05/09/2019
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
Tăng cường năng lực của người thực hiện trợ giúp pháp lý Chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân yêu cầu phải quan tâm đến người nghèo, đối tượng chính sách, đối tượng yếu thế để họ được tiếp cận pháp luật và công lý một cách công bằng, bình đẳng là một nhu cầu cần thiết, khách quan. Tiếp tục khẳng định sự quan tâm của Nhà nước đối với các đối tượng này trong xã hội, Quốc hội đã ban hành Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018, thay thế Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006). Luật Trợ giúp pháp lý (TGPL) năm 2017 đã đánh dấu mốc quan trọng trong việc hoàn thiện thể chế công tác TGPL nói riêng và triển khai Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân nói chung, hướng hoạt động TGPL vào nhiệm vụ trọng tâm là thực hiện vụ việc TGPL, đặc biệt là các vụ việc tham gia tố tụng.Với mục tiêu lấy người được TGPL làm trung tâm và nâng cao chất lượng dịch vụ TGPL thì một số vấn đề sau cần tiếp tục nghiên cứu để nâng cao chất lượng dịch vụ TGPL, trong đó chú trọng nâng cao năng lực, hiệu quả của người thực hiện TGPL.
1. Về thể chế TGPL
Hiện nay, có 19 văn bản quy phạm pháp luật đang có hiệu lực trong lĩnh vực TGPL tạo cơ sở pháp lý thống nhất, đồng bộ, điều chỉnh khá toàn diện tổ chức và hoạt động TGPL nhằm cung cấp dịch vụ pháp lý kịp thời, có chất lượng cho người được TGPL, phù hợp với xu hướng phát triển TGPL trên thế giới (gồm 01 Luật, 01 Nghị định, 01 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 08 Thông tư liên tịch, 08 Thông tư của Bộ Tư pháp).
Với quan điểm phát triển công tác TGPL theo hướng chuyên nghiệp hóa, Luật TGPL đã quy định tiêu chuẩn của Trợ giúp viên pháp lý đương với tiêu chuẩn của luật sư[1]. Để nâng cao chất lượng đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý nhằm cung cấp dịch vụ TGPL có chất lượng, đội ngũ này phải tham gia các khóa tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ TGPL tối thiểu 08 giờ/năm[2], đồng thời, Trợ giúp viên pháp lý bị miễn nhiệm và thu hồi thẻ khi không thực hiện vụ việc tham gia tố tụng trong thời gian 02 năm liên tục, trừ trường hợp do nguyên nhân khách quan (điểm d khoản 1 Điều 22 Luật TGPL). Ngoài ra, Luật tiếp tục ghi nhận sự tham gia của đội ngũ luật sư, tư vấn viên pháp luật đang hoạt động có hiệu quả và chọn lọc những người có kiến thức pháp luật, kinh nghiệm thực tiễn và bảo đảm về mặt thời gian tham gia TGPL để làm cộng tác viên TGPL.
2. Về nguồn lực thực hiện TGPL
Hiện nay đã có 63 Trung tâm TGPL nhà nước trực thuộc Sở Tư pháp được thành lập ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, 145 Chi nhánh của Trung tâm TGPL nhà nước đặt tại các huyện hoặc liên huyện với 645 Trợ giúp viên pháp lý (chưa kể 43 người đã đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự TGPL sắp được bổ sung), 725 luật sư ký hợp đồng thực hiện TGPL với Trung tâm và có 195 tổ chức tham gia TGPL (trong đó, có 27 tổ chức ký hợp đồng thực hiện TGPL tại 11 tỉnh, 168 tổ chức đăng ký tham gia TGPL tại 19 tỉnh, thành phố)[3].
Tại các tỉnh miền núi, số lượng người được TGPL tương đối cao, điều kiện đi lại khó khăn như (Điện Biên, Lai Châu, Kon Tum, Bắc Kạn....) nhưng nguồn lực người thực hiện TGPL còn hạn chế. Trong điều kiện tinh giản biên chế hiện nay thì việc tăng biên chế nhà nước thực hiện TGPL (Trợ giúp viên pháp lý) là điều rất khó khăn, trong khi đó luật sư là lực lượng có trình độ nghiệp vụ và kỹ năng hành nghề có tiềm năng tham gia hoạt động TGPL nhưng lại tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn (Hà Nội: 3.711, Hồ Chí Minh: 5.310), Cần Thơ: 273...), còn ở các tỉnh miền núi còn rất hạn chế như: Bắc Kạn (8), Lai Châu (9), Hà Giang (10), Kon Tum (11), Cao Bằng (12), Tuyên Quang (13). Ví dụ: tại tỉnh Lai Châu, theo báo cáo của địa phương có 343.825 người thuộc diện TGPL (chiếm 85% dân số)[4], trong khi nguồn nhân lực thực hiện TGPL rất hạn chế: có 03 Trợ giúp viên pháp lý và 4/9 luật sư ký hợp đồng thực hiện TGPL với Trung tâm.
