Trợ giúp viên pháp lý có vị trí, vai trò quan trọng trong tố tụng dân sự (TTDS), đảm bảo mọi người đều có quyền có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong tố tụng, nhất là đối với những người có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn về tài chính.Trong thời gian gần đây, số lượng vụ việc TTDS có sự tham gia của Trợ giúp viên pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự ngày một nhiều hơn.
Trên thế giới, quyền trợ giúp pháp lý (TGPL) là một trong những quyền cơ bản của hệ thống quyền con người. Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị đã ghi nhận quyền tự bào chữa, nhờ người bào chữa, chỉ định người bào chữa cho người bị phán quyết về bất kỳ sự buộc tội hình sự nào chống lại mình.
Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 quy định người khuyết tật khó khăn về tài chính là một trong những đối tượng được cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí của Nhà nước. Đây là cơ sở pháp lý bảo đảm sự cam kết của Nhà nước bảo đảm quyền của người khuyết tật, góp phần thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 84/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật. Pháp luật về trợ giúp pháp lý của Việt Nam đã cụ thể hóa Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật, bảo đảm cam kết người khuyết tật được tiếp cận hệ thống tư pháp một cách hữu hiệu và bình đẳng với những người khác, nhất là khi tham gia tố tụng.
Sau hơn 20 năm thực hiện Quyết định số 734/TTg của Thủ tướng Chính phủ, công tác TGPL đã đạt được những kết quả quan trọng do ngày càng được kiện toàn về tổ chức đến tận cơ sở và năng lực được tăng cường. Việc “đi cùng” và giải quyết những vướng mắc pháp luật của người dân, công tác TGPL ở Việt Nam đã khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong việc giúp đỡ pháp lý cho đông đảo người nghèo, người có công với cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số và một số đối tượng khác và thực sự bám rễ trong đời sống pháp luật được đông đảo nhân dân đồng tình ủng hộ, tin cậy, làm tăng lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, được Đảng và Nhà nước quan tâm ghi nhận.
Chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân yêu cầu phải quan tâm đến người nghèo, đối tượng chính sách, đối tượng yếu thế để họ được tiếp cận pháp luật và công lý một cách công bằng, bình đẳng là một nhu cầu cần thiết, khách quan. Tiếp tục khẳng định sự quan tâm của Nhà nước đối với các đối tượng này trong xã hội, Quốc hội đã ban hành Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018, thay thế Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006). Luật Trợ giúp pháp lý (TGPL) năm 2017 đã đánh dấu mốc quan trọng trong việc hoàn thiện thể chế công tác TGPL nói riêng và triển khai Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân nói chung, hướng hoạt động TGPL vào nhiệm vụ trọng tâm là thực hiện vụ việc TGPL, đặc biệt là các vụ việc tham gia tố tụng.
Trợ giúp pháp lý là một trong những lĩnh vực được Đảng, Nhà nước và xã hội quan tâm. Ngay từ những năm cuối của thập kỷ 90, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 734-TTg ngày 06/9/1997 thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách, tạo cơ sở pháp lý cho việc hình thành và phát triển hệ thống trợ giúp pháp lý của Nhà nước. Đặc biệt, ngày 29/6/2006, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật trợ giúp pháp lý số 69/2006/QH11. Đây là văn bản quy phạm pháp luật quan trọng, tạo dấu mốc cho việc phát triển toàn diện, bền vững công tác trợ giúp pháp lý tại Việt Nam. Kể từ đó đến nay, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về trợ giúp pháp lý ngày càng hoàn thiện; mạng lưới tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý ngày càng được củng cố, nâng cao cả về số lượng và chất lượng.
Một vài kết quả bước đầu triển khai Luật TGPL năm 2017 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành
1. Nâng cao chất lượng trợ giúp pháp lý từ yêu cầu hội nhập quốc tế
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 9 và có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2016 (sau đây gọi là Luật năm 2015). Với tính chất là một “Luật về làm luật”, Luật năm 2015 là một đạo luật rất quan trọng trong hệ thống pháp luật của Việt Nam. Luật năm 2015 có nhiều nội dung đổi mới quan trọng, mang tính đột phá nhằm khắc phục khó khăn, vướng mắc, tồn tại nhiều năm trong hoạt động xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, qua đó nâng cao vị trí, vai trò của ngành Tư pháp trong công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, thời gian qua cho thấy, việc triển khai Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 đã gặp một số hạn chế, bất cập cần phải sửa đổi, bổ sung để phù hợp với thực tiễn, cụ thể: