Từ đầu năm 2022 đến nay, Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Hà Tĩnh đã đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về trợ giúp pháp lý với nhiều hình thức phong phú, đa dạng và đạt được nhiều kết quả cao, góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật của người dân nói chung, người được trợ giúp pháp lý nói riêng.
Thực hiện Kế hoạch số 83/KH-HĐPH ngày 22/6/2022 của Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng tỉnh Bắc Kạn về kiểm tra công tác phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng năm 2022, ngày 28/7/2022, Đoàn kiểm tra do đồng chí Phạm Quốc Trung – Phó Giám đốc Sở Tư pháp, Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng làm Trưởng đoàn, cùng đại diện lãnh đạo các cơ quan Công an, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tiến hành kiểm tra tại Công an, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn
Thực hiện Kế hoạch hoạt động năm 2022, được sự quan tâm chỉ đạo của Cục Trợ giúp pháp lý, lãnh đạo Sở Tư pháp và sự phối hợp của các cơ quan có liên quan trên bàn tỉnh, trong 6 tháng đầu năm 2022, tình hình dịch Covid diễn biến rất phức tạp ảnh hưởng đến kết quả hoạt động chung của đơn vị, nhưng với sự lãnh đạo, điều hành linh hoạt, bám sát các chương trình kế hoạch công tác năm, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước đạt được nhiều kết quả nổi bật
Nhằm mục đích ôn lại truyền thống 25 năm hình thành, phát triển của hệ thống tổ chức trợ giúp pháp lý Việt Nam. Ngày 26/07/2022, Sở Tư pháp tỉnh Hậu Giang tổ chức Hội nghị sơ kết 05 năm triển khai thực hiện Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017; 04 năm thi hành Thông tư liên tịch số 10 và kỷ niệm 25 năm Ngày thành lập Tổ chức trợ giúp pháp lý. Đến tham dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Quân - Bí thư Đảng ủy - Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Hậu Giang; cùng các đồng chí trong Ban Giám đốc Sở; đại diện cơ quan tiến hành tố tụng cấp tỉnh, huyện; Phòng Tư pháp các huyện, thị xã, thành phố và toàn thể viên chức Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.
Thực hiện Chương trình phối hợp số 60/CTPH-BTP-HLHPNVN ngày 05/01/2018 giữa Bộ Tư pháp và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam về việc thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật cho phụ nữ; hòa giải ở cơ sở và lồng ghép giới trong xây dựng pháp luật giai đoạn 2018 - 2022; Chương trình phối hợp số 236/CTPH-STP-HLHPN ngày 12/4/2018 giữa Sở Tư pháp và Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lào Cai về thực hiện công tác trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật cho phụ nữ trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2018- 2022, hàng năm, Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Lào Cai chỉ đạo các phòng nghiệp vụ, các Chi nhánh trên địa bàn tổ chức triển khai các hoạt động trợ giúp pháp lý (TGPL) cho phụ nữ nghèo, phụ nữ yếu thế sinh sống trên địa bàn các xã nghèo, các thôn, bản vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn.
Trong 02 ngày 19 và 21/7/2022, Đoàn kiểm tra của Hội đồng Phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng tỉnh Bình Thuận đã tiến hành kiểm tra công tác phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý tại các cơ quan tiến hành tố tụng trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam và thành phố Phan Thiết. Thành phần Đoàn kiểm tra gồm có đồng chí Đặng Văn Đào – Phó Giám đốc Sở Tư pháp, Phó Chủ tịch Hội đồng và đại diện lãnh đạo các ngành thành viên của Hội đồng phối hợp liên ngành.
Xác định công tác truyền thông về trợ giúp pháp lý giữ vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông tin về trợ giúp pháp lý đến với người dân, giúp người dân tiếp cận thông tin trợ giúp pháp lý hiệu quả, thời gian qua, Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Hà Nam luôn chú trọng đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về trợ giúp pháp lý với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với từng đối tượng.
Chính sách trợ giúp pháp lý cho người có công với cách mạng là một chính sách đặc biệt thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Nhiều năm qua, cùng với những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đời sống vật chất và tinh thần đối với người có công ngày càng được chăm lo tốt hơn. Nhân Kỷ niệm 75 năm Ngày thương binh liệt sỹ (27/7/1947-27/7/2022), bài viết này điểm lại thực trạng trợ giúp pháp lý cho người có công với cách mạng trong 10 năm qua và giải pháp nâng cao hiệu quả trợ giúp pháp lý cho người có công với cách mạng trong thời gian tới.
Thực hiện Kế hoạch công tác năm 2022 của Cục Trợ giúp pháp lý đã được Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt tại Quyết định số 136/QĐ-BTP ngày 27/01/2022, ngày 21/7/2022, tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Cục Trợ giúp pháp lý tổ chức khai mạc lớp tập huấn kỹ năng thực hiện trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính bằng hình thức trực tiếp. Lớp tập huấn có sự tham dự của học viên là các đồng chí Trợ giúp viên pháp lý, chuyên viên pháp lý, người tập sự trợ giúp pháp lý, luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý của 06 tỉnh: Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Đà Nẵng, Ninh Thuận, ngoài ra Hội nghị còn có sự tham dự của đại diện Hội luật gia tỉnh Thừa Thiên Huế. Giảng viên lớp là Thạc sỹ, Luật sư Mai Bích Ngân - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.
Bát Xát là huyện vùng cao biên giới nằm phía Tây Bắc của tỉnh Lào Cai. Bát Xát có 20 xã và 01 thị trấn. Trong đó có 10 xã và 31 thôn biên giới tiếp giáp với 02 huyện Hà Khẩu, Kim Bình và Châu Tự trị dân tộc Cáp Nê, Di Hồng Hà của tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Dân số Bát Xát có khoảng trên 90 nghìn người gồm 14 dân tộc anh em cùng sinh sống (như: Dao, Giáy, Hà Nhì, Mông, Phù Lá, Tày, Kinh......).