Một số quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình và hướng dẫn thực hiện trợ giúp pháp lý cho nạn nhân bạo lực gia đình (phần 6)

01/06/2020
Xem cỡ chữ Đọc bài viết In trang Google

B. KỸ NĂNG ĐẠI ĐIỆN CHO NẠN NHÂN BLGĐ TRONG XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH NGƯỜI GÂY BẠO LỰC

1. Các quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với người gây bạo lực
- Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định xử phạt hành chính và các biện pháp xử lý hành chính đối với các cá nhân, tổ chức có lỗi (cố ý hoặc vô ý) vi phạm các nguyên tắc quản lý nhà nước, nhưng không phải là tội phạm. Các hình thức xử phạt bao gồm: giáo dục tại cộng đồng, đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Tùy theo tính chất, mức độ của hành vi mà người thực hiện BLGĐ có thể bị xử lý vi phạm hành chính bằng cách xử phạt hành chính, các biện pháp xử lý vi phạm hành chính hoặc các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
- Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống BLGĐ.
1.1. Các hành vi bị xử phạt:

  •  
  • Hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình
  • Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình
  • Hành vi cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý
  • Hành vi cưỡng ép kết hôn, ly hôn, tảo hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ
  •  
  • Hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ
  • Hành vi cưỡng bức, kích động, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện hành vi BLGĐ
  • Hành vi cố ý không ngăn chặn, báo tin hành vi BLGĐ và cản trở việc ngăn chặn, báo tin, xử lý hành vi BLGĐ
  • Vi phạm quy định về tiết lộ thông tin về nạn nhân BLGĐ
  • Hành vi lợi dụng hoạt động phòng, chống BLGĐ để trục lợi;
  • Vi phạm quy định về đăng ký hoạt động đối với cơ sở hỗ trợ nạn nhân BLGĐ, cơ sở tư vấn về phòng, chống BLGĐ;
  • Vi phạm quy định về quyết định cấm tiếp xúc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
1.2. Các hình thức phạt:
- Cảnh cáo
- Phạt tiền;
- Các hình thức xử phạt bổ sung hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả.
- Nghị định 08/2009/NĐ-CP quy định người vi phạm quyết định cấm tiếp xúc: có thể bị áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính nếu có đơn đề nghị của nạn nhân BLGĐ và người vi phạm quyết định cấm tiếp xúc đã bị cơ quan có thẩm quyền nhắc nhở nhưng vẫn cố tình vi phạm.
- Luật Hôn nhân và Gia đình (2014) quy định việc áp dụng xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi ngược đãi, hành hạ, hoặc xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên trong gia đình.
1.3. Mức xử phạt
- Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình: Phạt tiền đến 2.000.000 đồng và buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu;
- Hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình: Phạt tiền đến 2.000.000 đồng và buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu;
- Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình: Phạt tiền đến 1.500.000 đồng và buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu;
- Hành vi cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý: Cảnh cáo hoặc Phạt tiền đến 1.000.000 đồng và buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu;
- Hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 300.000 đồng;
- Vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 300.000 đồng;
- Hành vi cưỡng ép kết hôn, ly hôn, tảo hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 300.000 đồng;
- Hành vi bạo lực về kinh tế: Phạt tiền đến 1.000.000 đồng;
- Hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ: Phạt tiền đến 500.000 đồng;
- Hành vi bạo lực đối với người ngăn chặn, phát hiện, báo tin bạo lực gia đình, người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 1.000.000 đồng và buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu;
- Hành vi cưỡng bức, kích động, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 500.000 đồng;
- Hành vi cố ý không ngăn chặn, báo tin hành vi bạo lực gia đình và cản trở việc ngăn chặn, báo tin, xử lý hành vi bạo lực gia đình: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 500.000 đồng;
- Hành vi sử dụng, truyền bá thông tin, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động hành vi bạo lực gia đình: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 1.000.000;
- Vi phạm quy định về tiết lộ thông tin về nạn nhân bạo lực gia đình: Phạt tiền đến 3.000.000 đồng;
- Hành vi lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để trục lợi: Phạt tiền đến 30.000.000 đồng
- Vi phạm quy định về đăng ký hoạt động đối với cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình: Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
- Vi phạm quy định về quyết định cấm tiếp xúc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 300.000 đồng.
1.4. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
Có 4 cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Đó là:
1. Chủ tịch UBND thực hiện quản lý nhà nước chung tại địa bàn địa phương;
2. Công an;
3. Bộ đội biên phòng;
4. Thanh tra Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
1.5. Biện pháp đình chỉ và ngăn chặn vi phạm hành chính trong tương lai
Sau khi xác định rằng vụ việc BLGĐ là hành vi vi phạm hành chính, cơ quan có thẩm quyền cần áp dụng biện pháp để đình chỉ và ngăn chặn bạo lực tái diễn. Các biện pháp này được quy định trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và Luật phòng, chống BLGĐ. Các biện pháp này là nhằm kịp thời bảo vệ nạn nhân, chấm dứt bạo lực và/hoặc giảm thiệt hại do bạo lực gây ra.
- Điều 122, Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định về Tạm giữ người theo thủ tục hành chính như sau:
  • Việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp cần ngăn chặn, đình chỉ ngay những hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác.
  • Mọi trường hợp tạm giữ người đều phải có quyết định bằng văn bản và phải giao cho người bị tạm giữ một bản.
  • Thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính không được quá 12 giờ; trong trường hợp cần thiết, thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 24 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm.
- Khi có căn cứ để cho rằng tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có thể bị tẩu tán, tiêu huỷ thì Công An, Bộ đội biên phòng, Hải quan được quyền ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cũng như khám người, khám phương tiện vận tải, đồ vật (Điều 119, Luật xử lý vi phạm hành chính).
1.6. Các biện pháp khác liên quan tới vi phạm hành chính
Trong lĩnh vực phòng chống BLGĐ, có một số biện áp xử lý hành chính khác có thể áp dụng khi mức độ bạo lực chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Đó là các biện pháp:
  • Giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
  • Đưa vào cơ sở giáo dục;
  • Đưa vào trường giáo dưỡng
Các biện pháp này được quy định tại Điều 89, 91, 93 của Luật xử lý vi phạm hành chính và Điều 43 của Luật phòng chống BLGĐ.
  Giáo dục tại xã, phường, thị trấn Đưa vào trường giáo dưỡng Đưa vào cơ sở giáo dục
Cơ sở pháp lý Điều 89 Luật xử lý vi phạm hành chính Điều 91 Luật xử lý vi phạm hành chính Điều 93 Luật xử lý vi phạm hành chính
Đối tượng áp dụng liên quan tới vụ việc BLGĐ 1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.
3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng có hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
(Điều 90, Luật xử lý vi phạm hành chính)
1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý quy định tại Bộ luật hình sự.
3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. (Điều 92, Luật xử lý vi phạm hành chính)
Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là người thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của tổ chức trong nước hoặc nước ngoài; tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân, của người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.
 
Thẩm quyền
 
Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn có thẩm quyền quyết định và giám sát người vi phạm tại nơi cư trú. Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
 
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
 
Thời hạn áp dụng Từ ba tháng đến sáu tháng Từ sáu tháng đến hai năm Từ sáu tháng đến hai năm
2. Kỹ năng đại diện cho nạn nhân BLGĐ
Trong quá trình đại diện cho nạn nhân, về nguyên tắc người thực hiện TGPL cần phải đồng hành với nạn nhân trong suốt quá trình xử lý hành vi vi phạm của người gây bạo lực. Người thực hiện TGPL luôn dự liệu các tình huống, các giải pháp,… và bảo đảm rằng các giải pháp, quyết định được đưa ra trong quá trình thực hiện TGPL luôn nhằm để ưu tiên bảo đảm lợi ích tốt nhất cho nạn nhân.
Khi cần đưa ra các quyết định có liên quan đến nạn nhân thì cần cung cấp thông tin và tạo cơ hội để họ bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình về vấn đề đó. Những ý kiến, quan điểm của nạn nhân cần phải được cân nhắc và xem xét một cách thích đáng trước khi đưa ra các phương án TGPL cụ thể.
a) Gặp gỡ, tiếp xúc với nạn nhân BLGĐ
- Bên cạnh các kỹ năng: tạo lòng tin, thái độ cảm thông đúng mực,... thì Người thực hiện TGPL cần tập trung làm rõ những nguyên nhân của bạo lực, hành vi bạo lực, các dấu viết trên cơ thể, ...và cần chú ý đến những tình tiết mang tính bản chất để làm rõ hành vi của người gây bạo lực;
- Người thực hiện TGPL cần tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của họ một cách thấu đáo, lắng nghe họ trình bày, xem xét những tài liệu ban đầu (đơn từ, các tài liệu liên quan, giấy tờ cá nhân, v.v.), đồng thời phải chỉ rõ cho họ biết được giới hạn trách nhiệm của Người thực hiện TGPL trước pháp luật và trước họ, không để khách hàng lôi kéo thực hiện những yêu cầu trái pháp luật.
- Tư vấn cho nạn nhân đến cơ sở y tế có thẩm quyền để được hỗ trợ y tế, giám định thương tật,...làm căn cứ cho việc xử lý hành vi của người gây bạo lực;
- Liên hệ, đề nghị các cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình tiếp nhận và bố trí nơi tạm lánh, tạm trú cho nạn nhân tại cơ sở phù hợp trong trường hợp nạn nhân có yêu cầu;
- Liên hệ đến cơ quan công an Ủy ban nhân dân cấp xã, phường nơi xảy ra bạo lực gia đình bảo đảm an toàn cho nạn nhân bạo lực gia đình.
b) Xác minh, thu thập tài liệu, đồ vật, chứng cứ, tình tiết liên quan
- Người thực hiện TGPL cần tiến hành xác minh, thu thập các chứng cứ, tình tiết liên quan: tại nơi xảy ra bạo lực; nhà tạm lánh, hàng xóm, người phát hiện hành vi bạo lực; người ngăn chặn hành vi bạo lực,...biên bản, lời khai, vật chứng, hung khí hoặc những vật dùng để thực hiện hành vi bạo lực;
 
- Gặp gỡ, tiếp xúc với người làm chứng: tâm lý của người làm chứng trong các vụ việc BLGĐ là ngại nói ra những hành vi vi phạm của người gây bạo lực do sợ trả thù, vì vậy người thực hiện TGPL cần phải vận động, động viên họ nói ra những gì họ đã chứng kiến để giúp cơ quan có thể quyền xử lý hành vi gây bạo lực;
- Kết quả giám định pháp y về tỷ lệ phần trăm thương tật là chứng cứ tối quan trọng trong xử lý hành vi BLGĐ. Tuy nhiên, người thực hiện TGPL cần nắm vững Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH quy định về các tiêu chuẩn thương tật áp dụng cho hội đồng giám định pháp y là những người cấp giấy chứng nhận tỷ lệ thương tật. Do sự phức tạp của việc xác định tỷ lệ thương tật, nên thận trọng và nên động viên nạn nhân đi khám y tế, không chỉ để chữa trị mà còn đảm bảo đánh giá chính xác tỷ lệ thương tật của nạn nhân.
- Tùy từng vụ việc cụ thể, Người thực hiện TGPL cấn chú ý đến tất cả các chứng cứ có thể có trong BLGĐ để chứng minh hành vi vi phạm của người gây bạo lực gia đình như: lịch sử bạo lực, nhận xét của hàng xóm, bạn bè, gia đình,...
c) Gặp gỡ, làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
- Làm việc với cơ quan có thẩm quyền xủ lý hành vi bạo lực gia đình để tìm hiểu về quá trình xử lý hành vi bạo lực gia đình như: lập biên bản về hành vi bạo lực gia đình, biên bản có ghi rõ các tình tiết vi phạm hay không? họ tên của người vi phạm, nạn nhân và người chứng kiến không?
Biên bản này không chỉ quan trọng trong việc xác định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính mà còn là căn cứ quan trọng nhất để xác định là vi phạm hành chính đã xảy ra và phải áp dụng hình thức xử phạt nào. Người thực hiện TGPL cần lưu ý đối chiếu nội dung biên bản với các dấu viết, thương tích trên cơ thể nạn nhân hoặc giấy giám định thương tật để đánh giá xem hành vi gây bạo lực gia đình đã đến mức phải xử lý hình sự hay chưa?
- Làm việc với Người đứng đầu cộng đồng dân cư (Trưởng thôn, làng, bản, ấp, phum, sóc, tổ trưởng tổ dân phố) để làm rõ các hành vi bạo lực; việc áp dụng các biện pháp cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ người phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình; tìm hiểu lịch xử bạo lực gia đình của người gây bạo lực (đã bị cấm tiếp xúc chưa?...),…
- Làm việc với UBND cấp xã/Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã về các nội dung liên quan đến: áp dụng biện pháp bảo vệ người phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình; Hỗ trợ khẩn cấp các nhu cầu thiết yếu cho nạn nhân bạo lực gia đình trong trường hợp cần thiết; Quyết định áp dụng hoặc hủy bỏ biện pháp cấm tiếp xúc,..; Đề nghị UBND cấp xã thực hiện xử lý vi phạm hành chính người gây BLGĐ;
- Làm việc với Công an cấp xã để tìm hieur về các phương án bảo vệ nạn nhân như: Bắt ngừng ngay hành vi bạo lực; Bảo vệ nạn nhân khỏi các hành vi bạo lực tiếp theo (nhà tạm lánh,..); Ngăn chặn bạo lực trong tương lai; có biện pháp bảo vệ tức khác (tạm giữ thủ phạm theo thủ tục hành chinh, hoặc bắt giữ tội phạm).
d) nghiên cứu hồ sơ, chuẩn bị tài liệu để thực hiện việc đại diện
Khi nghiên cứu hồ sơ và thực hiện đại diện cho nạn nhân, Người thực hiện TGPL cần đánh giá được mức độ nghiêm trộng của hành vi gây bạo lực gia đình. Cần lưu ý rằng, biện pháp xử lý phải tương xứng với mức độ của hành vi. Khi thấy dấu hiệu của tội phạm cần phải xử lý hình sự thì đề nghị cần phải chuyển cho cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của pháp luật hình sự;
Trường hợp xử lý hành chính, cũng cần cân nhắc kỹ về biện pháp xử lý xem có phù hợp không. Biện pháp xử phạt phải tương xứng với độ nghiêm trọng của vi phạm, qua đó cho thấy việc người chồng bạo lực với vợ là một vấn đề xã hội nghiêm trọng bị chính quyền lên án và xử lý bằng những biện pháp rõ ràng. Hành vi BLGĐ diễn ra nhiều lần phải bị xử phạt nặng hơn. Người gây bạo lực cũng phải chịu trách nhiệm khi vi phạm các quyết định xử phạt hoặc quyết định cấm tiếp xúc và không được phép biện hộ cho hành vi bạo lực của mình. Trách nhiệm của người gây bạo lực cũng phải thể hiện thông qua việc giáo dục để người này sửa đổi hành vi vi phạm.
(Còn tiếp,…)
Trần Nguyên Tú
Phó trưởng phòng – Phòng TC&QLCL
 

Xem thêm »