Triển khai nội dung được giao tại khoản 5 Điều 33 Luật Phòng, chống ma túy, ngày 24/3/2022, Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XV ban hành Pháp lệnh số 01/2022/UBTVQH15 ngày 24/3/2022 quy định trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Phòng, chống mua bán người từ lâu được coi là nhiệm vụ cấp bách, thường xuyên và lâu dài. Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt đối với công tác đấu tranh phòng, chống mua bán người tại Việt Nam, trong đó có việc tham gia các điều ước quốc tế và nội luật hóa, hoàn thiện pháp luật trong nước, tăng cường thực thi các cam kết quốc tế và theo dõi thi hành pháp luật quốc gia về phòng, chống nạn mua bán người.
Luật Tố tụng hành chính (TTHC) đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 25/11/2015. Chế định trợ giúp pháp lý (TGPL) đã được ghi nhận và được bảo đảm tại Khoản 3 Điều 19 Luật TTHC, ghi nhận chức danh trợ giúp viên pháp lý là một trong những người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (Điều 61 Luật TTHC)
Tội phạm mua bán người trên thế giới diễn biến phức tạp với lợi nhuận khổng lồ, cao thứ 3 chỉ sau buôn ma túy và vũ khí. Khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, nhất là các nước tiểu vùng sông Mê Kong được coi là điểm nóng của tình trạng mua bán người và di cư bất hợp pháp. Tội phạm mua bán người ngày càng phức tạp, nghiêm trọng và có xu hướng gia tăng. Với tính chất thủ đoạn ngày càng tinh vi khi tận dụng không gian mạng. Buôn bán người xảy ra cả trong nội địa và xuyên biên giới.
Trợ giúp viên pháp lý là viên chức nhà nước, làm việc tại Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và Chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bổ nhiệm và cấp thẻ Trợ giúp viên pháp lý theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp.
Từ ngày 01/7/2023, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình có hiệu lực thi hành, trong đó có những quy định về trợ giúp pháp lý cho người bị bạo lực gia đình thuộc diện được trợ giúp pháp lý như quyền được trợ giúp pháp lý của người bị bạo lực gia đình tại điểm d khoản 1 Điều 9; trợ giúp pháp lý là một trong những biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình được quy định tại điểm e khoản 1 Điều 22 và khoản 1 Điều 30; Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý được xác định là một trong những cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình quy định tại điểm d khoản 2 Điều 35 và khoản 2 Điều 38…
Ngày 28/12/2016, Bộ Tư pháp và Liên đoàn Luật sư Việt Nam ký Quy chế phối hợp số 4617/QCPH/BTP-LĐLSVN về hoạt động TGPL của luật sư. Việc ký kết Quy chế nhằm mục đích tăng cường phối hợp giữa Bộ Tư pháp và Liên đoàn luật sư Việt Nam trong việc quản lý luật sư thực hiện TGPL theo quy định của pháp luật TGPL và pháp luật luật sư nhằm cung cấp dịch vụ TGPL kịp thời, bảo đảm chất lượng cho người được TGPL. Sau 5 năm thực hiện, với sự chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời của hai cơ quan, các Sở Tư pháp, Trung tâm TGPL, Đoàn Luật sư các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã triển khai toàn diện các nội dung phối hợp của Quy chế, đến nay, có nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Do chế độ chính trị, điều kiện kinh tế, xã hội khác nhau các nước trên thế giới quy định về vấn đề thu phí của người được trợ giúp pháp lý khác nhau. Trong phạm vi nghiên cứu tài liệu trợ giúp pháp lý một số nước có hai nhóm: Nhóm miễn phí hoàn toàn cho người được hưởng dich vụ trợ giúp pháp lý và nhóm miễn phí cho một số nhóm đối tượng, đồng thời thu phí của một số nhóm đối tượng.
Đại diện ngoài tố tụng là một trong các hình thức trợ giúp pháp lý được quy định tại Luật Trợ giúp pháp lý. Theo đó, Điều 33 Luật Trợ giúp pháp lý quy định Trợ giúp viên pháp lý, luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý đại diện ngoài tố tụng cho người được trợ giúp pháp lý trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Như vậy, chỉ có Trợ giúp viên pháp lý, luật sư được thực hiện trợ giúp pháp lý bằng hình thức này.