Ngày 26/2/2015 vừa qua, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ký Quyết định số 561/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch năm 2015 triển khai thực hiện Chiến lược phát triển Trợ giúp pháp lý ở Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Thực hiện Quy chế phối hợp số: 1192/QC-BYT-BTP ngày 01 tháng 12 năm 2014 của Bộ Y tế và Bộ Tư pháp về việc phối hợp hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, hỗ trợ và trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV, đồng thời để tăng cường công tác phối hợp giữa ngành Y tế và ngành Tư pháp, Sở Y tế và Sở Tư pháp tỉnh Hà Tĩnh đã thống nhất ban hành Kế hoạch số 303/KH-SYT-STP ngày 13 tháng 03 năm 2015 về phối hợp trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, hỗ trợ và trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV.
Trợ giúp pháp lý là một trong những chính sách mang tính nhân đạo của Đảng và Nhà nước nhằm bảo đảm cho mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật và thực hiện công bằng xã hội. Sau 08 năm triển khai thực hiện Luật Trợ giúp pháp lý công tác trợ giúp pháp lý (gọi tắt là TGPL) trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, kịp thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đối tượng được TGPL là người nghèo, người có công với cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số và một số đối tượng yếu thế khác, làm tăng lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước; góp phần quan trọng vào sự nghiệp cải cách hành chính, cải cách tư pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.
Năm 2014, được sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương, hoạt động trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật thông qua các hình thức trợ giúp pháp lý khác nhau đã đạt được những kết quả nhất định, tuy chưa thực sự chuyên sâu nhưng bước đầu đã tạo điều kiện cho người khuyết tật được tiếp cận với dịch vụ trợ giúp pháp lý.
Ngày 04/02/2015, Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng tỉnh Quảng Ninh (Hội đồng PHLN) đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phối hợp năm 2014 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2015. Tham dự Hội nghị có đại diện các cơ quan thành viên và Tổ giúp việc của Hội đồng PHLN bao gồm Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, Công an tỉnh, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Sở Tư pháp, Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước, đại diện Đoàn Luật sư, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng. Đồng chí Dương Thái Sơn, Giám đốc Sở Tư pháp, Chủ tịch Hội đồng chủ trì Hội nghị.
Để triển khai có hiệu quả Thông tư liên tịch số 11/2013/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 04/7/2013 của Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện một số quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý (TGPL) trong hoạt động tố tụng và nhận thức được vai trò quan trọng của TGPL trong hoạt động tố tụng, trong những tháng đầu năm 2015, Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh (Trung tâm) đã tăng cường, đẩy mạnh TGPL trong hoạt động tố tụng với hình thức tham gia tố tụng tại phiên tòa. Khác với hoạt động TGPL lưu động tại cơ sở với những vụ việc gắn liền với quyền lợi hằng ngày của người dân thì hoạt động tham gia tố tụng tại các phiên tòa chủ yếu là để bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đối tượng được TGPL khi không may dính vào vòng lao lý, kiện tụng.
Cải cách Tư pháp với trọng tâm là hoạt động xét xử của Tòa án, mở rộng tranh tụng, xác định đúng vị thế, vai trò đại diện của người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi cho người bị tạm giam, tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan; đồng thời tạo điều kiện cho người dân tiếp cận công lý, bảo đảm công bằng xã hội, bảo vệ các quyền con người, quyền và lợi ích cơ bản của công dân…là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước đã được thể hiện trong Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/02/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác Tư pháp trong thời gian tới và Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 về Chiến lược cải cách Tư pháp đến năm 2020 của Bộ Chính trị.
Bất bình đẳng giới, bạo lực gia đình, có lẽ đã xuất hiện từ rất lâu, tồn tại trong tư tưởng nho giáo trọng nam, khinh nữ. Song hành cùng cuộc sống hiện đại, hành vi bạo lực gia đình không còn gói gọn trong việc chà đạp thể chất, thượng cẳng chân hạ cẳng tay mà còn là bạo lực về tinh thần. Người phụ nữ với bản tính cam chịu, không dám chia sẻ, quan niệm vợ chồng đóng cửa bảo nhau, xấu chàng thì hổ ai, rồi thì vạch áo cho người xem lưng nên nhẫn nhục, chịu đựng. Do vậy, bạo lực gia đình, bất bình đẳng giới vẫn có cơ hội tồn tại, phát triển…
Năm 2014, công tác trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả nhất định, các chỉ tiêu đề ra đều đạt và vượt so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, hoạt động trợ giúp lưu động là một trong những “mũi nhọn” mà Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Ninh Bình hướng đến để góp phần nâng cao nhận thức về pháp luật cho nhân dân, nhất là người dân ở các xã nghèo, các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng đồng bào dân tộc thiểu số cũng như một số địa bàn phức tạp.