3. Về nhu cầu và rào cản tiếp cận, sử dụng TGPL của người dân
3.1. Về nhu cầu TGPL của người dân
Luật TGPL năm 2017 đã mở rộng từ 06 nhóm đối tượng lên 14 nhóm đối tượng. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định về các trường hợp chỉ định người bào chữa[5], theo đó, nếu người được chỉ định bào chữa là người được TGPL thì cơ quan tiến hành tố tụng phải yêu cầu hoặc đề nghị Trung tâm TGPL nhà nước cử Trợ giúp viên pháp lý, luật sư bào chữa cho họ. Theo các quy định trên, dự kiến số vụ việc TGPL tham gia tố tụng sẽ tăng.
Hiện nay, chưa có số liệu chính xác về nhu cầu TGPL ở Việt Nam, tuy nhiên qua các dữ liệu về số lượng người được TGPL, dân số, số lượng án trên toàn quốc có thể nhận định nhu cầu TGPL của người dân là khá cao. Số lượng người được TGPL chiếm khoảng 45% dân số toàn quốc. Từ ngày 01/12/2017 đến ngày 30/11/2018, các Tòa án đã giải quyết được 499.013 vụ, việc[6]. Theo thống kê của Bộ Tư pháp, số lượng vụ việc tham gia tố tụng năm 2018 là 16.882 vụ việc. Thực tế, hiện chỉ có khoảng 20% các vụ án hình sự trong cả nước có luật sư tham gia, trừ các vụ án hình sự bắt buộc các cơ quan tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa cho bị can, bị cáo (luật sư chỉ định)[7]. Số liệu trên cho thấy, số lượng vụ việc TGPL tham gia tố tụng trên toàn quốc còn hạn chế so với lượng án và số lượng người được TGPL. Như vậy, khả năng có thể còn nhiều người thuộc diện TGPL chưa tiếp cận và thụ hưởng dịch vụ TGPL[8].
3.2. Một số rào cản trong việc tiếp cận, sử dụng TGPL của người dân
Thực tế, việc tiếp cận và sử dụng TGPL của người dân còn hạn chế do một số nguyên nhân như: trình độ dân trí còn thấp, nhiều người không biết chữ và không nghe hoặc nói được tiếng Việt ở một số tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa nên việc truyền đạt thông tin pháp luật đến người dân còn chưa đầy đủ; phương thức truyền thông về TGPL còn có chỗ chưa phù hợp nên người dân chưa biết đến TGPL; mạng lưới tổ chức thực hiện TGPL, người thực hiện TGPL ở một số địa phương còn mỏng; trình độ năng lực, kỹ năng thực hiện TGPL của một số người thực hiện TGPL trong một số lĩnh vực còn hạn chế; kinh phí hoạt động của một số Trung tâm TGPL nhà nước còn ít và còn thiếu các trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho hoạt động TGPL; sự phối hợp giữa tổ chức thực hiện TGPL và một số cơ quan, tổ chức chưa thực sự hiệu quả hoặc còn ở chừng mực nhất định nên việc giới thiệu và chuyển gửi vụ việc TGPL vẫn còn hạn chế...
4. Về năng lực của người thực hiện trợ giúp pháp lý
Năm 2018 (sau 01 năm triển khai Luật TGPL năm 2017), các Trung tâm TGPL nhà nước đã thực hiện 55.908 vụ việc, trong đó có 38.561 vụ việc tư vấn pháp luật (Trợ giúp viên pháp lý thực hiện được 25.961 vụ việc kết thúc, chiếm 67,3%); 16.882 vụ việc tham gia tố tụng, trong đó có 11.860 vụ việc kết thúc: (Trợ giúp viên pháp lý thực hiện được 9.660 vụ việc kết thúc, chiếm 81,4%); 461 vụ việc đại diện ngoài tố tụng, trong đó có 249 vụ việc kết thúc (Trợ giúp viên pháp lý thực hiện được 198 vụ việc kết thúc, chiếm 79,5%).
