Nhìn lại 8 năm thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí cho người khuyết tật

16/09/2019
Xem cỡ chữ Đọc bài viết In trang Google

Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 quy định người khuyết tật khó khăn về tài chính là một trong những đối tượng được cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí của Nhà nước. Đây là cơ sở pháp lý bảo đảm sự cam kết của Nhà nước bảo đảm quyền của người khuyết tật, góp phần thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 84/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật. Pháp luật về trợ giúp pháp lý của Việt Nam đã cụ thể hóa Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật, bảo đảm cam kết người khuyết tật được tiếp cận hệ thống tư pháp một cách hữu hiệu và bình đẳng với những người khác, nhất là khi tham gia tố tụng.

 I. Thực trạng về người khuyết tật

Hiện nay cả nước có khoảng 8 triệu người khuyết tật, chiếm 7,8% dân số từ 5 tuổi trở lên, trong đó người khuyết tật đặc biệt nặng và nặng chiếm khoảng 28,9%, khoảng 58% người khuyết tật là phụ nữ, 28,3% người khuyết tật là trẻ em, 1,5 triệu người đã được cấp giấy chứng nhận khuyết tật[1]. Cả nước có gần 5 triệu hộ có người khuyết tật. Cứ 5 hộ thì có 01 hộ có người khuyết tật. Hơn ¾ số hộ có người khuyết tật sống ở khu vực nông thôn. Tỷ lệ khuyết tật khu vực nông thôn cao hơn gần 1,5 lần khu vực thành thị.  Tỷ lệ khuyết tật có xu hướng tăng lên theo tuổi, tỷ lệ của nữ cao hơn nam. Trong tương lai, tỷ lệ khuyết tật có thể tiếp tục gia tăng do Việt Nam đang chuyển sang quá trình già hóa dân số[2].

Khuyết tật vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của nghèo. Có 10% người khuyết tật thuộc hộ nghèo. ¾ số người khuyết tật từ 15 tuổi trở lên sống trong hộ nghèo đa chiều chưa bao giờ đi học hoặc không có bằng cấp. Chính vì vậy, chưa đầy 1/3 người khuyết tật có việc làm. Khoảng hơn 40% người khuyết tật được nhận trợ cấp hàng tháng[3].

II. Khung pháp lý về trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật

Đảng và Nhà nước luôn dành sự quan tâm tới người khuyết tật, đã ban hành nhiều chính sách chăm lo đời sống người khuyết tật. Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 và đặc biệt là Hiến pháp 2013 khẳng định “Nhà nước tạo bình đẳng về cơ hội để công dân thụ hưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống an sinh xã hội, có chính sách trợ giúp người cao tuổi, người khuyết tật, người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn khác” và “Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; ưu tiên sử dụng, phát triển nhân tài; tạo điều kiện để người khuyết tật và người nghèo được học văn hoá và học nghề.”

Trên cơ sở Pháp lệnh về người tàn tật năm 1998, Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 đã quy định người tàn tật không nơi nương tựa được trợ giúp pháp lý miễn phí (Điều 10). Năm 2010, Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 7 đã thông qua Luật Người khuyết tật, trong đó quy định quyền được trợ giúp pháp lý của tất cả người khuyết tật không phân biệt có hay không có nơi nương tựa (Điều 4).

Triển khai Luật Người khuyết tật, ngày 05/8/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1019/QĐ-TTg phê duyệt Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 - 2020 với mục tiêu 90% người khuyết tật được trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu trong giai đoạn 2012 - 2015 và 100% người khuyết tật được trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu trong giai đoạn 2016 - 2020.

Năm 2014, Việt Nam gia nhập Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật.  Ngày 21/6/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1100/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về Quyền của người khuyết tật, trong đó nội dung về trợ giúp pháp lý gồm 04 nội dung: (i) Truyền thông về trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật thông qua các hoạt động thích hợp; (ii) Xây dựng các chương trình, tài liệu và tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng trợ giúp pháp lý người khuyết tật cho đội ngũ cán bộ, nhân viên thực hiện trợ giúp pháp lý; (iii) Nghiên cứu các cam kết quốc tế, kinh nghiệm các nước về trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật của Việt Nam; (iv) Thực hiện trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật lồng ghép với hoạt động trợ giúp pháp lý thường xuyên tại địa phương.

Triển khai thực hiện Quyết định số 1019/QĐ-TTg và Quyết định số 1100/QĐ-TTg, hàng năm, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật. Trên cơ sở Kế hoạch của Bộ Tư pháp, hằng năm, Sở Tư pháp tham mưu cho UBND cấp tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật ở địa phương mình.

Ngày 20/6/2017, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Trợ giúp pháp lý (sửa đổi), có hiệu lực từ ngày 01/01/2018. Theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý 2017 thì "Người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn về tài chính" thuộc diện người được trợ giúp pháp lý (Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý).

Các văn bản nói trên đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các tổ chức trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý kịp thời cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý. 

3. Một số kết quả đạt được về trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật

Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 quy định người khuyết tật khó khăn về tài chính là một trong những đối tượng được cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí của Nhà nước. Đây là cơ sở pháp lý bảo đảm sự cam kết của Nhà nước bảo đảm quyền của người khuyết tật, góp phần thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 84/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật. Pháp luật về trợ giúp pháp lý của Việt Nam đã cụ thể hóa Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật, bảo đảm cam kết người khuyết tật được tiếp cận hệ thống tư pháp một cách hữu hiệu và bình đẳng với những người khác, nhất là khi tham gia tố tụng.

Các địa phương đã quan tâm hơn đến hoạt động trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật, tăng cường truyền thông để người dân và cơ quan, tổ chức hiểu được quyền của người khuyết tật trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý.Đặc biệt,những năm gần đây các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước đã tập trung thực hiện vụ việc tham gia tố tụng cho người khuyết tật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khuyết tật.Nói chung, công tác trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật ngày càng được quan tâm, nhiều hoạt động đặc thù bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý của người khuyết tật được triển khai, trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật giúp họ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, hiểu biết và làm theo quy định của pháp luật. Cụ thể đã đạt được những kết quả sau đây:

3.1. Về tổ chức và người thực hiện trợ giúp pháp lý

Tổ chức và người thực hiện trợ giúp pháp lý từng bước được kiện toàn theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý 2017. Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lýgồm 63 Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước đặt tại 63 tỉnh/thành phố và tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý. Tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý gồm: (1)  tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Sở Tư pháp; (2)tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý.

Đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý gồm: (1) Trợ giúp viên pháp lý;(2) luật sư (luật sư gồm: (i) luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo hợp đồng với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước; (ii) luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý); (3) tư vấn viên pháp luật có 02 năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật trở lên làm việc tại tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý; (4) cộng tác viên trợ giúp pháp lý. Đội ngũ này được củng cố theo hướng chuyên nghiệp, tập trung vào vụ việc trợ giúp pháp lý, đặc biệt là vụ việc trợ giúp pháp lý theo hình thức tham gia tố tụng (chỉ có Trợ giúp viên pháp lý, luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo hợp đồng với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước,  luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý được thực hiện trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia tố tụng).

3.2. Truyền thông về quyền trợ giúp pháp lý

Việc truyền thông về hoạt động trợ giúp pháp lýnói chung và quyền được trợ giúp pháp lý của người khuyết tật nói riêng là rất cần thiết để người khuyết tật, cơ quan, tổ chức có liên quan và cộng đồng biết về quyền này. Từ năm 2012 đến nay, hoạt động truyền thông đã được triển khai trên toàn quốc nhằm nâng cao nhận thức cho người được trợ giúp pháp lý đặc biệt cho người khuyết tật. Hoạt động truyền thông được thực hiện bằng nhiều hình thức đa dạng như thông qua việc xây dựng tờ gấp pháp luật, xây dựng phóng sự truyền thông về chính sách trợ giúp pháp lý, phóng sự giới thiệu về vụ việc trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật đã thực hiện thành công. Cụ thể: tọa đàm về “Các giải pháp bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lýcủa người khuyết tật” do Bộ Tư pháp tổ chức tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cho các Trợ giúp viên pháp lý và đại diện của một số tổ chức hội của người khuyết tật; hàng ngàn tờ gấp pháp luật đã được phát cho người dân, trong đó có nội dung phổ biến, truyền thông về quyền được trợ giúp pháp lý và các quyền, nghĩa vụ khác của người khuyết tật (riêng năm 2018, xây dựng và phát hành 20.000 tờ gấp pháp luật với nội dung “Quyền được trợ giúp pháp lý của người khuyết tật có khó khăn về tài chính” và “Quy định pháp luật về quyền của người khuyết tật” và 01 cuốn sách về trợ giúp pháp lý[4]). Nhiều phóng sự về trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật đã được xây dựng như: trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật tại Thanh Hóa[5]; giúp người khuyết tật tiếp cận các dịch vụ pháp lý[6]; trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật[7]…

Trang thông tin điện tử trợ giúp pháp lý (www.trogiupphaply.gov.vn) là một kênh thông tin hữu hiệu giúp người dân liên tục cập nhật thông tin về tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý trên phạm vi cả nước, danh sách, địa chỉ các Trung tâm trợ giúp pháp lý và Trợ giúp viên pháp lý trong cả nước để người dân biết và lựa chọn.

Các Trung tâm trợ giúp pháp lýđã chủ động thực hiện hoặc tham mưu Sở Tư pháp thực hiện nhiều biện pháp truyền thông về quyền trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính như:cung cấp Bảng thông tin về trợ giúp pháp lý, Tờ thông tin về trợ giúp pháp lý, Hộp tin trợ giúp pháp lý;biên soạn và in ấn, phát hành được khoảng hàng trăm nghìn tờ gấp pháp luật mỗi năm, trong đó có nội dung về quyền trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, cơ sở giam giữ và trại giam, Hội người khuyết tật, Hội bảo trợ người khuyết tật và trẻ em mồ côi, các cơ sở bảo trợ xã hội, trường học, cơ sở kinh doanh và các tổ chức khác của người khuyết tật; cung cấp cho cơ sở giam giữ băng ghi âm, đĩa ghi âm, USB hoặc phương tiện khác có chứa nội dung thông tin về trợ giúp pháp lýcho người khuyết tật có khó khăn về tài chính dạng âm thanh (MP3, WMA, WMV). Qua báo cáo của địa phương cho thấy một số Sở Tư pháp có hoạt động truyền thông nổi bật trong lĩnh vực này như:  Cần Thơ[8]; Hậu Giang[9]; thành phố Hồ Chí Minh[10];Cao Bằng; Đồng Nai; Đồng Tháp; Khánh Hòa; Phú Yên; Thừa Thiên Huế... 

3.3. Về nâng cao năng lực thực hiện trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật

Hàng năm, Bộ Tư pháp và các địa phương thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật với nhiều nội dung phong phú, đa dạng như kỹ năng tiếp xúc, tư vấn; kỹ năng tham gia tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính… cho người thực hiện trợ giúp pháp lý(gồm Trợ giúp viên pháp lý, luật sư cộng tác viên) trên toàn quốc.Từ năm 2012 đến nay, đã có khoảng 10 lớp tập huấn về kỹ năng thực hiện trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật được tổ chức ở Trung ương.

Trên cơ sở các lớp tập huấn ở Trung ương, một số địa phương đã tổ chức tập huấn lại hoặc chủ động mời giảng viên để tập huấn chuyên đề về kỹ năng trợ giúp pháp lý đối với người khuyết tật cho đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa phương. Thông qua các lớp tập huấn, người thực hiện trợ giúp pháp lý được bồi dưỡng những kỹ năng trợ giúp pháp lý đặc thù cho người khuyết tật góp phần nâng cao kỹ năng hành nghề, bảo đảm việc thực hiện trợ giúp pháp lý chất lượng, hiệu quả.

3.4. Về vụ việc trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật

Các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tập trung vào việc thực hiện các vụ việc trợ giúp pháp lý theo các hình thức tư vấn, tham gia tố tụng và các hình thức khác trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, hành chính cho người khuyết tật thuộc diện người được trợ giúp pháp lý. Trong những năm gần đây, số lượng vụ việc trợ giúp pháp lýthực hiện cho người khuyết tật ngày cảng tăng, chiếm khoảng 6% - 7% so với tổng số vụ việc thực hiện trợ giúp pháp lý. Nhiều người khuyết tật đã được trợ giúp kịp thời để tháo gỡ những vướng mắc pháp luật. Qua những vụ việc cụ thể này đã kịp thời giúp người khuyết tật và người thân của họ cũng như cộng đồng và xã hội hiểu biết hơn, tin tưởng hơn vào chính sách, các quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam cho người khuyết tật.

Trong giai đoạn 2012-2019, các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước trong toàn quốc thực hiện được khoảng 27.106 lượt người khuyết tật/người khuyết tật có khó khăn về tài chính. Cụ thể: từ năm 2012 đến năm 2017, các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước đã thực hiện khoảng 21.500 vụ trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật. Từ năm 2018 đến 6 tháng đầu năm 2019, các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thực hiện khoảng trên 4.762vụ trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính. Các vụ việc trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật được thực hiện bằng hình thức tư vấn pháp luật chiếm đa số so với các hình thức khác. Hầu hết các vụ việc trợ giúp pháp lýcho người khuyết tật đều đạt chất lượng, không có khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thực hiện trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật.

