13/01/2020
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
Trợ giúp pháp lý cho trẻ em bị xâm hại, thực trạng và kiến nghị Trong những năm gần đây, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, phát triển kinh tế thị trường đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, làm chuyển biến mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực tiếp tục có nhiều biến động phức tạp, các thế lực thù địch, phản động gia tăng hoạt động chống phá trên các lĩnh vực; áp lực gia tăng tội phạm ngày càng lớn....Tuy nhiên, trong thời gian qua, công tác phòng ngừa, đấu tranh trấn áp tội phạm đạt nhiều kết quả tích cực.Tỷ lệ điều tra khám phá án đạt 78% (cao hơn 8% so với chỉ tiêu Quốc hội giao; riêng án rất nghiêm trọng đạt 91,32%, án đặc biệt nghiêm trọng đạt 96,02%); về cơ bản các vụ án nổi cộm, gây bức xúc dư luận đều được điều tra làm rõ; các vụ xâm hại trẻ em được điều tra, xử lý quyết liệt hơn; tội phạm liên quan đến “tín dụng đen” đã bị trấn áp mạnh, tạo được chuyển biến tích cực; qua đó đã góp phần làm giảm 1,95% số vụ phạm pháp hình sự so với cùng kỳ 2018[1].
Theo thống kê số liệu của Bộ Công an năm 2018, toàn quốc phát hiện 1.547 vụ xâm hại trẻ em, giảm 2,8% so với năm 2017 (1.547/1.592) với 1.669 đối tượng, xâm hại 1.579 em. Trong đó, số vụ án xâm hại tình dục trẻ em là 1.269 vụ (chiếm 82% so với tổng số vụ xâm hại trẻ em) với 1.233 đối tượng, xâm hại 1.141 em. Các địa phương xảy ra nhiều vụ án xâm hại trẻ em gồm: Hà Nội 88 vụ, TP. Hồ Chí Minh 77 vụ, Đắk Lắk 52 vụ, Tây Ninh 51 vụ, Đồng Nai 46 vụ…Các đối tượng có hành vi bạo lực, bạo hành, xâm hại trẻ em ở nhiều lứa tuổi, thành phần xã hội khác nhau, trình độ văn hóa thấp, nhận thức pháp luật và xã hội còn rất hạn chế. Phân tích cho thấy số đông là người có trách nhiệm nuôi dưỡng, bảo mẫu, quản lý trẻ em như giáo viên, bảo mẫu, cha mẹ ruột, cha dượng, mẹ kế; nạn nhân thường là trẻ em nhỏ tuổi được cha mẹ gửi quản lý, chăm sóc hoặc sống trong gia đình không hoàn thiện, cha mẹ ly thân, ly hôn phải sống với cha dượng, mẹ kế… Các trường hợp khác nằm ngoài sự quản lý của cha mẹ, người thân nên bị các đối tượng xâm hại. Một số vụ việc do hoàn cảnh khó khăn, người mẹ sinh con ngoài ý muốn lo sợ ảnh hưởng đến bản thân, danh dự gia đình đã vứt bỏ con khi mới sinh hoặc cố ý bỏ con tại các nơi công cộng, nơi hoang vắng, các trung tâm bảo trợ xã hội, nhà chùa, nhà thờ…[2]Theo Cục Trẻ em Bộ Lao Động TBXH thì tại Việt Nam, số lượng vụ việc xâm hại trẻ em được phát hiện, xử lý có giảm nhưng không nhiều, tính chất của các vụ xâm hại tình dục trẻ em có chiều hướng diễn biến phức tạp, nghiêm trọng. Trẻ em bị xâm hại tình dục xảy ra ở nhiều độ tuổi, do nhiều loại đối tượng gây ra, trong đó phần lớn là người quen, họ hàng, hàng xóm, không chỉ người Việt Nam mà cả người nước ngoài và có cả trường hợp xâm hại trẻ em trên môi trường mạng. Nhiều vụ việc gia đình không cung cấp thông tin, thông báo, tố giác tới các cơ quan chức năng, vì sợ ảnh hưởng đến trẻ em và gia đình. Thủ phạm có sự đe doạ hoặc dùng tiền mua chuộc, hoà giải với gia đình của nạn nhân.[3]
2. Thực trạng trợ giúp pháp lý cho trẻ em nói chung và trẻ em bị xâm hại nói riêng.
Hoạt động trợ giúp pháp lý (TGPL) ở Việt Nam chính thức được hình thành từ năm 1997[4]. Ngày 20/6/2006, Quốc hội khóa X đã ban hành Luật Trợ giúp pháp lý, đánh dấu bước phát triển mới trong hoạt động TGPL. Trước yêu cầu phát triển của đất nước, triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013, nhiều đạo luật quan trọng mới được Quốc hội ban hành, công cuộc tăng cường cải cách pháp luật, cải cách tư pháp…đã đặt ra yêu cầu cần đổi mới công tác TGPL theo hướng tập trung thực hiện vụ việc TGPL có chất lượng. Ngày 01/6/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Đề án đổi mới công tác TGPL ở Việt Nam giai đoạn 2015 - 2025, theo đó đã chuyển trọng tâm hoạt động TGPL từ chiều rộng sang chiều sâu, chú trọng thực hiện vụ việc tham gia tố tụng; nâng cao chất lượng dịch vụ TGPL; tăng cường truyền thông về TGPL để người dân biết và tiếp cận, sử dụng dịch vụ TGPL.
Ngày 20/6/2017, Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 3 đã thông qua Luật TGPL năm 2017 với mục tiêu trọng tâm là nâng cao chất lượng TGPL, sử dụng nguồn lực có hiệu quả và lấy người được TGPL làm trung tâm.Sự ra đời của Luật TGPL năm 2017 một lần nữa khẳng định Đảng và Nhà nướctiếp tục ghi nhận vị trí, vai trò của công tác TGPL, đánh dấu mốc quan trọng trong việc hoàn thiện thể chế công tác TGPL nhằm góp phần triển khai Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân nói chung.
Trợ giúp pháp lý (TGPL) cho trẻ em đặc biệt là trẻ em gái xuất phát từ quan điểm của Đảng và Nhà nước ta. Với quan điểm trợ giúp pháp lý cho trẻ em không chỉ giúp trẻ em trong giải quyết các vụ việc cụ thể mà còn giúp trẻ em nâng cao hiểu biết pháp luật qua đó góp phần trang bị cho trẻ em những kiến thức cần thiết để phòng ngừa trước những sự đe dọa của các tệ nạn xã hội, các hành vi xâm hại đến tính mạng, danh sự, sức khỏe của mình,...nên việc bảo đảm quyền được TGPL cho trẻ em là vấn đề được quan tâm thực hiện ngay từ khi tổ chức TGPL được thành lập và đi vào hoạt động đến nay.
Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy địnhtất cả trẻ em đều là người được TGPL (mở rộng từ trẻ em không nơi nương tựa theo quy định của Luật TGPL 2006). Ngoài ra, Luật TGPL 2017 đã bổ sung một số đối tượng so với Luật TGPL năm 2016 như: Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi; người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có khó khăn về tài chính là bị hại trong vụ án hình sự.Điều này đã thể hiện rõ nét chính sách nhân văn, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với người dưới 18 tuổi nói chung và trẻ em nói riêng. Khi đáp ứng được đầy đủ, chất lượng nhu cầu TGPL của các diện người này sẽ góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Trong thời gian qua, Bộ Tư pháp và các Trung tâm đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện TGPL cho trẻ em thuộc diện trợ giúp pháp lý, kết quả đạt được như sau:
a) Thể chế về trợ giúp pháp lý
Để triển khai có hiệu quả Luật Trợ giúp pháp lý, cho đến nay, về cơ bản hệ thống văn bản pháp luật về trợ giúp pháp lý đã bảo đảm đầy đủ, đồng bộ(01 Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý; 03 Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về các nội dung: quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý; hướng dẫn một số nghiệp vụ trợ giúp pháp lý và quản lý chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý; quy định tiêu chí vụ việc trợ giúp pháp lý phức tạp, điển hình; 01 Thông tư liên ngành quy định về quy định về phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý (TGPL) trong hoạt động tố tụng) và đã nội luật hóa các cam kết có liên quan đến TGPL trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên như: Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự, Chính trị, Công ước Quốc tế về Quyền Trẻ em, Công ước Quốc tế về Quyền của Người Khuyết tật, các Hiệp định tương trợ tư pháp song phương và khu vực. Trong những năm qua, Bộ Tư pháp đã thực hiện nhiều giải pháp khác nhau để đưa các quy định của Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành vào cuộc sống.
Năm 2014 Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hànhThông tư số 11/2014/TT-BTP quy định về bình đẳng giới trong hoạt động TGPL thay thế Thông tư số 07/2011/TT-BTP ngày 31/3/2011 của Bộ Tư pháp hướng dẫn bảo đảm bình đẳng giới trong tổ chức và hoạt động TGPL. Trong đó, quy định cụ thể “Thực hiện các biện pháp bảo vệ và hỗ trợ cho người được TGPL là người mẹ, trẻ em gái, nạn nhân bạo lực gia đình, nạn nhân bị mua bán, nạn nhân bị xâm hại tình dục”.
Đặc biệt, Nhằm hướng dẫn khoản 9 Điều 8 Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTCngày 29/6/2018 quy định về phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng (Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT), Bộ Tư pháp đã phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao nghiên cứu xây dựng Cơ chế người thực hiện trợ giúp pháp lý trực tại Tòa án và dự kiến áp dụng điểm tại một số địa phương nhằm bảo đảm đối tượng thuộc diện trợ giúp pháp lý bao gồm các đối tượng đặc thù như: trẻ em, người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo,... được giải thích đầy đủ về quyền được trợ giúp pháp lý, được tiếp cận, cung cấp và sử dụng dịch vụ trợ giúp pháp lýkịp thời,tránh việc phải đi lại xa xôi, nhiều lần, giảm thiểu tối đa việc bỏ sót đối tượng; Tăng cường công tác phối hợp giữa Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước với Tòa án nhân dân trong việc trợ giúp pháp lý, đặc biệt trong việcthông tin, thông báo về trợ giúp pháp lý.
b) Về nâng cao năng lực đội ngũ người thực hiện
Hằng năm, người thực hiện trợ giúp pháp lý được tham dự các lớp tập huấn về kỹ năng tham gia tố tụng hình sự, hành chính, dân sự cho người thực hiện trợ giúp pháp lý, trong đó chú trọng đến các kiến thức, kỹ năng đặc thù nhằm bảo đảm Trợ giúp viên pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý khác cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí có chất lượng cao cho người được trợ giúp pháp lý (trong đó các đối tượng đặc thù như: trẻ em, người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo,...);
c) Truyền thông về quyền trợ giúp pháp lý
Các hoạt động truyền thông tiếp tục được triển khai rộng khắp trên các phương tiện thông tin đại chúng với các nội dung về quyền được trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý nói chung và hướng đến các đối tượng đặc thù (trẻ em, người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo,...); Xây dựng các phóng sự về vụ việc cho người được TGPL; thực hiện các phỏng vấn trên truyền hình với các nội dung về chất lượng vụ việc, về triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC,...
Các địa phương đã lắp đặt bảng thông tin về trợ giúp pháp lý, hộp tin về trợ giúp pháp lý và cung cấp tờ gấp về trợ giúp pháp lý tại các cơ quan tiến hành tố tụng; chủ động phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng như Đài phát thanh, truyền hình, báo chí để tuyên truyền về hoạt động trợ giúp pháp lý; phổ biến về quyền được trợ giúp pháp lý cho người bị buộc tội, bị hại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự….;
d) Kết quả thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý cho trẻ em
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, từ năm 2015 đến năm 2019, các Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh/thành phố đã thực hiện được 382.960 vụ việc TGPL cho 382.960 lượt người được TGPL. Riêng thực hiện trợ giúp pháp lý cho trẻ em, người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo,... các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước đã thực hiện được 18.155 vụ việc, trong đó: tham gia tố tụng là: 10.450 vụ việc, đại diện ngoài tố tụng là: 127 vụ việc, tư vấn là 7.510 vụ việc.
Cụ thể như sau:
Stt
Năm
Người được TGPL
Phân theo hình thức
Tổng số
Trẻ em
TV
TGTT
Đ DNTT
Khác
1
2015*
142660
5473
2192
3265
11
5
2
2016*
87421
3362
1358
1961
17
26
3
2017*
85987
4736
1211
3449
47
29
4
2018
50547
2684
1474
1163
47
5
2019
16345
1900
1283
612
5
Tổng số
382960
18155
7518
10450
127
60
* Từ năm 2015 đến năm 2017, theo quy định của Luật trợ giúp pháp lý năm 2006 thì trẻ em không nơi nương tựa được trợ giúp pháp lý
Một số địa phương thực hiện nhiều vụ việc trợ giúp pháp lý cho trẻ em như thành phố Hà Nội 703 vụ, thành phố Hồ Chí Minh 549 vụ, Quảng trị 185 vụ. Một số địa phương thực hiện nhiều vụ việc trợ giúp pháp lý cho nạn nhân bị bạo lực gia đình có khó khăn về tài chính như: Hà Nam 66 vụ, Hà Nội 42 vụ.
Qua công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý hằng năm cho thấy, phần lớn các vụ việc trợ giúp pháp lý được thực hiện đều đạt chất lượng và chất lượng tốt theo quy định của pháp luật, đặc biệt, các vụ việc tham gia tố tụng đều được các Trung tâm trợ giúp pháp lý tạo điều kiện phân công các Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư có nhiều kinh nghiệm thực tế, am hiểu tâm lý trẻ em để thực hiện việc trợ giúp pháp lý. Các Trợ giúp viên pháp lý đã tích cực tham gia vào các vụ việc nóng, được dư luận quan tâm như như Lê Ngọc M., Đỗ Hoàng P... ở Bình Dương trong vụ án xâm hại tình dục với trẻ em; vụ bảo vệ cho bị hại trong vụ giao cấu với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi, trong vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi và giao cấu với trẻ em... ở Tiền Giang.
Nhiều luận cứ bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích của người thực hiện trợ giúp pháp lý đã được ghi nhận tại các bản án của Tòa án các cấp; có nhiều vụ việc thành công, mức phạt tòa tuyên thấp hơn so với mức phạt khi khởi tố hoặc chuyển khung hình phạt.Theo báo cáo của một số địa phương: 115 vụ việc người được TGPL được giảm nhẹ hình phạt, 12 vụ việc vụ án được đình chỉ theo hướng có lợi cho người được TGPL; nhiều vụ việc được chuyển khung hình phạt hoặc chuyển tội danh sang tội danh có hình phạt nhẹ hơn; đặc biệt, đã có nhiều vụ việc người thực hiện TGPL được Tòa án tuyên không phạm tội. Qua công tác quản lý nhà nước và quản lý chuyên ngành về chất lượng vụ việc TGPL cho thấy đến nay chưa có vụ việc nào có khiếu nại, tố cáo hoặc phản ánh, kiến nghị về chất lượng vụ việc hoặc có yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Bên cạnh việc thực hiện các hoạt động nghiệp vụ để tư vấn, bảo vệ cho nạn nhân trong các vụ việc tham gia tố tụng nhằm bảo đảo tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của nạn nhân, người thực hiện TGPL khi thực hiện TGPL trong các vụ việc cho trẻ em bị xâm hại tình dục đã kịp thời cung cấp địa chỉ, thông tin về sự hỗ trợ cần thiết từ các cơ quan liên quan, bao gồm cơ quan công an, chính quyền cơ sở, các tổ chức hội, đoàn thể và các dịch vụ hỗ trợ khác như y tế, sức khỏe, kinh tế, tư vấn và các dịch vụ xã hội khác cho người được TGPL khi cần thiết.
3. Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện trợ giúp pháp lý trẻ em bị xâm hại.
Trong quá trình thực hiện trợ giúp pháp lý cho trẻ em, các tổ chức trợ giúp pháp lý của Nhà nước đã thu được một số kết quả bước đầu được Đảng và Nhà nước quan tâm và nhân dân ủng hộ. Tuy nhiên, trợ giúp pháp lý cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em bị xâm hại còn có không ít khó khăn, vướng mắc, cụ thể như sau:
Thứ nhất, Thể chế về TGPL đã tương đối đầy đủ, tạo hành lang pháp lý vững chắc cho công tác TGPL. Tuy vậy, để bảo đảm công tác TGPL được thực hiện một cách thống nhất, hiệu quả và có chất lượng hơn, trong thời gian tới cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện một số quy định liên quan đến chính sách hỗ trợ cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo, xã nghèo; về việc sử dụng nguồn kinh phí dành cho công tác TGPL tiết kiệm, hiệu quả hơn; về quy tắc nghề nghiệp TGPL... Ngoài ra, vấn đề tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về TGPL trên thực tiễn cần được tiếp tục quan tâm nghiên cứu và đánh giá để bảo đảm công tác TGPL thực sự hiệu quả, chất lượng.
Thứ hai,Điều 456 Bộ luật tố tụng hình sự chưa coi nhưng vụ việc có sự tham gia của trẻ em nói chung, trẻ em bị xâm hại nói riêng là một trong các điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn. Việc áp dụng thủ tục tố tụng thông thường đối với những vụ việc có sự tham gia của trẻ em, đặc biệt là những vụ việc nhạy cảm gây ảnh hưởng nhiều đến tâm lý, mặc cảm của nạn nhân đối với những gì họ đã trải qua.
Thứ ba, với nhiều nguyên nhân khác nhau như do hoàn cảnh khó khăn, do nhận thức còn hạn chế, do ảnh hưởng của một số thói quen, tập tục lạc hậu… nên những vụ xâm hại trẻ em và bạo lực gia đình vẫn xảy ra. Tuy vậy, vẫn còn một bộ phận không nhỏ người dân, trong đó có cả người thân của trẻ em chưa thật quan tâm, chưa hiểu biết về pháp luật và quyền được trợ giúp pháp lý hoặc còn e ngại khi tiếp cận với cơ quan, tổ chức có liên quan, kể cả tổ chức và người thực hiện trợ giúp pháp lý.
Vì nhiều lý do khác nhau nên nhiều người thuộc diện được trợ giúp pháp lý, nhất là phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, nạn nhân bạo lực gia đình, nạn nhân bị xâm hại tình dục… thường muốn giấu kín vụ việc hoặc cam chịu, không chia sẻ thông tin khi có vụ việc xảy ra; họ thường chỉ yêu cầu giúp đỡ khi sự việc đã trở nên trầm trọng hoặc bị phát hiện. Một số người dân tộc thiểu số không biết chữ, không nói được tiếng phổ thông. Một số người khuyết tật không dễ dàng vượt qua mặc cảm để thể hiện ý muốn của mình…; Nhiều vụ việc, khi tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý tiếp cận, hướng dẫn giải thích về quyền được trợ giúp pháp lý nhưng gia đình không hợp tác, muốn giải quyết nội bộ.Do vậy, rất khó cho các cơ quan, tổ chức hữu quan có thể sớm phát hiện và có những biện pháp hỗ trợ phù hợp; khó cho những người thực hiện trợ giúp pháp lý tiếp cận và thực hiện vụ việc.
Thứ tư, công tác truyền thông về trợ giúp pháp lý tại một số vùng miền núi, hải đảo còn chưa được thường xuyên. Nội dung truyền thông có chỗ còn chưa thật sự phong phú và hấp dẫn, chưa phù hợp với các đối tượng đặc thù, chưa chú ý yếu tố giới, tuổi tác, tâm lý, hoàn cảnh và địa bàn sinh sống của người dân; chưa phản ánh sinh động thực tế công tác trợ giúp pháp lý nên chưa thu hút sự quan tâm của xã hội, người dân về công tác này.
Thứ năm, sự thông tin, phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong quá trình thực hiện một số hoạt động hay nhiệm vụ của mình có lúc, có nơi chưa được kịp thời, chưa hiệu quả. Việc chuyển, gửi vụ việc từ các cơ quan, tổ chức có liên quan đến tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và ngược lại đôi khi chưa được thường xuyên, đầy đủ và kịp thời. Một số tổ chức xã hội ở địa phương chưa thực sự tích cực, chủ động, phát huy các nguồn lực trong việc hỗ trợ, thông tin và phối hợp với tổ chức và người thực hiện trợ giúp pháp lý.
