằng nhiều hình thức, phù hợp với điều kiện thực tế. Cục TGPL đã tổ chức nhiều Hội nghị tập huấn về Luật TGPL và các văn bản hướng dẫn thi hành; nhiều phóng sự, bài viết trên các phương tiện thông tin đại chúng, góp phần nâng cao nhận thức của xã hội, của các Bộ, ngành và các địa phương về lĩnh vực TGPL, bảo đảm cho người dân, trong đó có người nghèo, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, phụ nữ, trẻ em… được tiếp cận, thụ hưởng dịch vụ TGPL miễn phí của Nhà nước. Bên cạnh đó, Cục TGPL đã xây dựng 04 tờ gấp giới thiệu về người thuộc diện TGPL, lĩnh vực, hình thức TGPL; trình tự, thủ tục TGPL; quyền và nghĩa vụ của người được TGPL; phối hợp giữa tổ chức thực hiện TGPL với các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng theo quy định của Luật TGPL 2017. Các nội dung truyền thông đa dạng về nội dung và hình thức (báo hình, báo viết, báo nói, tờ gấp…) đều được chú trọng đặc biệt tại các tỉnh có vùng biên giới Việt Nam – Lào.
2.2. Tăng cường năng lực cho người thực hiện trợ giúp pháp lý
Nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng vụ việc TGPL, cơ quan quản lý TGPL và tổ chức thực hiện TGPL đã tiến hành nhiều biện pháp. Ở Trung ương, Cục TGPL đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, hội nghị, hội thảo trao đổi, hướng dẫn, giải đáp những khó khăn, vướng mắc của địa phương nhằm tăng cường năng lực cho đội ngũ người thực hiện TGPL, đặc biệt là tổ chức các lớp tập huấn chuyên sâu (trang bị kiến thức về tâm lý, các đặc điểm của một số đối tượng đặc thù để người thực hiện TGPL có nhạy cảm khi trợ giúp cho từng đối tượng), lồng ghép việc quán triệt triển khai văn bản quy phạm pháp luật; trao đổi, hướng dẫn, giải đáp về chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng hành nghề cho người thực hiện TGPL và đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan đến TGPL; trong đó có sự tham gia của đại diện các địa phương có vùng biên giới chung với Lào.
Tại địa phương, một số Trung tâm TGPL nhà nước các tỉnh có chung biên giới Việt Nam - Lào đã tổ chức tập huấn chuyên sâu cho trợ giúp viên pháp lý, người thực hiện TGPL và các cơ quan có liên quan như cơ quan tiến hành tố tụng ở địa phương (Quảng Nam, Quảng Bình, Hà Tĩnh…).
2.3. Kết quả thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý
Thực hiện TGPL cho người Việt Nam thuộc diện được TGPL tại 10 tỉnh vùng biên giới Lào
Từ 01/01/2019 đến 31/12/2021, tổ chức thực hiện TGPL tại 10 tỉnh giáp biên giới với Lào (Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum) đã tiếp nhận 18.707 vụ việc TGPL (14.178 vụ việc TGPL đã hoàn thành, trong đó có 9.965 vụ việc TGPL tham gia tố tụng đã hoàn thành) cho tổng số 14.178 lượt người được TGPL (trong đó có người nghèo; người dân tộc thiểu số; người vừa là người nghèo vừa là người dân tộc thiểu số; người có công với cách mạng; trẻ em, người bị buộc tội đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, nhóm người có khó khăn về tài chính theo quy định của Luật TGPL).
Hoạt động trợ giúp pháp lý cho người Lào thuộc diện được trợ giúp pháp lý
Hiệp định Tương trợ tư pháp về dân sự và hình sự giữa Việt Nam – Lào năm 1998 chưa có quy định về TGPL.
