Theo Từ điển Tiếng việt Hoàng Phê (chủ biên) do Nhà xuất bản khoa học xã hội phát hành 1988 thì nòng cốt được hiểu như sau: Nòng cốt là bộ phận chủ yếu làm chỗ dựa vững chắc cho những bộ phận khác chung quanh nó.
Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Bộ Tư pháp trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý 06 tháng đầu năm và dự kiện thực hiện trong cả năm 2015
Năm 2005, trước thực trạng hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, tính khả thi thấp, chậm đi vào cuộc sống, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 48-NQ/TW về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 (Nghị quyết số 48) nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém đó. Nghị quyết số 48 là văn kiện chính trị quan trọng của Đảng định hướng cho sự phát triển của hệ thống pháp luật nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nghị quyết đã xác định cụ thể những quan điểm chỉ đạo, đề ra các định hướng lớn và những giải pháp cơ bản cho hoạt động xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thực thi pháp luật đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.
Sau 08 năm thi hành Luật Trợ giúp pháp lý (TGPL) năm 2006, công tác TGPL từng bước hình thành và phát triển đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện các quy định về tổ chức và hoạt động TGPL theo Luật TGPL đã bộc lộ một số bất cập lớn dẫn đến hiệu quả công tác này chưa cao, trong đó có chế định về người được TGPL. Chế định về người được TGPL được xác định là công cụ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người nghèo, đối tượng chính sách và các đối tượng yếu thế khác mà còn góp phần bảo vệ trật tự pháp luật, bảo vệ pháp chế, đưa pháp luật đến với người dân, tạo lập thói quen và nếp sống làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
Điều 3 Luật Trợ giúp pháp lý quy định “Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý, giúp người được trợ giúp pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật”. Để đây thực sự là một chính sách đem lại hiệu quả tích cực trong đời sống xã hội, đòi hỏi các Trung tâm trợ giúp pháp lý (TGPL) nhà nước (sau đây gọi là Trung tâm), các tổ chức tham gia TGPL phải cung cấp cho người được TGPL một dịch vụ pháp lý miễn phí có chất lượng.
Mặc dù, Luật Trợ giúp pháp lý ra đời từ năm 2006 và lãnh đạo liên ngành gồm tư pháp, tài chính, công an, quốc phòng, kiểm sát, tòa án đã thống nhất hướng dẫn áp dụng một số quy định về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng tại Thông tư liên tịch số 11/2013/TTLT-BTP-BTC-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 4/7/2013, tuy nhiên trong quá trình triển khai các hoạt động trợ giúp pháp lý trong tố tụng vẫn còn một số vấn đề vướng mắc, do đó bài viết tổng hợp các nội dung nhận được trong hoạt động quản lý để các Hội đồng phối hợp liên ngành địa phương thống nhất triển khai thực hiện.
1. Sự hình thành, phát triển của chế định Trợ giúp viên pháp lý Trước khi có Luật Trợ giúp pháp lý, chức danh Trợ giúp viên pháp lý chưa được hình thành. Theo Quyết định số 734/TTg ngày 06/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập hệ thống tổ chức trợ giúp pháp lý (TGPL) cho người nghèo, đối tượng chính sách và các văn bản hướng dẫn đã xác định đội ngũ người thực hiện TGPL bao gồm: Các chuyên viên TGPL và các cộng tác viên TGPL của tổ chức TGPL nhà nước. Theo quy định, các chuyên viên TGPL thực hiện việc tư vấn, kiến nghị, đại diện miễn phí cho các đối tượng là người nghèo, đối tượng chính sách như thương binh, bệnh binh, bố mẹ, vợ, chồng của liệt sỹ… Riêng vấn đề bào chữa, theo quy định các tổ chức TGPL được trực tiếp đại diện, bào chữa trước Toà án và các cơ quan có thẩm quyền để giúp đỡ đối tượng. Tuy nhiên, trong thực tế chỉ người thực hiện TGPL là luật sư hoặc luật gia mới được thực hiện bào chữa còn chuyên viên TGPL thì không được tham gia tố tụng với tư cách người bào chữa cho đối tượng TGPL mà mới chỉ thực hiện các hình thức là tư vấn, kiến nghị theo quy định của pháp luật TGPL (ngoại trừ một vài tỉnh gặp khó khăn trong việc phát triển đội ngũ luật sư đã vận dụng linh hoạt cho chuyên viên TGPL tham gia bào chữa).
Nhằm triển khai có hiệu quả Luật TGPL, Thông tư liên tịch số 11/2013/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 04/7/2013 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện một số quy định của pháp luật về TGPL trong hoạt động tố tụng (Thông tư liên tịch số 11) phù hợp với tình hình đổi mới công tác TGPL, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, bất cập phát sinh trong thực tiễn; nâng cao số lượng và chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý được thực hiện bằng hình thức tham gia tố tụng, đặc biệt trong lĩnh vực tố tụng hình sự và các vụ việc tư vấn pháp luật tiền tố tụng.
Trợ giúp pháp lý lưu động là một phương thức trợ giúp pháp lý không chỉ đưa kiến thức pháp luật đến với người dân mà còn là diễn đàn để người dân tiếp cận và thụ hưởng kịp thời chính sách trợ giúp pháp lý miễn phí khi có nhu cầu, vướng mắc pháp luật phát sinh trong đời sống thường ngày.
Luật Trợ giúp pháp lý được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006, có hiệu lực từ ngày 01/01/2007. Lần đầu tiên, Luật quy định việc kiến nghị những vấn đề liên quan đến thi hành pháp luật là quyền đồng thời là nghĩa vụ của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý (TGPL). Cụ thể hóa các quy định của Luật về vấn đề kiến nghị liên quan đến thi hành pháp luật, Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ đã xác định hoạt động kiến nghị thi hành pháp luật thông qua TGPL bao gồm ba hình thức: kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết lại vụ việc của người được TGPL; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết về việc thi hành pháp luật của cán bộ, công chức khi phát hiện cán bộ, công chức cố tình làm sai, vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của người được TGPL và kiến nghị sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật khi phát hiện văn bản quy phạm pháp luật có mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp với thực tiễn.