Chính quyền liên bang Canada sẽ phân bổ khoản hỗ trợ trị giá 26,8 triệu đô la cho dịch vụ trợ giúp pháp lý đối với người nhập cư và người tị nạn tại một số tỉnh để bù đắp cho sự cắt giảm ngân sách của địa phương dành cho dịch vụ này, Thủ tướng Justin Trudeau cho biết hôm thứ Hai ( 9/9/2019).
Trên thế giới, quyền trợ giúp pháp lý (TGPL) là một trong những quyền cơ bản của hệ thống quyền con người. Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị đã ghi nhận quyền tự bào chữa, nhờ người bào chữa, chỉ định người bào chữa cho người bị phán quyết về bất kỳ sự buộc tội hình sự nào chống lại mình.
Indonesia là quốc đảo lớn nhất thế giới với 13.000 hòn đảo và dân số khoảng 250 triệu người. Khác với các hệ thống trợ giúp pháp lý khác ở các nước ASEAN, trợ giúp pháp lý tại Indonesia đã tồn tại từ lâu trước khi Luật Trợ giúp pháp lý được ban hành. Ban đầu, trợ giúp pháp lý được thực hiện bởi sự tự nguyện của các tổ chức phi chính phủ mà không có hệ thống trợ giúp pháp lý chính thức. Các nhà cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý phi chính phủ bắt đầu giúp người nghèo gặp khó khăn, vướng mắc về luật pháp từ những năm 1970. Sau giai đoạn chuyển đổi sang nền dân chủ năm 1998, hàng trăm tổ chức xã hội nhỏ hơn đã được thành lập trên toàn quốc, trong đó nhiều tổ chức tập trung vào nhu cầu cụ thể như quyền phụ nữ, quyền trẻ em, quyền của người lao động hoặc người lao động di cư. Cũng chính các tổ chức này đã rất tích cực trong việc thúc đẩy trợ giúp pháp lý và Luật trợ giúp pháp lý quốc gia được xây dựng trên cơ sở hoạt động trợ giúp pháp lý (không chính thức) đã tồn tại.
Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 quy định người khuyết tật khó khăn về tài chính là một trong những đối tượng được cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí của Nhà nước. Đây là cơ sở pháp lý bảo đảm sự cam kết của Nhà nước bảo đảm quyền của người khuyết tật, góp phần thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 84/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật. Pháp luật về trợ giúp pháp lý của Việt Nam đã cụ thể hóa Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật, bảo đảm cam kết người khuyết tật được tiếp cận hệ thống tư pháp một cách hữu hiệu và bình đẳng với những người khác, nhất là khi tham gia tố tụng.
Sau hơn 20 năm thực hiện Quyết định số 734/TTg của Thủ tướng Chính phủ, công tác TGPL đã đạt được những kết quả quan trọng do ngày càng được kiện toàn về tổ chức đến tận cơ sở và năng lực được tăng cường. Việc “đi cùng” và giải quyết những vướng mắc pháp luật của người dân, công tác TGPL ở Việt Nam đã khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong việc giúp đỡ pháp lý cho đông đảo người nghèo, người có công với cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số và một số đối tượng khác và thực sự bám rễ trong đời sống pháp luật được đông đảo nhân dân đồng tình ủng hộ, tin cậy, làm tăng lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, được Đảng và Nhà nước quan tâm ghi nhận.
Hiện nay, tại Hà Lan, Hội đồng trợ giúp pháp lý (Legal Aid Board – Council) là cơ quan quản lý nhà nước và chịu trách nhiệm báo cáo về công tác trợ giúp pháp lý trước Bộ An ninh và Tư pháp Hà Lan. Hoạt động của Hệ thống trợ giúp pháp lý ở Hà Lan với đặc trưng là mô hình hai cấp độ. Theo đó ở cấp độ thứ nhất (hay còn gọi trợ giúp pháp lý ban đầu) là việc cung cấp thông tin, tư vấn pháp luật đơn giản được các chuyên viên pháp lý của Quầy dịch vụ pháp lý nhà nước thực hiện cho tất cả người dân là cá nhân có vướng mắc pháp luật và cần sự giúp đỡ của Tổ chức cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí của nhà nước. Ở Cấp độ thứ hai, trợ giúp pháp lý thông qua việc tư vấn tiền tố tụng và đại diện trước tòa án do luật sư ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Hội đồng trợ giúp pháp lý Hà Lan thực hiện.
Ở Bỉ, trợ giúp pháp lý chủ yếu do giới luật sư quản lý. Thế kỷ thứ 19 nhấn mạnh rằng lòng từ thiện được coi là nền tảng của trợ giúp pháp lý và kéo dài cho đến năm 1993 trước khi trợ giúp pháp lý trở thành quyền cơ bản trong Luật Trợ giúp pháp lý 1998. Trợ giúp pháp lý sơ cấp được thực hiện trong khuôn khổ của Ủy ban Trợ giúp pháp lý. Ủy ban này hoạt động dưới sự bảo trợ của Đoàn Luật sư. Việc tư vấn do luật sư thực hiện. Trợ giúp pháp lý thứ cấp hoặc tham gia tố tụng trong hoặc ngoài tòa án được giao cho Văn phòng trợ giúp pháp lý, các Văn phòng này được thành lập ở Đoàn Luật sư ở địa phương.
Chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân yêu cầu phải quan tâm đến người nghèo, đối tượng chính sách, đối tượng yếu thế để họ được tiếp cận pháp luật và công lý một cách công bằng, bình đẳng là một nhu cầu cần thiết, khách quan. Tiếp tục khẳng định sự quan tâm của Nhà nước đối với các đối tượng này trong xã hội, Quốc hội đã ban hành Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018, thay thế Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006). Luật Trợ giúp pháp lý (TGPL) năm 2017 đã đánh dấu mốc quan trọng trong việc hoàn thiện thể chế công tác TGPL nói riêng và triển khai Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân nói chung, hướng hoạt động TGPL vào nhiệm vụ trọng tâm là thực hiện vụ việc TGPL, đặc biệt là các vụ việc tham gia tố tụng.