Ngày 28/6/2022, Bộ Tư pháp đã ban hành Công văn số 2134/BTP-TGPL về việc thực hiện nội dung trợ giúp pháp lý của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025 (được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022). Theo đó, Bộ Tư pháp đề nghị các cơ quan, đơn vị nghiên cứu thực hiện các hoạt động như sau:
Thực hiện Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017, Quyết định số 2156/QĐ-TTg ngày 21/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi giai đoạn 2021-2030, ngày 10/6/2022, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý đối với người cao tuổi, người cao tuổi có khó khăn về tài chính giai đoạn 2022 – 2030 kèm theo Quyết định số 1334/QĐ-BTP.
Bộ Tư pháp đã có Công văn số 503/BTP-TGPL ngày 23/02/2022 gửi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Công văn số 546/BTP-TGPL ngày 25/02/2022 gửi Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tham gia tổ chức phiên tòa trực tuyến và thực hiện chuyển đổi số.
Ngày 24/01/2022, Tòa án nhân dân tối cao đã có văn bản số 14/TANDTC-TH trả lời đề nghị của Bộ Tư pháp, cho biết đã hoàn chỉnh thông tin của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước trên Cổng thông tin điện tử Tòa án nhân dân tối cao và các Trang thông tin điện tử thành phần. Theo đó, Cổng thông tin điện tử Tòa án nhân dân tối cao và 66 Trang thông tin điện tử thành phần đã cập nhật đầy đủ thông tin của 63 Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và 99 Chi nhánh trợ giúp pháp lý nhà nước tại mục Chỉ dẫn người dân.
Thực hiện Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017, Quyết định số 1100/QĐ-TTg ngày 21/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật (Quyết định số 1100/QĐ-TTg), Quyết định số 1190/QĐ-TTg ngày 05 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021 - 2030 (Quyết định số 1190/QĐ-TTg), ngày 07/01/2022, Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính năm 2022 (Kèm theo Quyết định số: 09 /QĐ – BTP ngày 07/01/2022).
Thực hiện nhiệm vụ Đề án đổi mới công tác Trợ giúp pháp lý giai đoạn 2015-2025, Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017, hàng năm Bộ Tư pháp ban hành chỉ tiêu vụ việc tham gia tố tụng cho các Trợ giúp viên pháp lý, theo đó, các Trợ giúp viên pháp lý có trách nhiệm thực hiện lượng vụ việc tham gia tố tụng nhất định căn cứ vào thâm niên bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp. Qua 6 năm thực hiện, chỉ tiêu được điều chỉnh tăng dần hàng năm ở các mức độ khác nhau, phù hợp với điều kiện thực tế và năng lực của Trợ giúp viên pháp lý. Năm 2021 tổng số vụ việc tham gia tố tụng của Trợ giúp viên pháp lý là 14.780 vụ việc, tăng 116,2% so với năm 2016 (năm đầu tiên giao chỉ tiêu vụ việc tham gia tố tụng cho Trợ giúp viên pháp lý).
Thiết thực hưởng ứng ngày thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý (06/9), "Ngày vì người nghèo" (17/10) và "Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" (09/11), ngày 10/8/2021, Cục Trợ giúp pháp lý có Công văn số 356/CTGPL-CS&QLNV đề nghị Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tích cực tổ chức triển khai các hoạt động sau đây
Nhân kỷ niệm 24 năm ngày thành lập hệ thống tổ chức trợ giúp pháp lý Việt Nam (06/9/1997-06/9/2021), Đài Truyền hình Việt Nam VTV1 phát sóng về hoạt động trợ giúp pháp lý trong Chương trình thời sự 12h trưa thứ 7 ngày 04/9/2021. Trân trọng thông báo tới cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Bộ, ngành Tư pháp quan tâm theo dõi!
Trong những năm qua, công tác trợ giúp pháp lý đã ngày càng khẳng định được vị thế, vai trò của mình trong đời sống xã hội, góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ công lý, bảo đảm nguyên tắc và nâng cao chất lượng tranh tụng trong xét xử, từng bước tạo được uy tín và niềm tin của người dân vào tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý.
Để bổ sung kiến thức cũng như kỹ năng đối với các vụ việc đất đai, các vụ việc hôn nhân và gia đình cho đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý, được sự hỗ trợ của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) trong khuôn khổ dự án “Tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam” do Liên minh Châu Âu tài trợ (EU JULE), các chuyên gia UNDP đã phối hợp với Cục Trợ giúp pháp lý xây dựng cuốn “Tài liệu hướng dẫn trợ giúp pháp lý các vụ việc đất đai” và “Tài liệu hướng dẫn trợ giúp pháp lý các vụ việc hôn nhân và gia đình”.