Hiện nay, còn một số Trợ giúp viên pháp lý cần hoàn thành khóa đào tạo nghề luật sư để đáp ứng tiêu chuẩn của Luật (đến nay còn 24 Trợ giúp viên pháp lý của 16 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần học lớp đào tạo nghề luật sư). Tại một số địa phương, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của viên chức TGPL không đồng đều, một số mới vào nghề, còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn[9]. Theo báo cáo của địa phương, năm 2018, có 185 Trợ giúp viên pháp lý được bổ nhiệm dưới 03 năm, 154 Trợ giúp viên pháp lý được bổ nhiệm từ đủ 03 năm đến dưới 05 năm.
Để nâng cao năng lực cho đội ngũ người thực hiện TGPL, hàng năm Cục Trợ giúp pháp lý đều tổ chức các lớp tập huấn (từ 06 - 09 lớp/năm) nhằm trang bị cho đội ngũ người thực hiện TGPL nói chung các kiến thức chuyên sâu về Luật TGPL cũng như kỹ năng TGPL trong các lĩnh vực tố tụng hình sự, dân sự, hành chính và kỹ năng thực hiện TGPL cho một số đối tượng đặc thù như người khuyết tật, trẻ em... Ngoài ra, Học viện Tư pháp hàng năm đều thực hiện rà soát nhu cầu để tổ chức lớp bồi dưỡng Trợ giúp viên pháp lý hạng II để bảo đảm cho các Trợ giúp viên pháp lý đủ điều kiện để thi nâng hạng lên Trợ giúp viên pháp lý chính theo quy định tại Thông tư liên tịch số 08/2016/TTLT-BTP-BNV ngày 23/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức Trợ giúp viên pháp lý. Ở địa phương, Sở Tư pháp và Trung tâm TGPL nhà nước đều tổ chức các lớp tập huấn nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng thực hiện TGPL cho đội ngũ người thực hiện TGPL.
Do hạn chế về kinh phí, nên việc tổ chức các lớp tập huấn (ở Trung ương và địa phương) chưa được thường xuyên, đặc biệt là việc tổ chức các lớp tập huấn chuyên sâu trong từng lĩnh vực cụ thể (chưa có lớp tập huấn kỹ năng thực hiện vụ việc TGPL trong lĩnh vực đất đai, lao động việc làm,…); kỹ năng thực hiện TGPL đối với một số đối tượng đặc thù (nạn nhân trong vụ việc mua bán người, người bị nhiễm HIV, người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi là bị hại có khó khăn về tài chính; người dân tộc thiểu số cư trú tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn,…); kỹ năng thực hiện các vụ việc phức tạp cần làm việc với nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và được dư luận xã hội quan tâm; kỹ năng mềm trong giao tiếp,…
5. Các giải pháp nâng cao năng lực của người thực hiện TGPL
5.1. Các giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng
Để nâng cao chất lượng vụ việc TGPL, cần khảo sát, đánh giá nhu cầu tăng cường năng lực của đội ngũ người thực hiện TGPL để tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng với các nội dung phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu của đội ngũ này, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ TGPL. Cục TGPL và các Trung tâm TGPL nhà nước cần tăng cường tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn với các nội dung đa dạng như: cập nhật kiến thức pháp luật, kiến thức nghiệp vụ chung về TGPL; kỹ năng thực hiện TGPL trong các lĩnh vực dân sự, hình sự, hành chính; kỹ năng thực hiện TGPL cho các đối tượng đặc thù như: trẻ em, phụ nữ, nạn nhân mua bán người, nạn nhân bạo lực gia đình, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số...; kỹ năng thực hiện các vụ việc phức tạp cần làm việc nhiều với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan (trong bối cảnh một phần lớn các vụ án chỉ định luật sư trước đây nay đã chuyển sang để Trung tâm TGPL nhà nước thực hiện); kỹ năng mềm trong giao tiếp (tiếp người được TGPL, ứng xử với các cơ quan tiến hành tố tụng); bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số...
5.2. Các giải pháp nâng cao năng lực tiếp cận của người được TGPL
Tổ chức triển khai hiệu quả Luật TGPL năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành, đặc biệt là các quy định của Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 29/6/2018 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao quy định về phối hợp thực hiện TGPL trong hoạt động tố tụng như: thực hiện tốt việc giải thích, thông báo, thông tin về TGPL cho người bị buộc tội, người bị hại, đương sự, chuyển gửi đối tượng được TGPL của các cơ quan tiến hành tố tụng trên địa bàn đến các tổ chức thực hiện TGPL, nghiên cứu thí điểm việc trực của người thực hiện TGPL tại các cơ quan tiến hành tố tụng nhằm kịp thời phát hiện nhu cầu TGPL và cung cấp dịch vụ TGPL cho người dân... Đồng thời, đẩy mạnh hơn nữa việc huy động các nguồn lực xã hội tham gia thực hiện TGPL nhằm đa dạng hóa các tổ chức, cá nhân thực hiện TGPL để người dân có nhiều địa chỉ tiếp cận và thụ hưởng quyền được TGPL.
Đa dạng hóa các phương thức truyền thông về TGPL (qua báo, đài phát thanh, truyền hình, internet,...) phù hợp với từng đặc thù địa bàn, trình độ dân trí của người dân, đặc biệt là phù hợp với nhóm đối tượng như: người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, trẻ em chẳng hạn xây dựng video, kịch bản liên quan đến câu chuyện pháp luật; cập nhật và cung cấp đầy đủ Bảng tin, hộp tin TGPL, tờ thông tin đặt tại các cơ quan tiến hành tố tụng, trại tạm giam, nhà tạm giữ; dịch tờ gấp pháp luật, các luật liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của người dân sang tiếng dân tộc thiểu số (đối với những nơi người dân tộc thiểu số có chữ viết và biết đọc); xây dựng các bảng thông tin về TGPL đặt tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nhà sinh hoạt thôn nơi có điều kiện; thực hiện phóng sự truyền thông về các vụ việc thành công phát trên các phương tiện thông tin ở Trung ương và tại các địa phương có vụ việc; thiết lập đường dây nóng về TGPL (có số điện thoại dễ nhớ) để người dân liên hệ ngay khi có vướng mắc pháp luật, thực hiện truyền thông qua công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã, lồng ghép trong hoạt động tiếp dân....
Các địa phương cần bảo đảm nguồn kinh phí nghiệp vụ, đặc biệt là kinh phí thực hiện vụ việc, kinh phí thực hiện truyền thông về TGPL, kinh phí tổ chức tập huấn cho đội ngũ người thực hiện TGPL nhằm đáp ứng nhu cầu TGPL kịp thời của người được TGPL. Đồng thời, bảo đảm trang thiết bị làm việc, phương tiện để chủ động thực hiện việc truyền thông ở vùng sâu, vùng xa; bố trí địa điểm tiếp người được TGPL tại trụ sở của tổ chức thực hiện TGPL phù hợp, thuận tiện cho người dân.
5.3. Các giải pháp bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng TGPL
Cần nghiên cứu, xây dựng hoặc sửa đổi một số quy định nhằm bảo đảm chế độ, chính sách cho người thực hiện TGPL, tổ chức thực hiện TGPL như: quy tắc nghề nghiệp TGPL; cách tính thời gian thực hiện và thủ tục thanh toán chi phí thực hiện vụ việc TGPL; chế độ khen thưởng cho người/tổ chức thực hiện TGPL thực hiện nhiều vụ việc TGPL hiệu quả,..
Lê Thị Thúy - Phòng Chính sách & Quản lý nghiệp vụ TGPL
[1] (1) Có phẩm chất đạo đức tốt; (2) Có trình độ cử nhân luật trở lên; (3) Đã được đào tạo nghề luật sư hoặc được miễn đào tạo nghề luật sư; (4) Đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư hoặc tập sự trợ giúp pháp lý; (5) Có sức khỏe bảo đảm thực hiện TGPL; (6) Không đang trong thời gian bị xử lý kỷ luật.
[2] Điểm b khoản 2 Điều 18 Luật TGPL và khoản 1 Điều 4 Thông tư số 12/2018/TT-BTP.
[3] Số liệu tính đến hết 31/12/2018.
[4] Báo cáo số 73/BC-STP ngày 24/10/2018 của Sở Tư pháp về rà soát người thực hiện, người thuộc diện TGPL
[5] Khoản 1 Điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định người được chỉ định bào chữa gồm:
a) Bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình;
b) Người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi.
[6] Nguồn: https://www.toaan.gov.vn/webcenter/portal/tatc/chi-tiet-tin?dDocName=TAN....
[7] http://daibieunhandan.vn/ONA_BDT/NewsPrint.aspx?newsId=416261
[8] Báo cáo của Hội đồng phối hợp liên ngành về TGPL trong hoạt động tố tụng năm 2018 của các địa phương Phú Thọ, Tây Ninh, Hải Phòng, Hồ Chí Minh,... phản ánh số vụ việc tham gia tố tụng còn ít so với số đối tượng thuộc diện TGPL và số vụ việc do cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, giải quyết.
[9] Báo cáo năm 2017 của Tiền Giang, Bắc Kạn; Báo cáo năm 2018 của Trung tâm TGPL nhà nước Đắk Nông, Đắk Lắk, TP. Hồ Chí Minh.
Chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân yêu cầu phải quan tâm đến người nghèo, đối tượng chính sách, đối tượng yếu thế để họ được tiếp cận pháp luật và công lý một cách công bằng, bình đẳng là một nhu cầu cần thiết, khách quan. Tiếp tục khẳng định sự quan tâm của Nhà nước đối với các đối tượng này trong xã hội, Quốc hội đã ban hành Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018, thay thế Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006). Luật Trợ giúp pháp lý (TGPL) năm 2017 đã đánh dấu mốc quan trọng trong việc hoàn thiện thể chế công tác TGPL nói riêng và triển khai Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân nói chung, hướng hoạt động TGPL vào nhiệm vụ trọng tâm là thực hiện vụ việc TGPL, đặc biệt là các vụ việc tham gia tố tụng.
Với mục tiêu lấy người được TGPL làm trung tâm và nâng cao chất lượng dịch vụ TGPL thì một số vấn đề sau cần tiếp tục nghiên cứu để nâng cao chất lượng dịch vụ TGPL, trong đó chú trọng nâng cao năng lực, hiệu quả của người thực hiện TGPL.
1. Về thể chế TGPL
Hiện nay, có 19 văn bản quy phạm pháp luật đang có hiệu lực trong lĩnh vực TGPL tạo cơ sở pháp lý thống nhất, đồng bộ, điều chỉnh khá toàn diện tổ chức và hoạt động TGPL nhằm cung cấp dịch vụ pháp lý kịp thời, có chất lượng cho người được TGPL, phù hợp với xu hướng phát triển TGPL trên thế giới (gồm 01 Luật, 01 Nghị định, 01 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 08 Thông tư liên tịch, 08 Thông tư của Bộ Tư pháp).
Với quan điểm phát triển công tác TGPL theo hướng chuyên nghiệp hóa, Luật TGPL đã quy định tiêu chuẩn của Trợ giúp viên pháp lý đương với tiêu chuẩn của luật sư[1]. Để nâng cao chất lượng đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý nhằm cung cấp dịch vụ TGPL có chất lượng, đội ngũ này phải tham gia các khóa tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ TGPL tối thiểu 08 giờ/năm[2], đồng thời, Trợ giúp viên pháp lý bị miễn nhiệm và thu hồi thẻ khi không thực hiện vụ việc tham gia tố tụng trong thời gian 02 năm liên tục, trừ trường hợp do nguyên nhân khách quan (điểm d khoản 1 Điều 22 Luật TGPL). Ngoài ra, Luật tiếp tục ghi nhận sự tham gia của đội ngũ luật sư, tư vấn viên pháp luật đang hoạt động có hiệu quả và chọn lọc những người có kiến thức pháp luật, kinh nghiệm thực tiễn và bảo đảm về mặt thời gian tham gia TGPL để làm cộng tác viên TGPL.
2. Về nguồn lực thực hiện TGPL
Hiện nay đã có 63 Trung tâm TGPL nhà nước trực thuộc Sở Tư pháp được thành lập ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, 145 Chi nhánh của Trung tâm TGPL nhà nước đặt tại các huyện hoặc liên huyện với 645 Trợ giúp viên pháp lý (chưa kể 43 người đã đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự TGPL sắp được bổ sung), 725 luật sư ký hợp đồng thực hiện TGPL với Trung tâm và có 195 tổ chức tham gia TGPL (trong đó, có 27 tổ chức ký hợp đồng thực hiện TGPL tại 11 tỉnh, 168 tổ chức đăng ký tham gia TGPL tại 19 tỉnh, thành phố)[3].
Tại các tỉnh miền núi, số lượng người được TGPL tương đối cao, điều kiện đi lại khó khăn như (Điện Biên, Lai Châu, Kon Tum, Bắc Kạn....) nhưng nguồn lực người thực hiện TGPL còn hạn chế. Trong điều kiện tinh giản biên chế hiện nay thì việc tăng biên chế nhà nước thực hiện TGPL (Trợ giúp viên pháp lý) là điều rất khó khăn, trong khi đó luật sư là lực lượng có trình độ nghiệp vụ và kỹ năng hành nghề có tiềm năng tham gia hoạt động TGPL nhưng lại tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn (Hà Nội: 3.711, Hồ Chí Minh: 5.310), Cần Thơ: 273...), còn ở các tỉnh miền núi còn rất hạn chế như: Bắc Kạn (8), Lai Châu (9), Hà Giang (10), Kon Tum (11), Cao Bằng (12), Tuyên Quang (13). Ví dụ: tại tỉnh Lai Châu, theo báo cáo của địa phương có 343.825 người thuộc diện TGPL (chiếm 85% dân số)[4], trong khi nguồn nhân lực thực hiện TGPL rất hạn chế: có 03 Trợ giúp viên pháp lý và 4/9 luật sư ký hợp đồng thực hiện TGPL với Trung tâm.
3. Về nhu cầu và rào cản tiếp cận, sử dụng TGPL của người dân
3.1. Về nhu cầu TGPL của người dân
Luật TGPL năm 2017 đã mở rộng từ 06 nhóm đối tượng lên 14 nhóm đối tượng. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định về các trường hợp chỉ định người bào chữa[5], theo đó, nếu người được chỉ định bào chữa là người được TGPL thì cơ quan tiến hành tố tụng phải yêu cầu hoặc đề nghị Trung tâm TGPL nhà nước cử Trợ giúp viên pháp lý, luật sư bào chữa cho họ. Theo các quy định trên, dự kiến số vụ việc TGPL tham gia tố tụng sẽ tăng.
Hiện nay, chưa có số liệu chính xác về nhu cầu TGPL ở Việt Nam, tuy nhiên qua các dữ liệu về số lượng người được TGPL, dân số, số lượng án trên toàn quốc có thể nhận định nhu cầu TGPL của người dân là khá cao. Số lượng người được TGPL chiếm khoảng 45% dân số toàn quốc. Từ ngày 01/12/2017 đến ngày 30/11/2018, các Tòa án đã giải quyết được 499.013 vụ, việc[6]. Theo thống kê của Bộ Tư pháp, số lượng vụ việc tham gia tố tụng năm 2018 là 16.882 vụ việc. Thực tế, hiện chỉ có khoảng 20% các vụ án hình sự trong cả nước có luật sư tham gia, trừ các vụ án hình sự bắt buộc các cơ quan tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa cho bị can, bị cáo (luật sư chỉ định)[7]. Số liệu trên cho thấy, số lượng vụ việc TGPL tham gia tố tụng trên toàn quốc còn hạn chế so với lượng án và số lượng người được TGPL. Như vậy, khả năng có thể còn nhiều người thuộc diện TGPL chưa tiếp cận và thụ hưởng dịch vụ TGPL[8].
3.2. Một số rào cản trong việc tiếp cận, sử dụng TGPL của người dân
Thực tế, việc tiếp cận và sử dụng TGPL của người dân còn hạn chế do một số nguyên nhân như: trình độ dân trí còn thấp, nhiều người không biết chữ và không nghe hoặc nói được tiếng Việt ở một số tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa nên việc truyền đạt thông tin pháp luật đến người dân còn chưa đầy đủ; phương thức truyền thông về TGPL còn có chỗ chưa phù hợp nên người dân chưa biết đến TGPL; mạng lưới tổ chức thực hiện TGPL, người thực hiện TGPL ở một số địa phương còn mỏng; trình độ năng lực, kỹ năng thực hiện TGPL của một số người thực hiện TGPL trong một số lĩnh vực còn hạn chế; kinh phí hoạt động của một số Trung tâm TGPL nhà nước còn ít và còn thiếu các trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho hoạt động TGPL; sự phối hợp giữa tổ chức thực hiện TGPL và một số cơ quan, tổ chức chưa thực sự hiệu quả hoặc còn ở chừng mực nhất định nên việc giới thiệu và chuyển gửi vụ việc TGPL vẫn còn hạn chế...
4. Về năng lực của người thực hiện trợ giúp pháp lý
Năm 2018 (sau 01 năm triển khai Luật TGPL năm 2017), các Trung tâm TGPL nhà nước đã thực hiện 55.908 vụ việc, trong đó có 38.561 vụ việc tư vấn pháp luật (Trợ giúp viên pháp lý thực hiện được 25.961 vụ việc kết thúc, chiếm 67,3%); 16.882 vụ việc tham gia tố tụng, trong đó có 11.860 vụ việc kết thúc: (Trợ giúp viên pháp lý thực hiện được 9.660 vụ việc kết thúc, chiếm 81,4%); 461 vụ việc đại diện ngoài tố tụng, trong đó có 249 vụ việc kết thúc (Trợ giúp viên pháp lý thực hiện được 198 vụ việc kết thúc, chiếm 79,5%).
