Trợ giúp pháp lý là một trong những chính sách nhân văn của Đảng và Nhà nước ta. Bên cạnh việc quy định trách nhiệm của Nhà nước đối với hoạt động trợ giúp pháp lý, Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 có chính sách thu hút các nguồn lực thực hiện trợ giúp pháp lý
Ngày 25/5/2021 Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 02/2021/TT-BTP hướng dẫn cách tính thời gian theo buổi làm việc thực tế và khoán chi vụ việc trợ giúp pháp lý (sau đây gọi là Thông tư số 02/2021/TT-BTP). Bài viết xin trao đổi về một số khó khăn, vướng mắc khi triển khai văn bản này.
Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 hay còn gọi là Công ước ICCPR là một trong những điều ước quốc tế quan trọng nhất về quyền con người, với sự tham gia động đảo của 173 quốc gia thành viên. Việt Nam trở thành thành viên Liên hợp quốc vào năm 1977 và gia nhập Công ước ICCPR vào năm 1982.
Trong xã hội hiện đại, công tác truyền thông ngày càng thể hiện vai trò quan trọng, đóng góp to lớn vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm sự phát triển bền vững của xã hội. Trong bối cảnh hiện nay, bám sát tiến trình đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, công tác truyền thông luôn được Bộ, ngành tư pháp quan tâm, tổ chức thực hiện, trong đó có truyền thông về trợ giúp pháp lý.
Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý, không thu tiền hoặc bất kỳ lợi ích vật chất nào từ người được trợ giúp pháp lý (TGPL). TGPL có mục đích hướng dẫn người dân giải đáp những vướng mắc pháp luật, hướng dẫn cách giải quyết tình huống cụ thể mà người dân đang chưa biết cách giải quyết; tham gia trong các vụ việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người dân; đại diện cho người dân thực hiện các công việc trước các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; góp phần tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ TGPL của người dân.
Vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng thành công và xác định vụ việc tham gia tố tụng thành công là những vấn đề pháp lý mới, do đó bài viết đưa ra một số nội dung về vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng thành công và việc xác định vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng thành công để cùng tìm hiểu, nghiên cứu.
COVID-19 với ca bệnh đầu tiên xuất hiện vào đầu năm 2020, cùng với đó là những ảnh hưởng nặng nề đối với xã hội – kinh tế, đặc biệt trong các năm 2020, 2021. Đối với lĩnh vực trợ giúp pháp lý, COVID-19 đã làm gián đoạn khả năng đáp ứng nhu cầu trợ giúp pháp lý của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý cho những người cần giúp đỡ trước và trong đại dịch. Với tác động to lớn của nó đối với gia đình, sức khỏe, việc làm và trường học của mọi người, đại dịch COVID-19 cũng tạo ra một loạt các nhu cầu pháp lý hoàn toàn mới.
I. Khái quát thị trường dịch vụ pháp lý
Để chuẩn bị cho việc nghiên cứu xây dựng văn bản phối hợp về người thực hiện trợ giúp pháp lý trực kết nối với cơ quan công an, cơ sở giam giữ Cục Trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp đã có những hoạt động nghiên cứu về sự cần thiết, khảo sát thực tế, phối hợp với các chuyên gia nghiên cứu kinh nghiệm một số nước cũng như các văn bản quốc tế về vấn đề này. Bài viết xin giới thiệu kết quả nghiên cứu về kinh nghiệm quốc tế như sau:
Mặc dù công tác trợ giúp pháp lý được triển khai từ năm 1997 đến nay nhưng vẫn còn nhiều cơ quan, tổ chức và người dân, nhất là người được hưởng chính sách trợ giúp pháp lý chưa biết đến hoạt động này và quyền được tiếp cận dịch vụ trợ giúp pháp lý miễn phí của Nhà nước. Theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp được giao nhiệm vụ tổ chức công tác truyền thông về trợ giúp pháp lý và một trong các nhiệm vụ của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước là truyền thông về trợ giúp pháp lý.