Theo Công ước quốc tế về quyền trẻ em thì “trẻ em là những người dưới 18 tuổi”. Trẻ em cũng là một con người, là công dân của một quốc gia nên có đầy đủ các quyền cơ bản của con người, nhưng“là còn non nớt về thể chất và trí tuệ, cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý, trước cũng như sau khi ra đời”. Pháp luật quốc tế hiện nay có khoảng hơn 80 văn kiện quốc tế (Công ước, tuyên ngôn, chương trình…) trực tiếp hoặc gián tiếp quy định hoặc có liên quan đến việc bảo vệ quyền trẻ em.
Điều 2 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật. Hoạt động trợ giúp pháp lý là hoạt động nghề nghiệp mang tính pháp lý cao. Hoạt động trợ giúp pháp lý chủ yếu do người thực hiện trợ giúp pháp lý thực hiện thông qua các hình thức tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng, tham gia tố tụng. Bài viết này để cập đến một số điểm của hoạt động tư vấn pháp luật trong hoạt động trợ giúp pháp lý.
Hiện nay, vấn đề bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em diễn ra phổ biến tại Australia. Trung bình, một phụ nữ bị sát hại mỗi tuần do chính người chồng trước đây hoặc hiện tại của mình thực hiện (AIC, 2017)[1]. Trước tình hình đó, để đảm bảo tốt quyền của phụ nữ tại Bang Queensland, Dịch vụ pháp lý dành cho Phụ nữ đã ra đời. Với nhiều hoạt động ý nghĩa, Dịch vụ pháp lý dành cho phụ nữ góp phần xây dựng một “xã hội bình đẳng bao gồm sự tôn trọng lẫn nhau, khoan dung, nhân hậu, có lòng trắc ẩn và theo đuổi những lợi ích cộng đồng”[2].
Ngày 19 tháng 11 năm 2018, Quốc hội Singapore đã thông qua Đạo luật Trợ giúp pháp lý sửa đổi. Đạo luật có hiệu lực chính thức từ ngày 16 tháng 10 năm 2019. Theo đó, nhiều quy định được sửa đổi nhằm mục tiêu đơn giản hóa thủ tục hành chính và tạo ra sự linh hoạt trong hoạt động trợ giúp pháp lý.
Hội nghị La Hay về Tư pháp quốc tế là một Tổ chức liên Chính phủ toàn cầu được hình thành năm 1893 tại Hà Lan. Với tầm nhìn hành động vì một thế giới mà cuộc sống và hoạt động của các tổ chức, cá nhân liên quan đến nhiều hệ thống pháp luật khác nhau được hưởng mức độ an toàn pháp lý cao, Hội nghị đã xây dựng nhiều công cụ pháp lý đa phương nhằm đáp ứng nhu cầu của toàn thế giới. Trong đó có Công ước Lahay năm 1980 về Tiếp cận công lý quốc tế. Ngày 10/4/2013, Việt Nam đã chính thức được công nhận là thành viên của Hội nghị Lahay về Tư pháp quốc tế nhưng Việt Nam chưa gia nhập Công ước
Theo các nghiên cứu, hiện nay, trên thế giới có 03 mô hình trợ giúp pháp lý chủ yếu. Thứ nhất, mô hình TGPL do nhà nước thực hiện hoàn toàn. Thứ hai, mô hình TGPL do luật sư và tổ chức xã hội thực hiện hoàn toàn. Thứ ba, mô hình TGPL hỗn hợp (TGPL do Nhà nước thành lập tổ chức thực hiện, thu hút luật sư, tổ chức xã hội tham gia). Tại Phần Lan, hệ thống Trợ giúp pháp lý được xây dựng theo mô hình hỗn hợp . Trong phạm vi bài viết này, người viết xin phân tích làm rõ về hoạt động trợ giúp pháp lý theo mô hình này tại Phần Lan.
Trong những năm gần đây, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, phát triển kinh tế thị trường đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, làm chuyển biến mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực tiếp tục có nhiều biến động phức tạp, các thế lực thù địch, phản động gia tăng hoạt động chống phá trên các lĩnh vực; áp lực gia tăng tội phạm ngày càng lớn....
Trợ giúp pháp lý là một loại hoạt động phúc lợi xã hội được khởi nguồn từ nước Anh và đã có lịch sử hơn 500 năm. Ngay từ thế kỷ 15, pháp luật Anh quốc đã quy định: “cần dành cho người nghèo khổ sự giúp đỡ để họ được hưởng quyền lợi mà pháp luật ban cho”. Năm 1495, vua Henry VII trong một nghị án đã có quy định cụ thể hơn về vấn đề này: "chính nghĩa" cần được dành chung cho người nghèo và những người thực hiện quyền tự do họ được hưởng - điều đó không có gì thay thế được.