Trong pháp luật trợ giúp pháp lý, các quy định về người thuộc diện được trợ giúp pháp lý luôn được quan tâm và trở thành một chế định quan trọng. Qua các thời kỳ, chế định người được trợ giúp pháp lý luôn được nghiên cứu, hoàn thiện để ngày càng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội từng giai đoạn của đất nước và đáp ứng được nhu cầu trợ giúp pháp lý của người nghèo, người yếu thế, người dễ tổn thương trong xã hội. Bài viết nghiên cứu về lược sử chế định người được trợ giúp pháp lý qua các thời kỳ và từ đó, đưa ra một số đề xuất hoàn thiện chế định này trong giai đoạn hiện nay.
Một số kết quả nổi bật trong công tác quản lý nhà nước và tổ chức thi hành pháp luật về trợ giúp pháp lý sau 6 năm triển khai Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017
Trợ giúp pháp lý mang giá trị cốt lõi về bảo vệ quyền con người, của Nhà nước pháp quyền đồng thời là công cụ để Nhà nước thực hiện các cam kết quốc tế tại Việt Nam. Với những kết quả đạt được của công tác trợ giúp pháp lý thời gian qua nói chung và trong năm 2024 nói riêng đã tiếp tục khẳng định vai trò của trợ giúp pháp lý trong bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người nghèo, người có công với cách mạng và đối tượng yếu thế, dễ tổn thương trong xã hội, thể hiện rõ nét chức năng xã hội của Nhà nước trong việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật; góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và thực hiện chính sách an sinh xã hội, phát triển sinh kế, giảm nghèo bền vững… Sau đây xin điểm lại một số kết quả nổi bật của công tác trợ giúp pháp lý trong năm 2024 trên toàn quốc như sau:
Ngày 10/12 hằng năm được Liên hợp quốc chọn là Ngày Nhân quyền thế giới. Trong nhiều năm qua, công tác trợ giúp pháp lý đã và đang nỗ lực không ngừng để bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, góp phần xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
“Phát huy vai trò trợ giúp pháp lý trong thực hiện các chính sách an sinh xã hội” – Đây là yêu cầu của Đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp (theo Thông báo số 108-TB/TPTW ngày 18/11/2024 của Văn phòng Trung ương Đảng).
Năm 2024, có số lượng vụ việc trợ giúp pháp lý trong tố tụng cho người nghèo, người yếu thế, người chính sách đạt mốc cao nhất từ trước đến nay. Cụ thể, số vụ việc tham gia tố tụng hoàn thành trong năm 2024 là 30.538 vụ việc (tăng 19% so với cùng kỳ năm 2023)
Ngày 29/6/2018, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ký ban hành Thông tư liên tịch số 10/2018/TTTT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC quy định về phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý (TGPL). Việc ban hành Thông tư liên tịch số 10 tạo cơ sở pháp lý cho việc đổi mới công tác phối hợp TGPL trong hoạt động tố tụng, quy định rõ hơn trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, tổ chức và người thực hiện TGPL; số lượng và chất lượng những vụ, việc tham gia tố tụng trong toàn quốc đã có những bước tiến đáng kể, người bị buộc tội, đương sự, bị hại được tiếp cận sớm với TGPL. Trong quá trình thực hiện vụ việc từ giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử, về cơ bản người thực hiện TGPL được các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng tạo điều kiện để bảo đảm việc bào chữa/bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp cho người được TGPL. Vì vậy, số lượng vụ việc do các cơ quan tiến hành tố tụng giới thiệu, thông báo, thông tin đến các tổ chức thực hiện TGPL chiếm tỷ lệ cao trong số các vụ việc tham gia tố tụng do các tổ chức thực hiện TGPL thực hiện.
Trợ giúp pháp lý tích cực hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024 góp phần nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật, tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật của người dân. Tháng 11 là tháng cao điểm hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024. Chủ đề Ngày Pháp luật Việt Nam của Bộ Tư pháp năm 2024 là tiếp tục đổi mới, nâng cao công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật; hỗ trợ, đồng hành, tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân, doanh nghiệp; nâng cao kỷ cương, trách nhiệm, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực của ngành Tư pháp nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Năm 2024, kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7) là ngày lễ kỷ niệm quan trọng, có ý nghĩa chính trị và nhân văn sâu sắc, là dịp để toàn Đảng, toàn quân, toàn dân cùng kính cẩn tưởng nhớ các bậc cách mạng tiền bối, các anh hùng liệt sĩ, những người con ưu tú của quê hương đã anh dũng hi sinh trong các cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại “Vì sự nghiệp độc lập cho dân tộc và tự do cho mỗi con người ”.