Luật người cao tuổi lấy ngày 06 tháng 6 hằng năm là Ngày người cao tuổi Việt Nam. Để kỷ niệm ngày Người cao tuổi Việt Nam năm 2022, bài viết này điểm lại thực trạng trợ giúp pháp lý cho người cao tuổi trong 10 năm qua và giải pháp nâng cao hiệu quả trợ giúp pháp lý cho người cao tuổi trong thời gian tới.
Bình đẳng trước pháp luật là những nguyên lý của pháp luật được thể hiện qua các quy định cụ thể, thiết lập về quyền được đối xử một cách công bằng giữa mọi công dân trước pháp luật. Theo đó, mọi công dân, nam, nữ thuộc các dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau trong một quốc gia đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.
Các văn kiện quốc tế thừa nhận rằng khi các quyền cơ bản về tự do và tính mạng của một người bị đe dọa thì người đó có quyền được hỗ trợ pháp lý, một trong những quyền đó là quyền được tiếp cận với luật sư và được hỗ trợ/đại diện trong toàn bộ quá trình tố tụng tư pháp là điều cần thiết.
Ngược dòng thời gian gần 25 năm về trước, tại kỳ họp lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VIII ngày 18/6/1997, lần đầu tiên trong Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã chỉ đạo triển khai công tác TGPL theo hướng: “tổ chức hình thức tư vấn pháp luật cho các cơ quan tổ chức và nhân dân, tạo điều kiện cho người nghèo được hưởng dịch vụ tư vấn pháp luật miễn phí”. Đây là cơ sở chính trị - pháp lý quan trọng, tiếp tục khẳng định quyết tâm của Đảng trong việc bảo đảm quyền được tiếp cận pháp luật của người nghèo. Do đó, nhằm cụ thể hoá chủ trương này, ngày 06/9/1997, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 734/TTg về việc thành lập Tổ chức trợ giúp pháp lý (TGPL) cho người nghèo và đối tượng chính sách.
Hệ thống thực hiện bào chữa hình sự với sự tham gia của các luật sư bào chữa miễn phí được thành lập tại Trung Quốc vào những năm 50 của thế kỷ 20. Năm 1994, Chính phủ Trung Quốc đã chỉ đạo việc nghiên cứu và thành lập hệ thống trợ giúp pháp lý (TGPL) đặc trưng của Trung Quốc. Sau đó, những nỗ lực thiết lập các cơ quan TGPL trên cả nước nhằm mục đích thực hiện TGPL miễn phí cho người nghèo đã được bắt đầu vào năm 1996.
Những Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước đầu tiên được thành lập từ năm 1997. Sau gần 25 năm thành lập và hoạt động các Trung tâm TGPL đã khẳng định được vị trí, vai trò trong việc cung cấp dịch vụ thiết yếu, giúp người yếu thế dân tiếp cận pháp luật, tiếp cận công lý.
Ngày 06/9/1997, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 734/TTg về việc thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý (TGPL) cho người nghèo và đối tượng chính sách. Hiện tại, trên toàn quốc có 63 Trung tâm TGPL của Nhà nước tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, 40 tổ chức ký hợp đồng với Sở Tư pháp (31 tổ chức hành nghề luật sư, 09 tổ chức tư vấn pháp luật), 193 tổ chức đăng ký tham gia TGPL (160 tổ chức hành nghề luật sư, 33 tổ chức tư vấn pháp luật). Theo số liệu thống kê của các địa phương đến hết 31/12/2021, toàn quốc có 669 Trợ giúp viên pháp lý, 667 luật sư và 48 cộng tác viên TGPL ký hợp đồng thực hiện TGPL với Trung tâm TGPL nhà nước (được Nhà nước trả tiền bồi dưỡng thực hiện vụ việc TGPL).
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, đến cuối năm 2018, cả nước có 11.313.200 người cao tuổi, chiếm khoảng 11,95% dân số.
Phần 2. Thực hiện hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý