Chiều 05/9, Sở Tư pháp và Tòa án Nhân dân (TAND) tỉnh Bắc Giang tổ chức Lễ ký kết Chương trình phối hợp về người thực hiện trợ giúp pháp lý (TGPL) trực tại TAND. Tham gia Lễ ký kết có các đồng chí: Đỗ Thị Việt Hà - Giám đốc Sở Tư pháp; Lương Xuân Lộc - Chánh án TAND tỉnh Bắc Giang.
Ngày 06/9/1997 hệ thống tổ chức trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách được thành lập theo Quyết định số 734/TTg của Thủ tướng Chính phủ đã khẳng định quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta trong việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân được ghi nhận trong Hiến pháp; trợ giúp pháp lý là trách nhiệm của Nhà nước và cả hệ thống chính trị, thể hiện bản chất Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
Thực hiện Kế hoạch công tác năm 2022, được sự quan tâm của Cục Trợ giúp pháp lý, Lãnh đạo Sở Tư pháp và sự phối hợp của các ngành, tổ chức, đoàn thể có liên quan trên địa bàn tỉnh, trong 6 tháng đầu năm 2022, mặc dù tình hình dịch Covid 19 ảnh hưởng đến kết quả hoạt động chung của đơn vị, nhưng với sự lãnh đạo, điều hành linh hoạt, bám sát các chương trình kế hoạch công tác năm, Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Bạc Liêu (sau đây gọi tắt là Trung tâm) đã đạt được một số kết quả nổi bật như sau:
Quyết định số 734/QĐ-TTg ngày 06/9/1997 quy định về việc thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách ra đời đã đánh dấu một bước tiến quan trọng, tạo cơ sở pháp lý cơ bản trong hoạt động trợ giúp pháp lý. Trải qua 25 năm, pháp luật về trợ giúp pháp lý đã ngày càng được hoàn thiện là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho những người có hoàn cảnh đặc biệt (người yếu thế trong xã hội) và thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa của Đảng và Nhà nước đối với người có công với cách mạng góp phần quan trọng trong việc bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ hợp pháp của công dân khi phát sinh sự kiện pháp lý.
Thực hiện Quyết định số 1214/QĐ-HĐPH ngày 23/05/2022 của Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng ở Trung ương về việc ban hành Kế hoạch tổ chức sơ kết thực hiện Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 29/06/2018 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định về phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng (viết tắt là Thông tư liên tịch số 10); Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng tỉnh Quảng Ngãi (viết tắt là Hội đồng) báo cáo kết quả sơ kết thực hiện Thông tư liên tịch số 10 (từ ngày 01/09/2018 - 30/06/2022) với những kết quả đạt được cụ thể như sau:
Sáng ngày 16/8/2022, Sở Tư pháp tỉnh Thái Nguyên và Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức lễ ký kết chương trình phối hợp về người thực hiện trợ giúp pháp lý trực tại Tòa án nhân dân theo Chương trình phối hợp giữa Bộ Tư pháp và Tòa án nhân dân tối cao. Tham dự lễ ký kết có các đồng chí: Trần Việt Dũng - Phó Giám đốc Sở Tư pháp; Lương Văn Hiển - Phó Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, các Thành viên Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng, tổ thư ký giúp việc Hội đồng và lãnh đạo Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh Thái Nguyên.
Sáng ngày 18/8, Sở Tư pháp tỉnh Sóc Trăng và Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức lễ ký kết phối hợp về người thực hiện trợ giúp pháp lý trực tại Tòa án nhân dân theo Chương trình phối hợp giữa Bộ Tư pháp và Tòa án nhân dân tối cao. Tham dự lễ ký kết có các đồng chí: Trần Ngọc Thanh Phong - Phó Giám đốc Sở Tư pháp; Lê Thanh Vũ - Phó Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh và lãnh đạo Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh Sóc Trăng
Thời điểm tỉnh Quảng Nam được tái thành lập năm 1997, cũng là thời điểm Trợ giúp pháp lý (TGPL) Quảng Nam được ra đời đã đánh dấu chặng đường xây dựng và phát triển. Từ năm 1999 đến tháng 6/2022, Trung tâm TGPL tỉnh Quảng Nam đã thực hiện được 25.953 vụ việc thuộc các lĩnh vực: hình sự: 2.755 vụ việc; dân sự và hôn nhân gia đình: 8.460 vụ việc; hành chính-hộ tịch: 4.623 vụ việc, lĩnh vực khác: 10.115 vụ việc. Trải qua gần 25 năm hình thành và phát triển, chính sách TGPL đã đem lại những hiệu quả thiết thực, tạo được niềm tin, sự hài lòng của các đối tượng được TGPL.
Công cuộc đổi mới đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân đòi hỏi hoạt động của cả hệ thống chính trị, mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân phải theo đúng khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật, không ngừng đề cao giá trị dân chủ và vai trò của pháp luật trong hệ thống các công cụ quản lý xã hội. Do vậy, để góp phần ổn định chính trị, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, việc nâng cao hiểu biết và ý thức tuân thủ pháp luật cũng như góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý cho những người ít có điều kiện tiếp xúc, tìm hiểu văn bản pháp luật trở thành nhu cầu tất yếu của Nhà nước và Nhân dân.
Sáng ngày 10/08/, Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng đã tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ về trợ giúp pháp lý và sơ kết Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC (Thông tư liên tịch số 10/2018) ngày 29/6/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định về việc phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng. Tham dự hội nghị có 130 đại biểu là đại diện của các cơ quan tiến hành tố tụng; người thực hiện trợ giúp pháp lý. Đồng chí Trần Ngọc Thanh Phong, Phó Giám đốc Sở Tư pháp - Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp liên ngành chủ trì Hội nghị.