Thứ sáu, đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý của một số tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng làm việc với trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt như trẻ bị bỏ rơi, trẻ khuyết tật, trẻ bị nhiễm HIV/AID, trẻ bị xâm hại tình dục…. ; Vẫn còn một số trường hợp ở một số địa phương chưa hiểu rõ về quyền của trẻ em nói chung và trẻ em bị xâm hại tình dục nói riêng nên chưa kịp thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ; một số Trung tâm TGPL nhà nước chưa bố trí được địa điểm tiếp riêng cho những nạn nhân bị xâm hại tình dục
4. Một số giải phápvà kiến nghị.
Thứ nhất, Xây dựng Cơ chế người thực hiện trợ giúp pháp lý trực tại Tòa án để áp dụng điểm tại một số địa phương nhằm bảo đảm trẻ em, người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo,...được tiếp cận, cung cấp và sử dụng dịch vụ trợ giúp pháp lýkịp thời,tránh việc phải đi lại xa xôi, nhiều lần, giảm thiểu tối đa việc bỏ sót đối tượng;
Thứ hai, Nâng cao năng lực đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý
Căn cứ vào tình hình thực tiễn và nhu cầu trợ giúp pháp lý của địa phương, mỗi địa phương cần xác định rõ số lượng người thực hiện trợ giúp pháp lý nhất là đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý để trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch tuyển dụng viên chức nhằm tạo nguồn bổ nhiệm Trợ giúp viên pháp lý hoặc đưa ra tiêu chí để ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với các Luật sư, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý. Thực hiện các biện pháp phù hợp để thu hút các nguồn lực xã hội tham gia công tác trợ giúp pháp lý thông qua việc ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với luật sư, cộng tác viên, tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật; thực hiện đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý cho các tổ chức có đủ điều kiện thực hiện trợ giúp pháp lý.
Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn và dài hạn nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác trợ giúp pháp lý của địa phương. Đa dạng hóa công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ trợ giúp viên pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý, các Luật sư ký hợp đồng và các cộng tác viên, các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý khác theo hướng kết hợp giữa tự học với đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn tập trung hoặc các hình thức khác như học online, ứng dụng các công nghệ thông tin trong học tập... Đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo theo hướng tập trung vào đào tạo, bồi dưỡng nâng cao đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn nghề nghiệp, kỹ năng trợ giúp pháp lý đặc biệt là kỹ năng trợ giúp cho các đối tượng đặc thù là phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, người già... trong các lĩnh vực dân sự, hình sự, hành chính.
Nâng cao trách nhiệm của luật sư với tư cách là người bảo vệ công lý khi tham gia trợ giúp pháp lý cần nhiệt tình, có trách nhiệm, bảo đảm cung cấp dịch vụ pháp lý có chất lượng khi thực hiện trợ giúp pháp lý cho các đối tượng dễ bị tổn thương.
Thứ ba, Tăng cường phối hợp với cơ quan có liên quan
Các cấp, các ngành, các địa phương cần quan tâm hơn nữa tới công tác bảo vệ trẻ em và công tác TGPL cho trẻ em, nhất là trẻ em bị xâm hại. Tăng cường sự phối hợp giữa các tổ chức thực hiện TGPL với các cơ quan có liên quan (cơ quan tố tụng, các cơ quan, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, ...), các cơ sở hỗ trợ, trợ giúp, bảo vệ nạn nhân và các cấp chính quyền cơ sởđể sớm phát hiện và thực hiện trợ giúp pháp lý kịp thời cho người được trợ giúp pháp lý, trong đó có nạn nhân vụ việc bạo lực gia đình và trẻ em bị xâm hại. Các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý cần chủ động hơn trong việc phối hợp tiếp cận, xử lý các thông tin liên quan đến người được trợ giúp pháp lýtrẻ em trên các phương tiện thông tin đại chúng để kịp thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ.
Thiết lập cơ chế ứng phó hoặc phản ứng nhanh giữa các cơ quan, đặc biệt là những cơ quan bảo vệ trẻ em, các cơ quan tố tụng với các tổ chức trợ giúp pháp lý nhằm có những giải pháp hỗ trợ kịp thời cho người được trợ giúp pháp lýlà nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình và trẻ em bị xâm hại trong mỗi giai đoạn nhất định.
Thứ tư, Tăng cường quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý
Lựa chọn một số vụ việc cụ thể để theo dõi, đánh giá ngay trong quá trình thực hiện TGPL qua đó vừa đánh giá được chất lượng TGPL, người thực hiện TGPL có kịp thời đáp ứng yêu cầu TGPL không, có tham dự khám nghiệm hiện trường, lập luận khi tranh tụng có sắc bén không, vừa đánh giá được việc phối hợp, tạo điều kiện từ phía người tiến hành tố tụng, có tạo thuận lợi trong việc đăng ký bào chữa, trong việc tham dự các buổi lấy cung, chuyển thông tin, thông báo nhu cầu TGPL kịp thời không…, rút kinh nghiệm chung từ đó nâng cao hiệu quả công tác TGPL.
Phát huy hơn nữa vai trò giám sát của Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận cũng như các cơ quan thông tin, báo chí đối với việc triển khai Luật trợ giúp pháp lý và các văn bản pháp luật có liên quan, tổ chức và hoạt động của Trung tâm và các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý.
Thứ năm, về cơ sở vật chất, kinh phí
Bảo đảm cơ sở vật chất (trụ sở làm việc và các trang thiết bị) phù hợp với tính đặc thù của người được trợ giúp pháp lý, ví dụ trụ sở làm việc dễ nhận biết, dễ tiếp cận; có lối đi cho người khuyết tật; có địa điểm tiếp thân thiện với trẻ em; có phòng riêng hoặc địa điểm phù hợp cho nạn nhân bạo lực gia đình trình bày vụ việc ...
Bảo đảm kinh phí cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý để thực hiện các hoạt động trợ giúp pháp lý chuyên biệt cho nhóm đối tượng yếu thế, đặc biệt là phụ nữ, người già, trẻ em thông qua các biện pháp truyền thông, hỗ trợ cho việc thực hiện các vụ việc trợ giúp pháp lý đặc biệt là các vụ việc phức tạp, điển hình; tăng cường năng lực cho đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý cho các đối tượng này...
Thứ sáu,tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý
Mở rộng hơn nữa các mối quan hệ hợp tác quốc tế song phương, đa phương và khu vực; các diễn đàn hợp tác chuyên sâu về trợ giúp pháp lý. Tăng cường trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm thực hiện trợ giúp pháp lý, đặc biệt là việc trợ giúp pháp lý cho trẻ em. Cần có thêm các hoạt động hợp tác cụ thể nhằm hỗ trợ cho việc tăng cường năng lực cho đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý; xây dựng các biện pháp huy động nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động và công tác quản lý trợ giúp pháp lý trong thời gian tới.
Trần Nguyên Tú
Phó Trưởng phòng, phòng Tài chính và quản lý chất lượng TGPL
[1] Nguồn: Báo cáo công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2019 của Chính phủ: https://nhandan.com.vn/chinhtri/item/42130902-quyet-liet-thuc-hien-phong-chong-toi-pham-va-vi-pham-phap-luat.html
[2] Nguồn: http://bocongan.gov.vn/hoidap/Pages/hoidap.aspx?ItemID=1954
[3] Phát biểu của Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ LĐ, TB và XH) tại Hội thảo “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em - thực trạng và giải pháp” Do UBTWMTTQ VN tổ chức tháng 6/2019
[4]Quyết định số 734/QĐ-TTg ngày 06/9/1997 thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách
Trong những năm gần đây, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, phát triển kinh tế thị trường đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, làm chuyển biến mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực tiếp tục có nhiều biến động phức tạp, các thế lực thù địch, phản động gia tăng hoạt động chống phá trên các lĩnh vực; áp lực gia tăng tội phạm ngày càng lớn....