Thời gian qua, Bộ Tư pháp đang chủ trì đàm phán Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự giữa Việt Nam và Lào để thay thế phần tương trợ tư pháp về dân sự trong Hiệp định năm 1998, trong đó có bổ sung nội dung về TGPL dự kiến như sau:
"Điều 4
Miễn, giảm chi phí tố tụng và trợ giúp pháp lý
1. Công dân của mỗi Bên có quyền được miễn, giảm chi phí tố tụng và được trợ giúp pháp lý miễn phí trên lãnh thổ của Bên kia theo cùng những điều kiện và mức độ như công dân của Bên kia.
2. Nếu việc miễn, giảm chi phí tố tụng hoặc trợ giúp pháp lý miễn phí được quyết định căn cứ vào mức thu nhập hoặc/và tình trạng tài sản hoặc điều kiện khác của người làm đơn, thì giấy xác nhận mức thu nhập hoặc/và tình trạng tài sản hoặc giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý của người làm đơn sẽ do cơ quan có thẩm quyền của Bên nơi người làm đơn là công dân hoặc thường trú/tạm trú cấp.
3. Công dân của một Bên xin miễn, giảm chi phí tố tụng hoặc trợ giúp pháp lý miễn phí theo quy định tại khoản 1 Điều này gửi đơn và các giấy tờ liên quan trực tiếp tới cơ quan có thẩm quyền của Bên được yêu cầu.
4. Cơ quan có thẩm quyền quyết định việc miễn, giảm chi phí tố tụngvà trợ giúp pháp lý miễn phí có thể yêu cầu người nộp đơn bổ sung thông tin và các giấy tờ nếu cần thiết."
Dự kiến Hiệp định sẽ được 2 nước ký kết trong năm 2022.
3. Thuận lợi, khó khăn
3.1. Thuận lợi
- Công tác TGPL tại các địa phương có chung đường biên giới với Lào luôn được sự quan tâm chỉ đạo của Sở Tư pháp tỉnh; sự hướng dẫn về chuyên môn của Bộ Tư pháp (Cục TGPL); sự phối hợp chặt chẽ của chính quyền địa phương, đặc biệt là sự phối hợp của Ủy ban nhân dân các xã và sự hưởng ứng nhiệt tình của nhân dân. Công tác phối hợp giữa Trung tâm TGPL nhà nước và các cơ quan có liên quan trong đó có cơ quan tiến hành tố tụng trong việc truyền thông về TGPL, giới thiệu đối tượng đến Trung tâm TGPL nhà nước được các địa phương quan tâm hơn, đặc biệt từ khi Thông tư liên tịch số 10 về phối hợp TGPL trong hoạt động tố tụng có hiệu lực pháp luật.
- Trên cơ sở Đề án đổi mới công tác TGPL giai đoạn 2015 - 2025 ban hành kèm theo Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 01/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ, Luật TGPL năm 2017 công tác TGPL trong toàn quốc nói chung, các tỉnh giáp biên giới Lào nói riêng đã tập trung nguồn lực vào nhiệm vụ chính của công tác TGPL là thực hiện vụ việc, đặc biệt là các vụ việc tham gia tố tụng, các vụ việc tham gia tố tụng ở nhiều tỉnh đã tăng lên đáng kể. Từ 01/01/2019 đến 31/12/2021, trong số 10 địa phương nói trên, địa phương có số vụ việc TGPL tham gia tố tụng cao và tăng qua các năm là: Thanh Hóa (năm 2019: 572 vụ việc, năm 2020: 622 vụ việc; năm 2021: 796 vụ việc), Điện Biên (năm 2019: 370 vụ việc, năm 2020: 547 vụ việc; năm 2021: 818 vụ việc), Thừa Thiên Huế (năm 2019: 134 vụ việc, năm 2020: 234 vụ việc; năm 2021: 363 vụ việc), Quảng Trị (năm 2019: 148 vụ việc, năm 2020: 154 vụ việc; năm 2021: 203 vụ việc)…
- Công tác truyền thông được thực hiện tại cơ sở là các thôn, bản theo Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 18/8/2016 ban hành chính sách TGPL cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo, xã nghèo, thôn bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016 - 2020 và hỗ trợ vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp điển hình, do đó, thông tin đến được với người dân có thuận lợi. Một số Trung tâm TGPL nhà nước đã chủ động trong công tác này, như Hà Tĩnh, Quảng Bình, Sơn La, Thừa Thiên Huế… Hiện nay, trong 03 Chương trình mục tiêu quốc gia: Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021 – 2025; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 cũng đã có các hoạt động yêu cầu tăng cường, nâng cao khả năng tiếp cận và thụ hưởng hoạt động TGPL.
- Đội ngũ người thực hiện TGPL, đặc biệt là trợ giúp viên pháp lý và luật sư tham gia TGPL có trình độ, năng lực chuyên môn, thường xuyên học tập, không ngừng nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu TGPL ở địa phương. Việc thụ lý và giải quyết các vụ, việc được đảm bảo về tiến độ, chất lượng, không gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đối tượng được TGPL, nhất là nhóm người nghèo, người dễ bị tổn thương.
3.2. Khó khăn
- Chưa có quy định về nội dung TGPL trong Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự giữa Việt Nam và Lào nên dẫn đến khó khăn khi phối hợp thực hiện TGPL cho công dân 02 nước.
- Xã giáp biên giới Lào nằm ở vùng sâu, vùng xa, giao thông đi lại còn khó khăn nên ảnh hưởng đến việc người dân tiếp cận với tổ chức thực hiện TGPL.
- Do địa bàn một số xã biên giới rộng, đường xá đi lại khó khăn, người dân không ổn định về nơi cư trú, nhiều đối tượng đi làm ăn xa nên phần nào ảnh hưởng đến công tác truyền thông về TGPL. Hiện tại, nhiều văn bản quy phạm pháp luật và tài liệu truyền thông (tờ gấp, tờ rơi) chưa được dịch ra tiếng Việt Nam và Lào nên ảnh hưởng đến hiệu quả truyền thông. Cuộc sống của người dân còn nhiều khó khăn, họ quan tâm nhiều hơn đến vấn đề mưu sinh nên chưa quan tâm đến việc tìm hiểu pháp luật nói chung và TGPL nói riêng.
- Nhận thức về TGPL của một bộ phận người dân thuộc diện được TGPL ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế, chưa biết đến hoạt động TGPL hoặc chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của TGPL trong bảo vệ quyền con người, quyền công dân và góp phần thực hiện an sinh xã hội, chỉ khi có tranh chấp phát sinh và được giải thích rõ ràng về những lợi ích khi được TGPL thì họ mới hiểu và đề nghị được TGPL. Một số nơi, trình độ dân trí chưa cao và chưa đồng đều, người được TGPL đa phần là người dân tộc thiểu số, gặp nhiều khó khăn trong việc giao tiếp do không nói thành thạo tiếng phổ thông nên càng e ngại khi tiếp xúc với các tổ chức thực hiện TGPL.
- Số lượng người thực hiện TGPL trong đó có trợ giúp viên pháp lý - lực lượng thực hiện TGPL chính ở một số tỉnh còn mỏng (Sơn La: 05 TGVPL. Hà Tĩnh: 06 TGVPL), người thực hiện TGPL ít biết tiếng Lào, chưa hiểu rõ về văn hóa, phong tục, quy định quy trình thực hiện TGPL.
4. Phương hướng nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác trợ giúp pháp lý cho người dân vùng biên giới Việt Nam- Lào trong thời gian tới.
Luật TGPL năm 2017 của Việt Nam đã mở rộng diện người được TGPL, dự kiến số vụ việc sẽ tăng lên nhiều đặt ra yêu cầu phải chuẩn bị kỹ lưỡng các điều kiện, nguồn lực con người và tài chính cần thiết để bảo đảm nâng cao nhận thức của người dân, cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền của cả 2 nước cũng như bảo đảm việc triển khai Luật TGPL trên thực tế được đồng bộ, thống nhất.
Để đáp ứng nhu cầu về TGPL, tránh bỏ sót yêu cầu TGPL của người dân, các tổ chức thực hiện TGPL của 2 nước phải được tăng cường cả về số lượng và chất lượng; được đầu tư thêm về trang thiết bị cần thiết cho hoạt động TGPL, người thực hiện TGPL phải nâng cao trình độ, kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp để cung cấp dịch vụ có chất lượng. Cụ thể:
- Bổ sung quy định về TGPL trong Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự giữa Việt Nam và Lào, sớm ký kết Hiệp định và tổ chức thực hiện Hiệp định khi có hiệu lực.
- Cơ quan Trung ương của 2 nước, chính quyền các tỉnh có chung đường biên giới và đặc biệt là các Trung tâm TGPL nhà nước cần đẩy mạnh truyền thông bằng hai thứ tiếng (Việt Nam và Lào) với các phương thức đa dạng, trực quan, sinh động (sử dụng hình ảnh, thiết kế câu hỏi đáp đơn giản, thiết lập tổng đài giải đáp tự động,…) để nâng cao nhận thức của người dân cả 2 nước về quyền được TGPL theo quy định của Hiệp định nói chung, pháp luật về TGPL nói riêng.
- Tăng cường năng lực cho đội ngũ người thực hiện TGPL của cả 2 nước trong việc cung cấp dịch vụ TGPL thông qua các lớp tập huấn, các hội thảo, hội nghị chia sẻ kinh nghiệm TGPL của mỗi bên và cả 2 nước. Bồi dưỡng tiếng Lào cho đội ngũ trợ giúp viên pháp lý, người thực hiện TGPL hoặc thuê người cộng tác biết tiếng Lào để triển khai thực hiện các hoạt động TGPL cho người dân khu vực biên giới Lào; sớm triển khai Chương trình phối hợp về người thực hiện trợ giúp pháp lý trực tại Tòa án…
- Tăng cường trao đổi kinh nghiệm về TGPL giữa 2 nước Việt Nam và Lào, kịp thời chia sẻ những khó khăn, vướng mắc khi có vụ việc TGPL.
Phúc An
1. Về tổ chức và người thực hiện TGPL
Theo báo cáo của địa phương, tính đến cuối năm 2021, số lượng người thực hiện TGPL và tổ chức thực hiện TGPL tại 10 địa phương giáp biên giới với Lào (Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum) như sau:
+ Số lượng biên chế hiện có của 10 Trung tâm TGPL nhà nước là 206 người, trong đó có: 122 trợ giúp viên pháp lý (trong đó: 110 trợ giúp viên pháp lý hạng III, 12 trợ giúp viên pháp lý hạng II), 63 chuyên viên pháp lý (trong đó: 32 người đã qua đào tạo luật sư, 31 người chưa qua đào tạo luật sư); 10 kế toán; 11 cán bộ khác;
+ Hiện tại, 07/10 Trung tâm TGPL nhà nước có tổng số 25 chi nhánh, cụ thể là: Quảng Nam (06 Chi nhánh), Thanh Hóa (06 Chi nhánh), Điện Biên (03 Chi nhánh), Nghệ An (03 Chi nhánh), Quảng Bình (03 Chi nhánh), Quảng Trị (02 Chi nhánh), Thừa Thiên Huế (02 Chi nhánh);
+ Hiện có 08 tổ chức ký hợp đồng thực hiện TGPL với 04 Trung tâm TGPL nhà nước của tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Nam, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế với 05 tổ chức hành nghề luật sư và 03 tổ chức tư vấn pháp luật; có 01 tổ chức tư vấn pháp lý đăng ký tham gia TGPL với Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh Hà Tĩnh.
2. Các hoạt động trợ giúp pháp lý được triển khai
2.1. Hoạt động truyền thông
Các địa phương đã tập trung truyền thông bằng nhiều hình thức đa dạng, đặc biệt hướng đến các cán bộ ở cơ sở (trưởng thôn, cán bộ Hội phụ nữ, Hội nông dân, cán bộ tư pháp - hộ tịch…) giúp họ hiểu về TGPL, từ đó làm cầu nối giữa người dân và TGPL. Trong hai năm 2019-2021, các Trung tâm TGPL nhà nước tại 10 tỉnh có vùng biên giới với Lào đã tổ chức các hoạt động truyền thông về TGPL kết hợp với tư vấn pháp luật (tổ chức các Hội nghị truyền thông về TGPL tại các thôn, bản, tổ dân phố, xã…; tại các điểm truyền thông đã giới thiệu, tuyên truyền, phổ biến Luật TGPL năm 2017 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật TGPL năm 2017; biên soạn và cấp phát miễn phí nhiều tờ rơi, tờ gấp, sách bỏ túi pháp luật để phát miễn phí cho người dân; truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng…).
Nhằm truyền thông và triển khai thực hiện TGPL, đặc biệt là đưa Luật TGPL năm 2017 và các văn bản có liên quan đi vào cuộc sống, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho đối tượng thụ hưởng, công tác truyền thông về Luật TGPL và các văn bản hướng dẫn thi hành đã được Cục TGPL và các địa phương đẩy mạnh bằng nhiều hình thức, phù hợp với điều kiện thực tế. Cục TGPL đã tổ chức nhiều Hội nghị tập huấn về Luật TGPL và các văn bản hướng dẫn thi hành; nhiều phóng sự, bài viết trên các phương tiện thông tin đại chúng, góp phần nâng cao nhận thức của xã hội, của các Bộ, ngành và các địa phương về lĩnh vực TGPL, bảo đảm cho người dân, trong đó có người nghèo, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, phụ nữ, trẻ em… được tiếp cận, thụ hưởng dịch vụ TGPL miễn phí của Nhà nước. Bên cạnh đó, Cục TGPL đã xây dựng 04 tờ gấp giới thiệu về người thuộc diện TGPL, lĩnh vực, hình thức TGPL; trình tự, thủ tục TGPL; quyền và nghĩa vụ của người được TGPL; phối hợp giữa tổ chức thực hiện TGPL với các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng theo quy định của Luật TGPL 2017. Các nội dung truyền thông đa dạng về nội dung và hình thức (báo hình, báo viết, báo nói, tờ gấp…) đều được chú trọng đặc biệt tại các tỉnh có vùng biên giới Việt Nam – Lào.
2.2. Tăng cường năng lực cho người thực hiện trợ giúp pháp lý
Nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng vụ việc TGPL, cơ quan quản lý TGPL và tổ chức thực hiện TGPL đã tiến hành nhiều biện pháp. Ở Trung ương, Cục TGPL đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, hội nghị, hội thảo trao đổi, hướng dẫn, giải đáp những khó khăn, vướng mắc của địa phương nhằm tăng cường năng lực cho đội ngũ người thực hiện TGPL, đặc biệt là tổ chức các lớp tập huấn chuyên sâu (trang bị kiến thức về tâm lý, các đặc điểm của một số đối tượng đặc thù để người thực hiện TGPL có nhạy cảm khi trợ giúp cho từng đối tượng), lồng ghép việc quán triệt triển khai văn bản quy phạm pháp luật; trao đổi, hướng dẫn, giải đáp về chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng hành nghề cho người thực hiện TGPL và đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan đến TGPL; trong đó có sự tham gia của đại diện các địa phương có vùng biên giới chung với Lào.
Tại địa phương, một số Trung tâm TGPL nhà nước các tỉnh có chung biên giới Việt Nam - Lào đã tổ chức tập huấn chuyên sâu cho trợ giúp viên pháp lý, người thực hiện TGPL và các cơ quan có liên quan như cơ quan tiến hành tố tụng ở địa phương (Quảng Nam, Quảng Bình, Hà Tĩnh…).
2.3. Kết quả thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý
Thực hiện TGPL cho người Việt Nam thuộc diện được TGPL tại 10 tỉnh vùng biên giới Lào
Từ 01/01/2019 đến 31/12/2021, tổ chức thực hiện TGPL tại 10 tỉnh giáp biên giới với Lào (Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum) đã tiếp nhận 18.707 vụ việc TGPL (14.178 vụ việc TGPL đã hoàn thành, trong đó có 9.965 vụ việc TGPL tham gia tố tụng đã hoàn thành) cho tổng số 14.178 lượt người được TGPL (trong đó có người nghèo; người dân tộc thiểu số; người vừa là người nghèo vừa là người dân tộc thiểu số; người có công với cách mạng; trẻ em, người bị buộc tội đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, nhóm người có khó khăn về tài chính theo quy định của Luật TGPL).
Hoạt động trợ giúp pháp lý cho người Lào thuộc diện được trợ giúp pháp lý
Hiệp định Tương trợ tư pháp về dân sự và hình sự giữa Việt Nam – Lào năm 1998 chưa có quy định về TGPL.
Thời gian qua, Bộ Tư pháp đang chủ trì đàm phán Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự giữa Việt Nam và Lào để thay thế phần tương trợ tư pháp về dân sự trong Hiệp định năm 1998, trong đó có bổ sung nội dung về TGPL dự kiến như sau:
"Điều 4
Miễn, giảm chi phí tố tụng và trợ giúp pháp lý
1. Công dân của mỗi Bên có quyền được miễn, giảm chi phí tố tụng và được trợ giúp pháp lý miễn phí trên lãnh thổ của Bên kia theo cùng những điều kiện và mức độ như công dân của Bên kia.
2. Nếu việc miễn, giảm chi phí tố tụng hoặc trợ giúp pháp lý miễn phí được quyết định căn cứ vào mức thu nhập hoặc/và tình trạng tài sản hoặc điều kiện khác của người làm đơn, thì giấy xác nhận mức thu nhập hoặc/và tình trạng tài sản hoặc giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý của người làm đơn sẽ do cơ quan có thẩm quyền của Bên nơi người làm đơn là công dân hoặc thường trú/tạm trú cấp.
3. Công dân của một Bên xin miễn, giảm chi phí tố tụng hoặc trợ giúp pháp lý miễn phí theo quy định tại khoản 1 Điều này gửi đơn và các giấy tờ liên quan trực tiếp tới cơ quan có thẩm quyền của Bên được yêu cầu.
4. Cơ quan có thẩm quyền quyết định việc miễn, giảm chi phí tố tụngvà trợ giúp pháp lý miễn phí có thể yêu cầu người nộp đơn bổ sung thông tin và các giấy tờ nếu cần thiết."
Dự kiến Hiệp định sẽ được 2 nước ký kết trong năm 2022.
3. Thuận lợi, khó khăn
3.1. Thuận lợi
- Công tác TGPL tại các địa phương có chung đường biên giới với Lào luôn được sự quan tâm chỉ đạo của Sở Tư pháp tỉnh; sự hướng dẫn về chuyên môn của Bộ Tư pháp (Cục TGPL); sự phối hợp chặt chẽ của chính quyền địa phương, đặc biệt là sự phối hợp của Ủy ban nhân dân các xã và sự hưởng ứng nhiệt tình của nhân dân. Công tác phối hợp giữa Trung tâm TGPL nhà nước và các cơ quan có liên quan trong đó có cơ quan tiến hành tố tụng trong việc truyền thông về TGPL, giới thiệu đối tượng đến Trung tâm TGPL nhà nước được các địa phương quan tâm hơn, đặc biệt từ khi Thông tư liên tịch số 10 về phối hợp TGPL trong hoạt động tố tụng có hiệu lực pháp luật.
