Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 29/6/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao quy định về phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch 10) được ban hành và có hiệu lực kể từ ngày 01/9/2018, là cơ sở pháp lý quan trọng để Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng ở Trung ương nói chung và địa phương tỉnh Phú Thọ nói riêng triển khai nhiều biện pháp chỉ đạo phối hợp thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý, tạo ra bước chuyển biến mới trong công tác trợ giúp pháp lý tại địa phương.
Chiều ngày 07/9/2022, Sở Tư pháp tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức thành công Lễ kỷ niệm 25 năm ngày thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách và 20 năm ngày Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Bắc Kạn chính thức đi vào hoạt động (11/9/2002 – 11/9/2022)
Thực hiện Quyết định số 734/TTg ngày 06/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ, được sự quan tâm của lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tư pháp tỉnh Tây Ninh, ngày 17/4/1998, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh đã ban hành Quyết định thành lập Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Tây Ninh (sau đây gọi tắt là Trung tâm). Sự ra đời của Trung tâm là cơ sở chính trị - pháp lý quan trọng để thực hiện chính sách bảo đảm quyền con người, quyền công dân trên địa bàn.
Chiều ngày 06/9/2022 tại khách sạn Duy Tân, thành phố Huế, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế (Trung tâm) tổ chức Lễ kỷ niệm 25 năm ngày thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý và trao tặng bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong đợt thi đua cao điểm. Tham dự buổi lễ có đồng chí Đào Chuẩn – Giám đốc Sở Tư pháp và các đồng chí Phó Giám đốc Sở; các đồng chí là lãnh đạo và đại diện lãnh đạo các cơ quan Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Toà án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Công an tỉnh và các cơ quan tiến hành tố tụng các huyện, thị xã, thành phố Huế; các tập thể, cá nhân được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen; cơ quan thông tấn, báo chí và truyền hình; các đồng chí trưởng phòng, Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Tư pháp cùng toàn thể viên chức, người lao động của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế.
Thực hiện Chương trình phối hợp số 1603/CTPH-BTP-TANDTC ngày 19/5/2022 giữa Bộ Tư pháp và Tòa án Nhân dân tối cao về người thực hiện trợ giúp pháp lý trực tại Tòa án nhân dân, sau khi góp ý và thống nhất các nội dung của dự thảo Chương trình phối hợp do Sở Tư pháp tỉnh Đồng Tháp dự thảo. Vào hồi 15 giờ ngày 06/9/2022, tại trụ sở Sở Tư pháp tỉnh Đồng Tháp, đại diện lãnh đạo Sở Tư pháp ông Phạm Văn Phong - Phó Giám đốc Sở Tư pháp và đại diện Tòa án nhân dân tỉnh ông Nguyễn Văn Mỹ - Phó Chánh án Tòa án nhân dân Tỉnh thực hiện ký kết Chương trình phối hợp giữa Sở Tư pháp và Tòa án nhân dân Tỉnh về người thực hiện trợ giúp pháp lý trực tại Tòa án nhân dân trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Thực hiện Chương trình phối hợp số 1603/CTPH-BTP-TANDTC ngày 19/5/2022 giữa Bộ Tư pháp và Tòa án nhân dân tối cao về người thực hiện trợ giúp pháp lý trực tại Tòa án nhân dân (viết tắt là Chương trình phối hợp số 1603, sau khi góp ý, thảo luận và thống nhất các nội dung của Dự thảo Chương trình phối hợp do Sở Tư pháp soạn thảo, ngày 12/8/2022 tại trụ sở Sở Tư pháp tỉnh Quảng Ngãi, đại diện lãnh đạo Sở Tư pháp và Tòa án nhân dân tỉnh đã tổ chức ký kết Chương trình phối hợp giữa Sở Tư pháp và Tòa án nhân dân tỉnh về người thực hiện trợ giúp pháp lý trực tại Tòa án nhân dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Thực hiện Quyết định số 1918/QĐ-BTP ngày 28/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 25 năm Ngày thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách (06/9/1997- 06/9/2022), nhằm đánh giá toàn diện về thực trạng, kết quả công tác phối hợp trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận; kết hợp sơ kết 05 năm triển khai thực hiện Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017; sơ kết 04 năm thực hiện Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC.
Luật Trợ giúp pháp lý số 11/2017/QH14 (Luật TGPL năm 2017) có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018 và thay thế Luật Trợ giúp pháp lý số 69/2006/QH11 với nhiều nội dung quan trọng, tạo khuôn khổ pháp lý cho sự phát triển bền vững công tác trợ giúp pháp lý theo hướng chuyên nghiệp hóa. Đây là một trong những Luật về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân nhằm đảo đảm thi hành nghiêm túc Hiến pháp 2013. Đặc biệt, Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính cũng đã ghi nhận, bổ sung tư cách Trợ giúp viên pháp lý là người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được TGPL. Những hoàn thiện trong chính sách, thể chế về công tác TGPL phù hợp với yêu cầu, xu thế phát triển trong tình hình mới đã tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động TGPL nói chung và tổ chức thực hiện TGPL nói riêng phát triển cả về chất và lượng, đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý từng bước được chuẩn hoá nhất là trong tham gia tố tụng để bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho người được TGPL.