4. Một số khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân

Thứ nhất,do thiếu hiểu biết quy định của pháp luật, đặc biệt là ở vùng nông thôn, miền núi, vùng xa, vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn và do tâm lý tự ti, mặc cảm của những người có khuyết tật nên họ thường có tâm lý giấu kín sự việc, e ngại, không tiếp xúc chia sẻ với người khác hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nhiều người khuyết tật có khó khăn về tài chính không biết về quyền được trợ giúp pháp lý miễn phí hoặc có trường hợp có biết về quyền của mình, nhưng vẫn không chia sẻ, không yêu cầu trợ giúp pháp lý. Vì vậy, trong nhiều trường hợp tổ chức và người thực hiện trợ giúp pháp lý không thể kịp thời giúp họ bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của họ; giúp họ bảo đảm công bằng trước pháp luật.

Thứ hai, việc trợ giúp pháp lýtại trụ sở của Hội người khuyết tật, các cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở kinh doanh, các tổ chức khác của người khuyết tật chưa nhiềudo nguồn lực về kinh phí và người thực hiện trợ giúp pháp lý tại một số nơi còn hạn chế. Bên cạnh đó, công tác phối hợp giữa Trung tâm trợ giúp pháp lý và các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, các cấp chính quyền cơ sở, Hội người khuyết tật, các cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở kinh doanh, các tổ chức khác của người khuyết tật có lúc, có nơi chưa được kịp thời nên việc phát hiện và chuyển gửi nhu cầu TGPL của người khuyết tật có khó khăn về tài chính còn hạn chế.

Thứba, một số tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý chưa được trang bị đồng bộ cơ cở vật chất, trang thiết bị phù hợp, chưa bố trí đủ kinh phí cho việc bồi dưỡng nâng cao các kỹ năng chuyên sâu về tư vấn, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng cho người thực hiện trợ giúp pháp lý khi tiến hành thực hiện trợ giúp pháp lý cho nhóm đối tượng đặc thù này.

Thứtư, một số địa phương, các cấp chính quyền còn chưa thực sự quan tâm đến công tác trợ giúp pháp lý đặc thù cho người khuyết tật.Nguồn ngân sách nhà nước cũng chưa đồng đều giữa các địa phương, chưa huy động được các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước cho hoạt động này.

5. Đánh giá chung và một số giải pháp tăng cường trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính trong thời gian tới

Chính sách trợ giúp cho người khuyết tật là một chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước đối với người khuyết tật, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước dành cho người yếu thế trong xã hội, nhằm giúp họ xóa bỏ tự ti, mặc cảm và có các quyền, nghĩa vụ bình đẳng.

Công tác trợ giúp pháp lýcho người khuyết tật đã đạt được nhiều kết quả, góp phần hỗ trợ người khuyết tật phát huy khả năng của mình để đáp ứng nhu cầu bản thân; tạo điều kiện cho người khuyết tật vươn lên tham gia bình đẳng vào các hoạt động kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng cộng đồng và xã hội.

Công tác trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật nhìn chung được các cấp, các ngành quan tâm, chỉ đạo, đặc biệt của Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Tư pháp, Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng. Hệ thống chính sách pháp luật về trợ giúp pháp lýnói chung cũng như chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật nói riêng cơ bản đã được hoàn thiện, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc triển khai các hoạt động trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật. Các Bộ luật, Luật tố tụng và Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 cũng đã quy định các Điều luật bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý. Đặc biệt, điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (về chỉ định người bào chữa) đã quy định cơ quan tiến hành tố tụng phải yêu cầu hoặc đề nghị Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cử Trợ giúp viên pháp lý, luật sư bào chữa cho người thuộc diện được trợ giúp pháp lýlà người khuyết tật có khó khăn về tài chính nếu họ thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự.

Hoạt động truyền thông về pháp luật trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật được quan tâm, đẩy mạnh nhằm giúp người khuyết tật biết quyền được trợ giúp pháp lýcủa mình và tiếp cận với hệ thống trợ giúp pháp lýmiễn phí.Hoạt động thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lýcho người khuyết tật đã giúp nhiều người khuyết tật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Việc thực hiện trợ giúp pháp lýcho người khuyết tật trong những năm qua đã đảm bảo cho người khuyết tật/người khuyết tật có khó khăn về tài chính khi có yêu cầu trợ giúp pháp lýđều được trợ giúp pháp lýmiễn phí. Nhìn chung, công tác trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật trong thời gian qua đã góp phần không nhỏ trong việc thực hiện các chính sách của nhà nước đối với người khuyết tật, thông qua các hoạt động trợ giúp pháp lý(tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng) đã bảo vệ một cách tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người khuyết tật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người khuyết tật. Đồng thời, công tác này cũng góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của chính quyền cũng như toàn xã hội đối với người khuyết tật, giảm thiểu kỳ thị và phân biệt đối xử, giúp người khuyết tật hòa nhập cộng đồng, thúc đẩy xã hội ngày càng phát triển và được sự ủng hộ của người dân.

Để tăng cường thực hiện trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính trong thời gian tới, các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý cần tăng cường thực hiện các hoạt động sau:

- Truyền thông về quyền trợ giúp pháp lý của người khuyết tật có khó khăn về tài chính, đặc biệt trong dịp kỷ niệm ngày Người khuyết tật Việt Nam (18/4) và ngày Người khuyết tật thế giới (3/12) trên các phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức truyền thông khác.

- Cung cấp danh sách, số điện thoại của Trợ giúp viên pháp lý, luật sư ký hợp đồng với Trung tâm và người thực hiện trợ giúp pháp lýkhác cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, cơ sở giam giữ và trại giam, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, Hội người khuyết tật, các cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở kinh doanh, các tổ chức khác của người khuyết tật và tăng cường phối hợp với cơ quan, tổ chức này để phát hiện nhu cầu trợ giúp pháp lý và giới thiệu người khuyết tật có khó khăn về tài chính đến Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước khi họ có yêu cầu trợ giúp pháp lý.

- Thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính, trong đó chú trọng tư vấn chính sách đặc thù dành cho người khuyết tật và thực hiện vụ việc tham gia tố tụng, đảm bảo 100% người khuyết tật có khó khăn về tài chính được trợ giúp pháp lý khi có yêu cầu. Chủ động huy động các nguồn lực hỗ trợ kinh phí khác ngoài nhà nước để tăng cường các đợt thực hiện trợ giúp pháp lý tại trụ sở Hội người khuyết tật, các cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở kinh doanh, các tổ chức khác của người khuyết tật.

- Phối hợp với các cơ quan, tổ chức của người khuyết tật tổ chức tập huấn, bồi dưỡng về kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính đối với đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý, đặc biệt kỹ năng tham gia tố tụng và kỹ năng tiếp xúc với người khuyết tật.

          Lê Thị Thanh Hà - Phòng Tài chính và Quản lý Chất lượng TGPL

 

 

 

[1] Báo cáo kết quả công tác về người khuyết tật năm 2018, phương hướng, nhiệm vụ năm 2019 của Ủy ban quốc gia về người khuyết tật Việt Nam.

[2] Điều tra quốc gia người khuyết tật năm 2016 của Tổng Cục thống kê

[3] Điều tra quốc gia người khuyết tật năm 2016 của Tổng Cục thống kê

[4] Tên cuốn sách: Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành (tập 1).

[5]http://vovtv.vov.vn/cac-van-de-xa-hoi/ngay-23092018-tro-giup-phap-ly-cho-nguoi-khuyet-tat-tai-thanh-hoa-c19-38595.aspx

[6]https://www.youtube.com/watch?v=LRB_nUrdC6g

[7]https://www.youtube.com/watch?v=YhuGgrxgNOU

[8]Cần Thơ:Sở Tư pháp Cần Thơ đã ký Quy chế phối hợp với Hội Người khuyết tật, tổ chức 02 cuộc truyền thông pháp luật cho hơn 100 người là hội viên của Hội người khuyết tật thành phố Cần Thơ về quyền của người khuyết tật trong năm 2018.

[9]Hậu Giang:Sở Tư pháp Hậu Giang phối hợp với trường dạy trẻ khuyết tật tổ chức 60 đợt truyền thông về TGPL nhân dịp kỷ niệm Ngày người khuyết tật Việt Nam và ngày Quốc tế người khuyết tật; in 10.000 tờ gấp pháp luật về TGPL cho người khuyết tật.

[10]Thành phố Hồ Chí Minh:Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minhphối hợp với Thư viện sách nói dành cho người mù thí điểm xây dựng Chương trình “Sách nói pháp luật”, trao tặng 30 đĩa CD sách nói pháp luật cho Hội người mù, trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu.

 

Xem thêm »