- Trên cơ sở Đề án đổi mới công tác TGPL giai đoạn 2015 - 2025 ban hành kèm theo Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 01/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ, Luật TGPL năm 2017 công tác TGPL trong toàn quốc nói chung, các tỉnh giáp biên giới Lào nói riêng đã tập trung nguồn lực vào nhiệm vụ chính của công tác TGPL là thực hiện vụ việc, đặc biệt là các vụ việc tham gia tố tụng, các vụ việc tham gia tố tụng ở nhiều tỉnh đã tăng lên đáng kể. Từ 01/01/2019 đến 31/12/2021, trong số 10 địa phương nói trên, địa phương có số vụ việc TGPL tham gia tố tụng cao và tăng qua các năm là: Thanh Hóa (năm 2019: 572 vụ việc, năm 2020: 622 vụ việc; năm 2021: 796 vụ việc), Điện Biên (năm 2019: 370 vụ việc, năm 2020: 547 vụ việc; năm 2021: 818 vụ việc), Thừa Thiên Huế (năm 2019: 134 vụ việc, năm 2020: 234 vụ việc; năm 2021: 363 vụ việc), Quảng Trị (năm 2019: 148 vụ việc, năm 2020: 154 vụ việc; năm 2021: 203 vụ việc)…
- Công tác truyền thông được thực hiện tại cơ sở là các thôn, bản theo Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 18/8/2016 ban hành chính sách TGPL cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo, xã nghèo, thôn bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016 - 2020 và hỗ trợ vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp điển hình, do đó, thông tin đến được với người dân có thuận lợi. Một số Trung tâm TGPL nhà nước đã chủ động trong công tác này, như Hà Tĩnh, Quảng Bình, Sơn La, Thừa Thiên Huế… Hiện nay, trong 03 Chương trình mục tiêu quốc gia: Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021 – 2025; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 cũng đã có các hoạt động yêu cầu tăng cường, nâng cao khả năng tiếp cận và thụ hưởng hoạt động TGPL.
- Đội ngũ người thực hiện TGPL, đặc biệt là trợ giúp viên pháp lý và luật sư tham gia TGPL có trình độ, năng lực chuyên môn, thường xuyên học tập, không ngừng nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu TGPL ở địa phương. Việc thụ lý và giải quyết các vụ, việc được đảm bảo về tiến độ, chất lượng, không gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đối tượng được TGPL, nhất là nhóm người nghèo, người dễ bị tổn thương.
3.2. Khó khăn
- Chưa có quy định về nội dung TGPL trong Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự giữa Việt Nam và Lào nên dẫn đến khó khăn khi phối hợp thực hiện TGPL cho công dân 02 nước.
- Xã giáp biên giới Lào nằm ở vùng sâu, vùng xa, giao thông đi lại còn khó khăn nên ảnh hưởng đến việc người dân tiếp cận với tổ chức thực hiện TGPL.
- Do địa bàn một số xã biên giới rộng, đường xá đi lại khó khăn, người dân không ổn định về nơi cư trú, nhiều đối tượng đi làm ăn xa nên phần nào ảnh hưởng đến công tác truyền thông về TGPL. Hiện tại, nhiều văn bản quy phạm pháp luật và tài liệu truyền thông (tờ gấp, tờ rơi) chưa được dịch ra tiếng Việt Nam và Lào nên ảnh hưởng đến hiệu quả truyền thông. Cuộc sống của người dân còn nhiều khó khăn, họ quan tâm nhiều hơn đến vấn đề mưu sinh nên chưa quan tâm đến việc tìm hiểu pháp luật nói chung và TGPL nói riêng.
- Nhận thức về TGPL của một bộ phận người dân thuộc diện được TGPL ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế, chưa biết đến hoạt động TGPL hoặc chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của TGPL trong bảo vệ quyền con người, quyền công dân và góp phần thực hiện an sinh xã hội, chỉ khi có tranh chấp phát sinh và được giải thích rõ ràng về những lợi ích khi được TGPL thì họ mới hiểu và đề nghị được TGPL. Một số nơi, trình độ dân trí chưa cao và chưa đồng đều, người được TGPL đa phần là người dân tộc thiểu số, gặp nhiều khó khăn trong việc giao tiếp do không nói thành thạo tiếng phổ thông nên càng e ngại khi tiếp xúc với các tổ chức thực hiện TGPL.
- Số lượng người thực hiện TGPL trong đó có trợ giúp viên pháp lý - lực lượng thực hiện TGPL chính ở một số tỉnh còn mỏng (Sơn La: 05 TGVPL. Hà Tĩnh: 06 TGVPL), người thực hiện TGPL ít biết tiếng Lào, chưa hiểu rõ về văn hóa, phong tục, quy định quy trình thực hiện TGPL.
4. Phương hướng nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác trợ giúp pháp lý cho người dân vùng biên giới Việt Nam- Lào trong thời gian tới.
Luật TGPL năm 2017 của Việt Nam đã mở rộng diện người được TGPL, dự kiến số vụ việc sẽ tăng lên nhiều đặt ra yêu cầu phải chuẩn bị kỹ lưỡng các điều kiện, nguồn lực con người và tài chính cần thiết để bảo đảm nâng cao nhận thức của người dân, cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền của cả 2 nước cũng như bảo đảm việc triển khai Luật TGPL trên thực tế được đồng bộ, thống nhất.
Để đáp ứng nhu cầu về TGPL, tránh bỏ sót yêu cầu TGPL của người dân, các tổ chức thực hiện TGPL của 2 nước phải được tăng cường cả về số lượng và chất lượng; được đầu tư thêm về trang thiết bị cần thiết cho hoạt động TGPL, người thực hiện TGPL phải nâng cao trình độ, kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp để cung cấp dịch vụ có chất lượng. Cụ thể:
- Bổ sung quy định về TGPL trong Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự giữa Việt Nam và Lào, sớm ký kết Hiệp định và tổ chức thực hiện Hiệp định khi có hiệu lực.
- Cơ quan Trung ương của 2 nước, chính quyền các tỉnh có chung đường biên giới và đặc biệt là các Trung tâm TGPL nhà nước cần đẩy mạnh truyền thông bằng hai thứ tiếng (Việt Nam và Lào) với các phương thức đa dạng, trực quan, sinh động (sử dụng hình ảnh, thiết kế câu hỏi đáp đơn giản, thiết lập tổng đài giải đáp tự động,…) để nâng cao nhận thức của người dân cả 2 nước về quyền được TGPL theo quy định của Hiệp định nói chung, pháp luật về TGPL nói riêng.
- Tăng cường năng lực cho đội ngũ người thực hiện TGPL của cả 2 nước trong việc cung cấp dịch vụ TGPL thông qua các lớp tập huấn, các hội thảo, hội nghị chia sẻ kinh nghiệm TGPL của mỗi bên và cả 2 nước. Bồi dưỡng tiếng Lào cho đội ngũ trợ giúp viên pháp lý, người thực hiện TGPL hoặc thuê người cộng tác biết tiếng Lào để triển khai thực hiện các hoạt động TGPL cho người dân khu vực biên giới Lào; sớm triển khai Chương trình phối hợp về người thực hiện trợ giúp pháp lý trực tại Tòa án…
- Tăng cường trao đổi kinh nghiệm về TGPL giữa 2 nước Việt Nam và Lào, kịp thời chia sẻ những khó khăn, vướng mắc khi có vụ việc TGPL.
Phúc An