Ailen là một nước có quy mô dân số nhỏ nhưng có hệ thống trợ giúp pháp lý khá phát triển, có hệ thống trợ giúp pháp lý dân sự và trợ giúp pháp lý trong lĩnh vực hình sự riêng. Trong quá trình phát triển hệ thống Ailen luôn nỗ lực ứng dụng những công nghệ mới giúp việc thực hiện trợ giúp pháp lý cũng như vận hành, quản lý hệ thống nhanh chóng, hiệu quả, tiết kiệm nguồn lực và thời gian.
Trợ giúp viên pháp lý là chức danh nghề nghiệp đặc thù có kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm để tham gia bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người thuộc diện được TGPL, có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm quyền con người trong hoạt động tố tụng, góp phần thực hiện mục tiêu cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 ra đời đánh dấu mốc quan trọng trong thể chế về trợ giúp pháp lý. Việc mở rộng diện đối tượng TGPL nêu trên đã thể hiện rõ nét chính sách nhân văn, sự quan tâm toàn diện của Đảng và Nhà nước đối với các đối tượng yếu thế.
Thông tư số 11/2014/TT-BTP ngày 17/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định về bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý đã quy định một số biện pháp như tạo điều kiện cho người được trợ giúp pháp lý tiếp cận và thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ theo quy định của pháp luật mà không bị phân biệt đối xử về giới; không tạo áp lực hoặc sử dụng điểm yếu về giới tính của người được trợ giúp pháp lý để buộc họ phải quyết định ngay lập tức hướng giải quyết vụ việc...
CLLAS là một chương trình chỉ dành cho những người có hoàn cảnh khó khăn về tài chính được tiếp cận công lý khi có yêu cầu liên quan đến luật dân sự mà không được Trợ giúp pháp lý bang QueensLand tài trợ. Trợ giúp pháp lý theo CLLAS được tài trợ bởi Cơ quan Ủy thác viên công chúng bang QueensLand (The Public Trustee of QueensLand). CLLAS hoạt động theo hướng dẫn riêng và tách biệt với các khoản trợ cấp của Uỷ ban Dịch vụ pháp lý QueensLand .
Mặc dù có sự khác nhau giữa định hướng xu hướng phát triển giữa những nước có hệ thống trợ giúp pháp lý (TGPL) phát triển lâu đời và những nước mới thành lập nhưng mục đích chung mà các nước đều hướng đến là sử dụng TGPL như một công cụ bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho nhóm người yếu thế trong xã hội
Chính quyền liên bang Canada sẽ phân bổ khoản hỗ trợ trị giá 26,8 triệu đô la cho dịch vụ trợ giúp pháp lý đối với người nhập cư và người tị nạn tại một số tỉnh để bù đắp cho sự cắt giảm ngân sách của địa phương dành cho dịch vụ này, Thủ tướng Justin Trudeau cho biết hôm thứ Hai ( 9/9/2019).
Trên thế giới, quyền trợ giúp pháp lý (TGPL) là một trong những quyền cơ bản của hệ thống quyền con người. Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị đã ghi nhận quyền tự bào chữa, nhờ người bào chữa, chỉ định người bào chữa cho người bị phán quyết về bất kỳ sự buộc tội hình sự nào chống lại mình.
Indonesia là quốc đảo lớn nhất thế giới với 13.000 hòn đảo và dân số khoảng 250 triệu người. Khác với các hệ thống trợ giúp pháp lý khác ở các nước ASEAN, trợ giúp pháp lý tại Indonesia đã tồn tại từ lâu trước khi Luật Trợ giúp pháp lý được ban hành. Ban đầu, trợ giúp pháp lý được thực hiện bởi sự tự nguyện của các tổ chức phi chính phủ mà không có hệ thống trợ giúp pháp lý chính thức. Các nhà cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý phi chính phủ bắt đầu giúp người nghèo gặp khó khăn, vướng mắc về luật pháp từ những năm 1970. Sau giai đoạn chuyển đổi sang nền dân chủ năm 1998, hàng trăm tổ chức xã hội nhỏ hơn đã được thành lập trên toàn quốc, trong đó nhiều tổ chức tập trung vào nhu cầu cụ thể như quyền phụ nữ, quyền trẻ em, quyền của người lao động hoặc người lao động di cư. Cũng chính các tổ chức này đã rất tích cực trong việc thúc đẩy trợ giúp pháp lý và Luật trợ giúp pháp lý quốc gia được xây dựng trên cơ sở hoạt động trợ giúp pháp lý (không chính thức) đã tồn tại.