Bài viết tìm hiểu về quy định quyền được trợ giúp pháp lý của người nhiễm HIV, kết quả cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV thời gian qua và đề xuất giải pháp bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV thời gian tới.
Năm 2024, kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7) là ngày lễ kỷ niệm quan trọng, có ý nghĩa chính trị và nhân văn sâu sắc, là dịp để toàn Đảng, toàn quân, toàn dân cùng kính cẩn tưởng nhớ các bậc cách mạng tiền bối, các anh hùng liệt sĩ, những người con ưu tú của quê hương đã anh dũng hi sinh trong các cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại “Vì sự nghiệp độc lập cho dân tộc và tự do cho mỗi con người ”.
Từ 01/6 – 30/6/2024 được phát động là Tháng hành động vì trẻ em năm 2024 với chủ đề “Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em”. Nhân Tháng hành động vì trẻ em, bài viết xin giới thiệu đến Quý độc giả chính sách trợ giúp pháp lý cho trẻ em, đây là một trong những chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong việc bảo vệ quyền của trẻ em, kết quả của hoạt động này và một số đề xuất giải pháp.
Trong pháp luật trợ giúp pháp lý, các quy định về người thuộc diện được trợ giúp pháp lý luôn được quan tâm và trở thành một chế định quan trọng. Qua các thời kỳ, chế định người được trợ giúp pháp lý luôn được nghiên cứu, hoàn thiện để ngày càng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội từng giai đoạn của đất nước và đáp ứng được nhu cầu trợ giúp pháp lý của người nghèo, người yếu thế, người dễ tổn thương trong xã hội. Bài viết nghiên cứu về lược sử chế định người được trợ giúp pháp lý qua các thời kỳ và từ đó, đưa ra một số đề xuất hoàn thiện chế định này trong giai đoạn hiện nay.
Mua bán người được Liên Hợp quốc xác định là một trong bốn loại tội phạm nguy hiểm nhất, được đưa vào “Chương trình phòng, chống tội phạm toàn cầu” và ngày 30/7 hàng năm được chọn là “Ngày thế giới phòng, chống mua bán người”. Tội phạm về mua bán người được các quốc gia trên thế giới lên án và tích cực hợp tác quốc tế trong phòng ngừa, đấu tranh cũng như hỗ trợ những nạn nhân bị mua bán.
Luật Tố tụng hành chính (TTHC) đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 25/11/2015. Chế định trợ giúp pháp lý (TGPL) đã được ghi nhận và được bảo đảm tại Khoản 3 Điều 19 Luật TTHC, ghi nhận chức danh trợ giúp viên pháp lý là một trong những người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (Điều 61 Luật TTHC)
Công ước của Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em năm 1989 quy định trẻ em là người dưới 18 tuổi, trừ khi pháp luật áp dụng quy định tuổi thành niên sớm hơn. Ở Việt Nam, quy định trẻ em là người dưới 16 tuổi (Điều 1 Luật Trẻ em). Có thể nói rằng, các quy định pháp luật về quyền của trẻ em ngày càng được hoàn thiện, việc nội luật hóa các nội dung của Công ước trong các văn bản pháp luật trong nước đã được thực hiện ở mức độ cao. Một trong những quyền của trẻ em là quyền được trợ giúp pháp lý miễn phí.
Tại Israel, hoạt động trợ giúp pháp lý do Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng nguồn ngân sách nhà nước và được chia theo lĩnh vực hình sự và dân sự. Trong lĩnh vực hình sự, Bộ Tư pháp thành lập và quản lý Văn phòng Luật sư công cấp quốc gia và 6 Văn phòng Luật sư công khu vực để thực hiện trợ giúp pháp lý. Văn phòng Luật sư công cấp quốc gia và các Văn phòng Luật sư công khu vực được thực hiện theo quy định của Luật Luật sư công năm 1995. Các Văn phòng Luật sư công này đều được tổ chức thành các Ban chuyên trách những nhiệm vụ cụ thể (như Ban vị thành niên, Ban tạm giam, Ban tranh tụng, Ban kết án oan sai, Ban trại giam và tù nhân, Ban lập pháp, Ban luật dân sự, Ban chỉ định luật sư...).