Tuy nhiên, trong thời gian qua, công tác phòng ngừa, đấu tranh trấn áp tội phạm đạt nhiều kết quả tích cực.Tỷ lệ điều tra khám phá án đạt 78% (cao hơn 8% so với chỉ tiêu Quốc hội giao; riêng án rất nghiêm trọng đạt 91,32%, án đặc biệt nghiêm trọng đạt 96,02%); về cơ bản các vụ án nổi cộm, gây bức xúc dư luận đều được điều tra làm rõ; các vụ xâm hại trẻ em được điều tra, xử lý quyết liệt hơn; tội phạm liên quan đến “tín dụng đen” đã bị trấn áp mạnh, tạo được chuyển biến tích cực; qua đó đã góp phần làm giảm 1,95% số vụ phạm pháp hình sự so với cùng kỳ 2018[1].
Theo thống kê số liệu của Bộ Công an năm 2018, toàn quốc phát hiện 1.547 vụ xâm hại trẻ em, giảm 2,8% so với năm 2017 (1.547/1.592) với 1.669 đối tượng, xâm hại 1.579 em. Trong đó, số vụ án xâm hại tình dục trẻ em là 1.269 vụ (chiếm 82% so với tổng số vụ xâm hại trẻ em) với 1.233 đối tượng, xâm hại 1.141 em. Các địa phương xảy ra nhiều vụ án xâm hại trẻ em gồm: Hà Nội 88 vụ, TP. Hồ Chí Minh 77 vụ, Đắk Lắk 52 vụ, Tây Ninh 51 vụ, Đồng Nai 46 vụ…Các đối tượng có hành vi bạo lực, bạo hành, xâm hại trẻ em ở nhiều lứa tuổi, thành phần xã hội khác nhau, trình độ văn hóa thấp, nhận thức pháp luật và xã hội còn rất hạn chế. Phân tích cho thấy số đông là người có trách nhiệm nuôi dưỡng, bảo mẫu, quản lý trẻ em như giáo viên, bảo mẫu, cha mẹ ruột, cha dượng, mẹ kế; nạn nhân thường là trẻ em nhỏ tuổi được cha mẹ gửi quản lý, chăm sóc hoặc sống trong gia đình không hoàn thiện, cha mẹ ly thân, ly hôn phải sống với cha dượng, mẹ kế… Các trường hợp khác nằm ngoài sự quản lý của cha mẹ, người thân nên bị các đối tượng xâm hại. Một số vụ việc do hoàn cảnh khó khăn, người mẹ sinh con ngoài ý muốn lo sợ ảnh hưởng đến bản thân, danh dự gia đình đã vứt bỏ con khi mới sinh hoặc cố ý bỏ con tại các nơi công cộng, nơi hoang vắng, các trung tâm bảo trợ xã hội, nhà chùa, nhà thờ…[2]Theo Cục Trẻ em Bộ Lao Động TBXH thì tại Việt Nam, số lượng vụ việc xâm hại trẻ em được phát hiện, xử lý có giảm nhưng không nhiều, tính chất của các vụ xâm hại tình dục trẻ em có chiều hướng diễn biến phức tạp, nghiêm trọng. Trẻ em bị xâm hại tình dục xảy ra ở nhiều độ tuổi, do nhiều loại đối tượng gây ra, trong đó phần lớn là người quen, họ hàng, hàng xóm, không chỉ người Việt Nam mà cả người nước ngoài và có cả trường hợp xâm hại trẻ em trên môi trường mạng. Nhiều vụ việc gia đình không cung cấp thông tin, thông báo, tố giác tới các cơ quan chức năng, vì sợ ảnh hưởng đến trẻ em và gia đình. Thủ phạm có sự đe doạ hoặc dùng tiền mua chuộc, hoà giải với gia đình của nạn nhân.[3]
2. Thực trạng trợ giúp pháp lý cho trẻ em nói chung và trẻ em bị xâm hại nói riêng.
Hoạt động trợ giúp pháp lý (TGPL) ở Việt Nam chính thức được hình thành từ năm 1997[4]. Ngày 20/6/2006, Quốc hội khóa X đã ban hành Luật Trợ giúp pháp lý, đánh dấu bước phát triển mới trong hoạt động TGPL. Trước yêu cầu phát triển của đất nước, triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013, nhiều đạo luật quan trọng mới được Quốc hội ban hành, công cuộc tăng cường cải cách pháp luật, cải cách tư pháp…đã đặt ra yêu cầu cần đổi mới công tác TGPL theo hướng tập trung thực hiện vụ việc TGPL có chất lượng. Ngày 01/6/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Đề án đổi mới công tác TGPL ở Việt Nam giai đoạn 2015 - 2025, theo đó đã chuyển trọng tâm hoạt động TGPL từ chiều rộng sang chiều sâu, chú trọng thực hiện vụ việc tham gia tố tụng; nâng cao chất lượng dịch vụ TGPL; tăng cường truyền thông về TGPL để người dân biết và tiếp cận, sử dụng dịch vụ TGPL.
Ngày 20/6/2017, Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 3 đã thông qua Luật TGPL năm 2017 với mục tiêu trọng tâm là nâng cao chất lượng TGPL, sử dụng nguồn lực có hiệu quả và lấy người được TGPL làm trung tâm.Sự ra đời của Luật TGPL năm 2017 một lần nữa khẳng định Đảng và Nhà nướctiếp tục ghi nhận vị trí, vai trò của công tác TGPL, đánh dấu mốc quan trọng trong việc hoàn thiện thể chế công tác TGPL nhằm góp phần triển khai Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân nói chung.
Trợ giúp pháp lý (TGPL) cho trẻ em đặc biệt là trẻ em gái xuất phát từ quan điểm của Đảng và Nhà nước ta. Với quan điểm trợ giúp pháp lý cho trẻ em không chỉ giúp trẻ em trong giải quyết các vụ việc cụ thể mà còn giúp trẻ em nâng cao hiểu biết pháp luật qua đó góp phần trang bị cho trẻ em những kiến thức cần thiết để phòng ngừa trước những sự đe dọa của các tệ nạn xã hội, các hành vi xâm hại đến tính mạng, danh sự, sức khỏe của mình,...nên việc bảo đảm quyền được TGPL cho trẻ em là vấn đề được quan tâm thực hiện ngay từ khi tổ chức TGPL được thành lập và đi vào hoạt động đến nay.
Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy địnhtất cả trẻ em đều là người được TGPL (mở rộng từ trẻ em không nơi nương tựa theo quy định của Luật TGPL 2006). Ngoài ra, Luật TGPL 2017 đã bổ sung một số đối tượng so với Luật TGPL năm 2016 như: Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi; người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có khó khăn về tài chính là bị hại trong vụ án hình sự.Điều này đã thể hiện rõ nét chính sách nhân văn, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với người dưới 18 tuổi nói chung và trẻ em nói riêng. Khi đáp ứng được đầy đủ, chất lượng nhu cầu TGPL của các diện người này sẽ góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Trong thời gian qua, Bộ Tư pháp và các Trung tâm đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện TGPL cho trẻ em thuộc diện trợ giúp pháp lý, kết quả đạt được như sau:
a) Thể chế về trợ giúp pháp lý
Để triển khai có hiệu quả Luật Trợ giúp pháp lý, cho đến nay, về cơ bản hệ thống văn bản pháp luật về trợ giúp pháp lý đã bảo đảm đầy đủ, đồng bộ(01 Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý; 03 Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về các nội dung: quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý; hướng dẫn một số nghiệp vụ trợ giúp pháp lý và quản lý chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý; quy định tiêu chí vụ việc trợ giúp pháp lý phức tạp, điển hình; 01 Thông tư liên ngành quy định về quy định về phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý (TGPL) trong hoạt động tố tụng) và đã nội luật hóa các cam kết có liên quan đến TGPL trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên như: Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự, Chính trị, Công ước Quốc tế về Quyền Trẻ em, Công ước Quốc tế về Quyền của Người Khuyết tật, các Hiệp định tương trợ tư pháp song phương và khu vực. Trong những năm qua, Bộ Tư pháp đã thực hiện nhiều giải pháp khác nhau để đưa các quy định của Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành vào cuộc sống.
Năm 2014 Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hànhThông tư số 11/2014/TT-BTP quy định về bình đẳng giới trong hoạt động TGPL thay thế Thông tư số 07/2011/TT-BTP ngày 31/3/2011 của Bộ Tư pháp hướng dẫn bảo đảm bình đẳng giới trong tổ chức và hoạt động TGPL. Trong đó, quy định cụ thể “Thực hiện các biện pháp bảo vệ và hỗ trợ cho người được TGPL là người mẹ, trẻ em gái, nạn nhân bạo lực gia đình, nạn nhân bị mua bán, nạn nhân bị xâm hại tình dục”.
Đặc biệt, Nhằm hướng dẫn khoản 9 Điều 8 Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTCngày 29/6/2018 quy định về phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng (Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT), Bộ Tư pháp đã phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao nghiên cứu xây dựng Cơ chế người thực hiện trợ giúp pháp lý trực tại Tòa án và dự kiến áp dụng điểm tại một số địa phương nhằm bảo đảm đối tượng thuộc diện trợ giúp pháp lý bao gồm các đối tượng đặc thù như: trẻ em, người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo,... được giải thích đầy đủ về quyền được trợ giúp pháp lý, được tiếp cận, cung cấp và sử dụng dịch vụ trợ giúp pháp lýkịp thời,tránh việc phải đi lại xa xôi, nhiều lần, giảm thiểu tối đa việc bỏ sót đối tượng; Tăng cường công tác phối hợp giữa Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước với Tòa án nhân dân trong việc trợ giúp pháp lý, đặc biệt trong việcthông tin, thông báo về trợ giúp pháp lý.
b) Về nâng cao năng lực đội ngũ người thực hiện
Hằng năm, người thực hiện trợ giúp pháp lý được tham dự các lớp tập huấn về kỹ năng tham gia tố tụng hình sự, hành chính, dân sự cho người thực hiện trợ giúp pháp lý, trong đó chú trọng đến các kiến thức, kỹ năng đặc thù nhằm bảo đảm Trợ giúp viên pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý khác cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí có chất lượng cao cho người được trợ giúp pháp lý (trong đó các đối tượng đặc thù như: trẻ em, người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo,...);
c) Truyền thông về quyền trợ giúp pháp lý
Các hoạt động truyền thông tiếp tục được triển khai rộng khắp trên các phương tiện thông tin đại chúng với các nội dung về quyền được trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý nói chung và hướng đến các đối tượng đặc thù (trẻ em, người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo,...); Xây dựng các phóng sự về vụ việc cho người được TGPL; thực hiện các phỏng vấn trên truyền hình với các nội dung về chất lượng vụ việc, về triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC,...
Các địa phương đã lắp đặt bảng thông tin về trợ giúp pháp lý, hộp tin về trợ giúp pháp lý và cung cấp tờ gấp về trợ giúp pháp lý tại các cơ quan tiến hành tố tụng; chủ động phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng như Đài phát thanh, truyền hình, báo chí để tuyên truyền về hoạt động trợ giúp pháp lý; phổ biến về quyền được trợ giúp pháp lý cho người bị buộc tội, bị hại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự….;
d) Kết quả thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý cho trẻ em
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, từ năm 2015 đến năm 2019, các Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh/thành phố đã thực hiện được 382.960 vụ việc TGPL cho 382.960 lượt người được TGPL. Riêng thực hiện trợ giúp pháp lý cho trẻ em, người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo,... các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước đã thực hiện được 18.155 vụ việc, trong đó: tham gia tố tụng là: 10.450 vụ việc, đại diện ngoài tố tụng là: 127 vụ việc, tư vấn là 7.510 vụ việc.
Cụ thể như sau:
Stt |
Năm |
Người được TGPL |
Phân theo hình thức |
Tổng số |
Trẻ em |
TV |
TGTT |
Đ DNTT |
Khác |
1 |
2015* |
142660 |
5473 |
2192 |
3265 |
11 |
5 |
2 |
2016* |
87421 |
3362 |
1358 |
1961 |
17 |
26 |
3 |
2017* |
85987 |
4736 |
1211 |
3449 |
47 |
29 |
4 |
2018 |
50547 |
2684 |
1474 |
1163 |
47 |
|
5 |
2019 |
16345 |
1900 |
1283 |
612 |
5 |
|
|
Tổng số |
382960 |
18155 |
7518 |
10450 |
127 |
60 |
* Từ năm 2015 đến năm 2017, theo quy định của Luật trợ giúp pháp lý năm 2006 thì trẻ em không nơi nương tựa được trợ giúp pháp lý
Một số địa phương thực hiện nhiều vụ việc trợ giúp pháp lý cho trẻ em như thành phố Hà Nội 703 vụ, thành phố Hồ Chí Minh 549 vụ, Quảng trị 185 vụ. Một số địa phương thực hiện nhiều vụ việc trợ giúp pháp lý cho nạn nhân bị bạo lực gia đình có khó khăn về tài chính như: Hà Nam 66 vụ, Hà Nội 42 vụ.
Qua công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý hằng năm cho thấy, phần lớn các vụ việc trợ giúp pháp lý được thực hiện đều đạt chất lượng và chất lượng tốt theo quy định của pháp luật, đặc biệt, các vụ việc tham gia tố tụng đều được các Trung tâm trợ giúp pháp lý tạo điều kiện phân công các Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư có nhiều kinh nghiệm thực tế, am hiểu tâm lý trẻ em để thực hiện việc trợ giúp pháp lý. Các Trợ giúp viên pháp lý đã tích cực tham gia vào các vụ việc nóng, được dư luận quan tâm như như Lê Ngọc M., Đỗ Hoàng P... ở Bình Dương trong vụ án xâm hại tình dục với trẻ em; vụ bảo vệ cho bị hại trong vụ giao cấu với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi, trong vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi và giao cấu với trẻ em... ở Tiền Giang.
Nhiều luận cứ bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích của người thực hiện trợ giúp pháp lý đã được ghi nhận tại các bản án của Tòa án các cấp; có nhiều vụ việc thành công, mức phạt tòa tuyên thấp hơn so với mức phạt khi khởi tố hoặc chuyển khung hình phạt.Theo báo cáo của một số địa phương: 115 vụ việc người được TGPL được giảm nhẹ hình phạt, 12 vụ việc vụ án được đình chỉ theo hướng có lợi cho người được TGPL; nhiều vụ việc được chuyển khung hình phạt hoặc chuyển tội danh sang tội danh có hình phạt nhẹ hơn; đặc biệt, đã có nhiều vụ việc người thực hiện TGPL được Tòa án tuyên không phạm tội. Qua công tác quản lý nhà nước và quản lý chuyên ngành về chất lượng vụ việc TGPL cho thấy đến nay chưa có vụ việc nào có khiếu nại, tố cáo hoặc phản ánh, kiến nghị về chất lượng vụ việc hoặc có yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Bên cạnh việc thực hiện các hoạt động nghiệp vụ để tư vấn, bảo vệ cho nạn nhân trong các vụ việc tham gia tố tụng nhằm bảo đảo tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của nạn nhân, người thực hiện TGPL khi thực hiện TGPL trong các vụ việc cho trẻ em bị xâm hại tình dục đã kịp thời cung cấp địa chỉ, thông tin về sự hỗ trợ cần thiết từ các cơ quan liên quan, bao gồm cơ quan công an, chính quyền cơ sở, các tổ chức hội, đoàn thể và các dịch vụ hỗ trợ khác như y tế, sức khỏe, kinh tế, tư vấn và các dịch vụ xã hội khác cho người được TGPL khi cần thiết.
3. Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện trợ giúp pháp lý trẻ em bị xâm hại.
Trong quá trình thực hiện trợ giúp pháp lý cho trẻ em, các tổ chức trợ giúp pháp lý của Nhà nước đã thu được một số kết quả bước đầu được Đảng và Nhà nước quan tâm và nhân dân ủng hộ. Tuy nhiên, trợ giúp pháp lý cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em bị xâm hại còn có không ít khó khăn, vướng mắc, cụ thể như sau:
Thứ nhất, Thể chế về TGPL đã tương đối đầy đủ, tạo hành lang pháp lý vững chắc cho công tác TGPL. Tuy vậy, để bảo đảm công tác TGPL được thực hiện một cách thống nhất, hiệu quả và có chất lượng hơn, trong thời gian tới cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện một số quy định liên quan đến chính sách hỗ trợ cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo, xã nghèo; về việc sử dụng nguồn kinh phí dành cho công tác TGPL tiết kiệm, hiệu quả hơn; về quy tắc nghề nghiệp TGPL... Ngoài ra, vấn đề tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về TGPL trên thực tiễn cần được tiếp tục quan tâm nghiên cứu và đánh giá để bảo đảm công tác TGPL thực sự hiệu quả, chất lượng.
Thứ hai,Điều 456 Bộ luật tố tụng hình sự chưa coi nhưng vụ việc có sự tham gia của trẻ em nói chung, trẻ em bị xâm hại nói riêng là một trong các điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn. Việc áp dụng thủ tục tố tụng thông thường đối với những vụ việc có sự tham gia của trẻ em, đặc biệt là những vụ việc nhạy cảm gây ảnh hưởng nhiều đến tâm lý, mặc cảm của nạn nhân đối với những gì họ đã trải qua.
Thứ ba, với nhiều nguyên nhân khác nhau như do hoàn cảnh khó khăn, do nhận thức còn hạn chế, do ảnh hưởng của một số thói quen, tập tục lạc hậu… nên những vụ xâm hại trẻ em và bạo lực gia đình vẫn xảy ra. Tuy vậy, vẫn còn một bộ phận không nhỏ người dân, trong đó có cả người thân của trẻ em chưa thật quan tâm, chưa hiểu biết về pháp luật và quyền được trợ giúp pháp lý hoặc còn e ngại khi tiếp cận với cơ quan, tổ chức có liên quan, kể cả tổ chức và người thực hiện trợ giúp pháp lý.
Vì nhiều lý do khác nhau nên nhiều người thuộc diện được trợ giúp pháp lý, nhất là phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, nạn nhân bạo lực gia đình, nạn nhân bị xâm hại tình dục… thường muốn giấu kín vụ việc hoặc cam chịu, không chia sẻ thông tin khi có vụ việc xảy ra; họ thường chỉ yêu cầu giúp đỡ khi sự việc đã trở nên trầm trọng hoặc bị phát hiện. Một số người dân tộc thiểu số không biết chữ, không nói được tiếng phổ thông. Một số người khuyết tật không dễ dàng vượt qua mặc cảm để thể hiện ý muốn của mình…; Nhiều vụ việc, khi tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý tiếp cận, hướng dẫn giải thích về quyền được trợ giúp pháp lý nhưng gia đình không hợp tác, muốn giải quyết nội bộ.Do vậy, rất khó cho các cơ quan, tổ chức hữu quan có thể sớm phát hiện và có những biện pháp hỗ trợ phù hợp; khó cho những người thực hiện trợ giúp pháp lý tiếp cận và thực hiện vụ việc.
Thứ tư, công tác truyền thông về trợ giúp pháp lý tại một số vùng miền núi, hải đảo còn chưa được thường xuyên. Nội dung truyền thông có chỗ còn chưa thật sự phong phú và hấp dẫn, chưa phù hợp với các đối tượng đặc thù, chưa chú ý yếu tố giới, tuổi tác, tâm lý, hoàn cảnh và địa bàn sinh sống của người dân; chưa phản ánh sinh động thực tế công tác trợ giúp pháp lý nên chưa thu hút sự quan tâm của xã hội, người dân về công tác này.
Thứ năm, sự thông tin, phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong quá trình thực hiện một số hoạt động hay nhiệm vụ của mình có lúc, có nơi chưa được kịp thời, chưa hiệu quả. Việc chuyển, gửi vụ việc từ các cơ quan, tổ chức có liên quan đến tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và ngược lại đôi khi chưa được thường xuyên, đầy đủ và kịp thời. Một số tổ chức xã hội ở địa phương chưa thực sự tích cực, chủ động, phát huy các nguồn lực trong việc hỗ trợ, thông tin và phối hợp với tổ chức và người thực hiện trợ giúp pháp lý.
Thứ sáu, đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý của một số tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng làm việc với trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt như trẻ bị bỏ rơi, trẻ khuyết tật, trẻ bị nhiễm HIV/AID, trẻ bị xâm hại tình dục…. ; Vẫn còn một số trường hợp ở một số địa phương chưa hiểu rõ về quyền của trẻ em nói chung và trẻ em bị xâm hại tình dục nói riêng nên chưa kịp thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ; một số Trung tâm TGPL nhà nước chưa bố trí được địa điểm tiếp riêng cho những nạn nhân bị xâm hại tình dục
4. Một số giải phápvà kiến nghị.
Thứ nhất, Xây dựng Cơ chế người thực hiện trợ giúp pháp lý trực tại Tòa án để áp dụng điểm tại một số địa phương nhằm bảo đảm trẻ em, người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo,...được tiếp cận, cung cấp và sử dụng dịch vụ trợ giúp pháp lýkịp thời,tránh việc phải đi lại xa xôi, nhiều lần, giảm thiểu tối đa việc bỏ sót đối tượng;
Thứ hai, Nâng cao năng lực đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý
Căn cứ vào tình hình thực tiễn và nhu cầu trợ giúp pháp lý của địa phương, mỗi địa phương cần xác định rõ số lượng người thực hiện trợ giúp pháp lý nhất là đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý để trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch tuyển dụng viên chức nhằm tạo nguồn bổ nhiệm Trợ giúp viên pháp lý hoặc đưa ra tiêu chí để ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với các Luật sư, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý. Thực hiện các biện pháp phù hợp để thu hút các nguồn lực xã hội tham gia công tác trợ giúp pháp lý thông qua việc ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với luật sư, cộng tác viên, tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật; thực hiện đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý cho các tổ chức có đủ điều kiện thực hiện trợ giúp pháp lý.
Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn và dài hạn nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác trợ giúp pháp lý của địa phương. Đa dạng hóa công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ trợ giúp viên pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý, các Luật sư ký hợp đồng và các cộng tác viên, các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý khác theo hướng kết hợp giữa tự học với đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn tập trung hoặc các hình thức khác như học online, ứng dụng các công nghệ thông tin trong học tập... Đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo theo hướng tập trung vào đào tạo, bồi dưỡng nâng cao đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn nghề nghiệp, kỹ năng trợ giúp pháp lý đặc biệt là kỹ năng trợ giúp cho các đối tượng đặc thù là phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, người già... trong các lĩnh vực dân sự, hình sự, hành chính.
Nâng cao trách nhiệm của luật sư với tư cách là người bảo vệ công lý khi tham gia trợ giúp pháp lý cần nhiệt tình, có trách nhiệm, bảo đảm cung cấp dịch vụ pháp lý có chất lượng khi thực hiện trợ giúp pháp lý cho các đối tượng dễ bị tổn thương.
Thứ ba, Tăng cường phối hợp với cơ quan có liên quan
Các cấp, các ngành, các địa phương cần quan tâm hơn nữa tới công tác bảo vệ trẻ em và công tác TGPL cho trẻ em, nhất là trẻ em bị xâm hại. Tăng cường sự phối hợp giữa các tổ chức thực hiện TGPL với các cơ quan có liên quan (cơ quan tố tụng, các cơ quan, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, ...), các cơ sở hỗ trợ, trợ giúp, bảo vệ nạn nhân và các cấp chính quyền cơ sởđể sớm phát hiện và thực hiện trợ giúp pháp lý kịp thời cho người được trợ giúp pháp lý, trong đó có nạn nhân vụ việc bạo lực gia đình và trẻ em bị xâm hại. Các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý cần chủ động hơn trong việc phối hợp tiếp cận, xử lý các thông tin liên quan đến người được trợ giúp pháp lýtrẻ em trên các phương tiện thông tin đại chúng để kịp thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ.
Thiết lập cơ chế ứng phó hoặc phản ứng nhanh giữa các cơ quan, đặc biệt là những cơ quan bảo vệ trẻ em, các cơ quan tố tụng với các tổ chức trợ giúp pháp lý nhằm có những giải pháp hỗ trợ kịp thời cho người được trợ giúp pháp lýlà nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình và trẻ em bị xâm hại trong mỗi giai đoạn nhất định.
Thứ tư, Tăng cường quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý
Lựa chọn một số vụ việc cụ thể để theo dõi, đánh giá ngay trong quá trình thực hiện TGPL qua đó vừa đánh giá được chất lượng TGPL, người thực hiện TGPL có kịp thời đáp ứng yêu cầu TGPL không, có tham dự khám nghiệm hiện trường, lập luận khi tranh tụng có sắc bén không, vừa đánh giá được việc phối hợp, tạo điều kiện từ phía người tiến hành tố tụng, có tạo thuận lợi trong việc đăng ký bào chữa, trong việc tham dự các buổi lấy cung, chuyển thông tin, thông báo nhu cầu TGPL kịp thời không…, rút kinh nghiệm chung từ đó nâng cao hiệu quả công tác TGPL.
Phát huy hơn nữa vai trò giám sát của Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận cũng như các cơ quan thông tin, báo chí đối với việc triển khai Luật trợ giúp pháp lý và các văn bản pháp luật có liên quan, tổ chức và hoạt động của Trung tâm và các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý.
Thứ năm, về cơ sở vật chất, kinh phí
Bảo đảm cơ sở vật chất (trụ sở làm việc và các trang thiết bị) phù hợp với tính đặc thù của người được trợ giúp pháp lý, ví dụ trụ sở làm việc dễ nhận biết, dễ tiếp cận; có lối đi cho người khuyết tật; có địa điểm tiếp thân thiện với trẻ em; có phòng riêng hoặc địa điểm phù hợp cho nạn nhân bạo lực gia đình trình bày vụ việc ...
Bảo đảm kinh phí cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý để thực hiện các hoạt động trợ giúp pháp lý chuyên biệt cho nhóm đối tượng yếu thế, đặc biệt là phụ nữ, người già, trẻ em thông qua các biện pháp truyền thông, hỗ trợ cho việc thực hiện các vụ việc trợ giúp pháp lý đặc biệt là các vụ việc phức tạp, điển hình; tăng cường năng lực cho đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý cho các đối tượng này...
Thứ sáu,tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý
Mở rộng hơn nữa các mối quan hệ hợp tác quốc tế song phương, đa phương và khu vực; các diễn đàn hợp tác chuyên sâu về trợ giúp pháp lý. Tăng cường trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm thực hiện trợ giúp pháp lý, đặc biệt là việc trợ giúp pháp lý cho trẻ em. Cần có thêm các hoạt động hợp tác cụ thể nhằm hỗ trợ cho việc tăng cường năng lực cho đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý; xây dựng các biện pháp huy động nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động và công tác quản lý trợ giúp pháp lý trong thời gian tới.
Trần Nguyên Tú
Phó Trưởng phòng, phòng Tài chính và quản lý chất lượng TGPL
[1] Nguồn: Báo cáo công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2019 của Chính phủ: https://nhandan.com.vn/chinhtri/item/42130902-quyet-liet-thuc-hien-phong-chong-toi-pham-va-vi-pham-phap-luat.html
[2] Nguồn: http://bocongan.gov.vn/hoidap/Pages/hoidap.aspx?ItemID=1954
[3] Phát biểu của Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ LĐ, TB và XH) tại Hội thảo “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em - thực trạng và giải pháp” Do UBTWMTTQ VN tổ chức tháng 6/2019
[4]Quyết định số 734/QĐ-TTg ngày 06/9/1997 thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách