Trong kỳ trước, bài viết về tiếp tục hoàn thiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý đã giới thiệu đến quý độc giả nhóm thủ tục hành chính về trợ giúp pháp lý liên quan đến người được trợ giúp pháp lý, bao gồm 04 thủ tục sau: Yêu cầu trợ giúp pháp lý, rút yêu cầu trợ giúp pháp lý, thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý được công bố tại Quyết định số 228/QĐ-BTP ngày 27/02/2023 và thủ tục giải quyết khiếu nại về trợ giúp pháp lý được công bố tại Quyết định số 2434/QĐ-BTP ngày 26/9/2018.
Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính để giải quyết tốt công việc giữa các cơ quan hành chính nhà nước với tổ chức, người dân, được coi là một nội dung của cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính phản ánh rõ nhất mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân. Cải cách thủ tục hành chính cần tiền đề là cải cách thể chế, sự song hành của cải cách công vụ và sự thúc đẩy của hiện đại hóa nền hành chính.
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 4 ngày 14/11/2022 và có hiệu lực thi hành từ 1/7/2023. Luật này gồm 6 chương, 56 điều, tăng 10 điều so với Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007, trong đó có một số điểm mới và nội dung về trợ giúp pháp lý. Bài viết xin giới thiệu như sau:
Cho đến nay, các bộ, ngành đã hoàn thành và trình Chính phủ thông qua kết quả pháp điển Kết quả pháp điển đã được Chính phủ thông qua được đăng tại Mục Bộ pháp điển trên Cổng thông tin điện tử pháp điển (phapdien.moj.gov.vn). Trong phạm vi bài viết này xin được giới thiệu về cấu trúc của Bộ pháp điển và cách thức khai thác, sử dụng đề mục trợ giúp pháp lý tại Chủ đề số 4 Đề mục số 5 trong Bộ pháp điển:
Thực hiện sự chỉ đạo của các cơ quan quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý năm 2022, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tích cực, chủ động triển khai các mặt hoạt động và đạt được một số kết quả quan trọng, góp phần làm nên thành công của hoạt động trợ giúp pháp lý trong toàn quốc.
Như chúng ta đã biết, sau 05 năm triển khai Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017, các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước đã tập trung nguồn lực vào thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý, đặc biệt là vụ việc tham gia tố tụng. Số lượng vụ việc tham gia tố tụng ngày càng tăng, chất lượng trợ giúp pháp lý ngày càng cao. Nhiều vụ việc mà quan điểm bào chữa, bảo vệ cho người được trợ giúp pháp lý của người thực hiện trợ giúp pháp lý được các cơ quan tiến hành tố tụng chấp nhận, được tuyên mức án nhẹ hơn hoặc chuyển tội danh, thay đổi khung hình phạt thấp hơn so với mức đề nghị của Viện Kiểm sát, thậm chí được vô tội đã góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, bảo đảm nguyên tắc, nâng cao chất lượng tranh tụng trong xét xử và phòng, chống oan sai cũng như bỏ lọt tội phạm.
Ngay từ khi ra đời, Đảng ta luôn xác định chính sách dân tộc có vị trí chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, điều đó đã được khẳng định trong các văn kiện, cương lĩnh của Đảng. Chính sách dân tộc là một trong những nguyên tắc Hiến định, quy định tại Hiến pháp năm 2013. Những năm qua, cùng với việc nhất quán thực hiện bình đẳng, đại đoàn kết dân tộc Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách quan trọng nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng dân tộc Việt Nam và đặc biệt là người dân tộc thiểu số. Bên cạnh các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, trợ giúp pháp lý được xác định là chính sách ưu đãi giành cho đồng bào dân tộc thiểu số cư trú tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Nhằm đảm bảo quyền lợi cho người cao tuổi một cách tổng thể, toàn diện, ngày 21/12/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2156/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi giai đoạn 2021 – 2030 trong đó có quy định về chính sách trợ giúp pháp lý đối với người cao tuổi theo từng giai đoạn