Hiện nay, còn một số Trợ giúp viên pháp lý cần hoàn thành khóa đào tạo nghề luật sư để đáp ứng tiêu chuẩn của Luật (đến nay còn 24 Trợ giúp viên pháp lý của 16 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần học lớp đào tạo nghề luật sư). Tại một số địa phương, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của viên chức TGPL không đồng đều, một số mới vào nghề, còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn[9]. Theo báo cáo của địa phương, năm 2018, có 185 Trợ giúp viên pháp lý được bổ nhiệm dưới 03 năm, 154 Trợ giúp viên pháp lý được bổ nhiệm từ đủ 03 năm đến dưới 05 năm.
Để nâng cao năng lực cho đội ngũ người thực hiện TGPL, hàng năm Cục Trợ giúp pháp lý đều tổ chức các lớp tập huấn (từ 06 - 09 lớp/năm) nhằm trang bị cho đội ngũ người thực hiện TGPL nói chung các kiến thức chuyên sâu về Luật TGPL cũng như kỹ năng TGPL trong các lĩnh vực tố tụng hình sự, dân sự, hành chính và kỹ năng thực hiện TGPL cho một số đối tượng đặc thù như người khuyết tật, trẻ em... Ngoài ra, Học viện Tư pháp hàng năm đều thực hiện rà soát nhu cầu để tổ chức lớp bồi dưỡng Trợ giúp viên pháp lý hạng II để bảo đảm cho các Trợ giúp viên pháp lý đủ điều kiện để thi nâng hạng lên Trợ giúp viên pháp lý chính theo quy định tại Thông tư liên tịch số 08/2016/TTLT-BTP-BNV ngày 23/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức Trợ giúp viên pháp lý. Ở địa phương, Sở Tư pháp và Trung tâm TGPL nhà nước đều tổ chức các lớp tập huấn nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng thực hiện TGPL cho đội ngũ người thực hiện TGPL.
Do hạn chế về kinh phí, nên việc tổ chức các lớp tập huấn (ở Trung ương và địa phương) chưa được thường xuyên, đặc biệt là việc tổ chức các lớp tập huấn chuyên sâu trong từng lĩnh vực cụ thể (chưa có lớp tập huấn kỹ năng thực hiện vụ việc TGPL trong lĩnh vực đất đai, lao động việc làm,…); kỹ năng thực hiện TGPL đối với một số đối tượng đặc thù (nạn nhân trong vụ việc mua bán người, người bị nhiễm HIV, người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi là bị hại có khó khăn về tài chính; người dân tộc thiểu số cư trú tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn,…); kỹ năng thực hiện các vụ việc phức tạp cần làm việc với nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và được dư luận xã hội quan tâm; kỹ năng mềm trong giao tiếp,…
5. Các giải pháp nâng cao năng lực của người thực hiện TGPL
5.1. Các giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng
Để nâng cao chất lượng vụ việc TGPL, cần khảo sát, đánh giá nhu cầu tăng cường năng lực của đội ngũ người thực hiện TGPL để tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng với các nội dung phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu của đội ngũ này, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ TGPL. Cục TGPL và các Trung tâm TGPL nhà nước cần tăng cường tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn với các nội dung đa dạng như: cập nhật kiến thức pháp luật, kiến thức nghiệp vụ chung về TGPL; kỹ năng thực hiện TGPL trong các lĩnh vực dân sự, hình sự, hành chính; kỹ năng thực hiện TGPL cho các đối tượng đặc thù như: trẻ em, phụ nữ, nạn nhân mua bán người, nạn nhân bạo lực gia đình, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số...; kỹ năng thực hiện các vụ việc phức tạp cần làm việc nhiều với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan (trong bối cảnh một phần lớn các vụ án chỉ định luật sư trước đây nay đã chuyển sang để Trung tâm TGPL nhà nước thực hiện); kỹ năng mềm trong giao tiếp (tiếp người được TGPL, ứng xử với các cơ quan tiến hành tố tụng); bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số...
5.2. Các giải pháp nâng cao năng lực tiếp cận của người được TGPL
Tổ chức triển khai hiệu quả Luật TGPL năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành, đặc biệt là các quy định của Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 29/6/2018 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao quy định về phối hợp thực hiện TGPL trong hoạt động tố tụng như: thực hiện tốt việc giải thích, thông báo, thông tin về TGPL cho người bị buộc tội, người bị hại, đương sự, chuyển gửi đối tượng được TGPL của các cơ quan tiến hành tố tụng trên địa bàn đến các tổ chức thực hiện TGPL, nghiên cứu thí điểm việc trực của người thực hiện TGPL tại các cơ quan tiến hành tố tụng nhằm kịp thời phát hiện nhu cầu TGPL và cung cấp dịch vụ TGPL cho người dân... Đồng thời, đẩy mạnh hơn nữa việc huy động các nguồn lực xã hội tham gia thực hiện TGPL nhằm đa dạng hóa các tổ chức, cá nhân thực hiện TGPL để người dân có nhiều địa chỉ tiếp cận và thụ hưởng quyền được TGPL.
Đa dạng hóa các phương thức truyền thông về TGPL (qua báo, đài phát thanh, truyền hình, internet,...) phù hợp với từng đặc thù địa bàn, trình độ dân trí của người dân, đặc biệt là phù hợp với nhóm đối tượng như: người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, trẻ em chẳng hạn xây dựng video, kịch bản liên quan đến câu chuyện pháp luật; cập nhật và cung cấp đầy đủ Bảng tin, hộp tin TGPL, tờ thông tin đặt tại các cơ quan tiến hành tố tụng, trại tạm giam, nhà tạm giữ; dịch tờ gấp pháp luật, các luật liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của người dân sang tiếng dân tộc thiểu số (đối với những nơi người dân tộc thiểu số có chữ viết và biết đọc); xây dựng các bảng thông tin về TGPL đặt tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nhà sinh hoạt thôn nơi có điều kiện; thực hiện phóng sự truyền thông về các vụ việc thành công phát trên các phương tiện thông tin ở Trung ương và tại các địa phương có vụ việc; thiết lập đường dây nóng về TGPL (có số điện thoại dễ nhớ) để người dân liên hệ ngay khi có vướng mắc pháp luật, thực hiện truyền thông qua công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã, lồng ghép trong hoạt động tiếp dân....
Các địa phương cần bảo đảm nguồn kinh phí nghiệp vụ, đặc biệt là kinh phí thực hiện vụ việc, kinh phí thực hiện truyền thông về TGPL, kinh phí tổ chức tập huấn cho đội ngũ người thực hiện TGPL nhằm đáp ứng nhu cầu TGPL kịp thời của người được TGPL. Đồng thời, bảo đảm trang thiết bị làm việc, phương tiện để chủ động thực hiện việc truyền thông ở vùng sâu, vùng xa; bố trí địa điểm tiếp người được TGPL tại trụ sở của tổ chức thực hiện TGPL phù hợp, thuận tiện cho người dân.
5.3. Các giải pháp bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng TGPL
Cần nghiên cứu, xây dựng hoặc sửa đổi một số quy định nhằm bảo đảm chế độ, chính sách cho người thực hiện TGPL, tổ chức thực hiện TGPL như: quy tắc nghề nghiệp TGPL; cách tính thời gian thực hiện và thủ tục thanh toán chi phí thực hiện vụ việc TGPL; chế độ khen thưởng cho người/tổ chức thực hiện TGPL thực hiện nhiều vụ việc TGPL hiệu quả,..
Lê Thị Thúy - Phòng Chính sách & Quản lý nghiệp vụ TGPL
[1] (1) Có phẩm chất đạo đức tốt; (2) Có trình độ cử nhân luật trở lên; (3) Đã được đào tạo nghề luật sư hoặc được miễn đào tạo nghề luật sư; (4) Đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư hoặc tập sự trợ giúp pháp lý; (5) Có sức khỏe bảo đảm thực hiện TGPL; (6) Không đang trong thời gian bị xử lý kỷ luật.
[2] Điểm b khoản 2 Điều 18 Luật TGPL và khoản 1 Điều 4 Thông tư số 12/2018/TT-BTP.
[3] Số liệu tính đến hết 31/12/2018.
[4] Báo cáo số 73/BC-STP ngày 24/10/2018 của Sở Tư pháp về rà soát người thực hiện, người thuộc diện TGPL
[5] Khoản 1 Điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định người được chỉ định bào chữa gồm:
a) Bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình;
b) Người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi.
[6] Nguồn: https://www.toaan.gov.vn/webcenter/portal/tatc/chi-tiet-tin?dDocName=TAN....
[7] http://daibieunhandan.vn/ONA_BDT/NewsPrint.aspx?newsId=416261
[8] Báo cáo của Hội đồng phối hợp liên ngành về TGPL trong hoạt động tố tụng năm 2018 của các địa phương Phú Thọ, Tây Ninh, Hải Phòng, Hồ Chí Minh,... phản ánh số vụ việc tham gia tố tụng còn ít so với số đối tượng thuộc diện TGPL và số vụ việc do cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, giải quyết.
[9] Báo cáo năm 2017 của Tiền Giang, Bắc Kạn; Báo cáo năm 2018 của Trung tâm TGPL nhà nước Đắk Nông, Đắk Lắk, TP. Hồ Chí Minh.