20/08/2020
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
Quy định về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rácNgày 14/8/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 91/2020/NĐ-CP quy định về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rácNghị định này quy định về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác và quy định về quảng cáo bằng tin nhắn (SMS, MMS, USSD), thư điện tử và gọi điện thoại; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân và bổ sung quy định xử lý vi phạm hành chính về tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác. Theo đó, tin nhắn rác, thư điện tư rác, cuộc gọi rác được định nghĩa như sau:
- Tin nhắn rác bao gồm các loại sau: Tin nhắn quảng cáo mà không được sự đồng ý trước của Người sử dụng hoặc tin nhắn quảng cáo vi phạm các quy định về gửi tin nhắn quảng cáo tại Nghị định này; Tin nhắn vi phạm các nội dung bị cấm theo quy định tại Điều 9 Luật Giao dịch điện tử, Điều 12 Luật Công nghệ thông tin, Điều 12 Luật Viễn thông, Điều 8 Luật Quảng cáo, Điều 7 Luật An toàn thông tin mạng, Điều 8 Luật An ninh mạng.
- Thư điện tử rác bao gồm các loại sau: Thư điện tử quảng cáo mà không được sự đồng ý trước của Người sử dụng hoặc thư điện tử quảng cáo vi phạm các quy định về gửi thư điện tử quảng cáo tại Nghị định này; Thư điện tử vi phạm các nội dung bị cấm theo quy định tại Điều 9 Luật Giao dịch điện tử, Điều 12 Luật Công nghệ thông tin, Điều 12 Luật Viễn thông, Điều 8 Luật Quảng cáo, Điều 7 Luật An toàn thông tin mạng, Điều 8 Luật An ninh mạng.
- Cuộc gọi rác bao gồm các loại sau: Gọi điện thoại quảng cáo mà không được sự đồng ý trước của Người sử dụng hoặc gọi điện thoại quảng cáo vi phạm các quy định về gọi điện thoại quảng cáo tại Nghị định này; Gọi điện thoại vi phạm các nội dung bị cấm theo quy định tại Điều 9 Luật Giao dịch điện tử, Điều 12 Luật Công nghệ thông tin, Điều 12 Luật Viễn thông, Điều 8 Luật Quảng cáo, Điều 7 Luật An toàn thông tin mạng, Điều 8 Luật An ninh mạng.
08 biện pháp chống, ngăn chặn tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác
- Xây dựng, triển khai các hệ thống chống, ngăn chặn tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
- Xây dựng Bộ tiêu chí nhận diện tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
- Theo dõi, giám sát, chia sẻ thông tin, dữ liệu về nguồn phát tán tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
- Tiếp nhận, xử lý phản ánh về tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
- Giám sát hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo qua tin nhắn, thư điện tử, gọi điện thoại.
- Ngăn chặn, thu hồi địa chỉ điện tử phát tán tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
- Tăng cường phối hợp trong nước và quốc tế về chống, ngăn chặn tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) xây dựng, vận hành Hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác (trên đầu số 5656), thư điện tử rác. Khi thực hiện các chương trình quảng cáo, Người quảng cáo bằng tin nhắn phải gửi đồng thời bản tin nhắn quảng cáo tới hệ thống phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác (trên đầu số 5656). Người sử dụng dịch vụ viễn thông, Internet, thư điện tử có thể phản ánh, cung cấp các bằng chứng tới Hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác. Thông tin, dữ liệu từ Hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác và các nguồn thông tin, dữ liệu khác được sử dụng để điều phối xử lý, ngăn chặn tin nhắn rác, thư điện tử, cuộc gọi rác.
Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) là cơ quan điều phối ngăn chặn, xử lý tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác. Tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet, thư điện tử và Người quảng cáo có trách nhiệm tuân thủ các yêu cầu điều phối ngăn chặn, xử lý tin nhắn rác, thư điện tử, cuộc gọi rác của Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin).
Nghị định quy định rõ trách nhiệm của doanh nghiệp (DN) cung cấp dịch vụ viễn thông, dịch vụ Internet, tổ chức thiết lập mạng viễn thông dùng riêng. Theo đó, các đơn vị trên phải hướng dẫn Người sử dụng dịch vụ về cách thức chống tin nhắn rác, cuộc gọi rác; hướng dẫn, cung cấp cho Người sử dụng các công cụ, ứng dụng để phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác và cho phép Người sử dụng chủ động ngăn chặn tin nhắn rác, cuộc gọi rác; thực hiện triệt để các biện pháp ngăn chặn tin nhắn quảng cáo, cuộc gọi quảng cáo đến Danh sách không quảng cáo; ngăn chặn, thu hồi địa chỉ điện tử được dùng để phát tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền...
DN cung cấp dịch vụ thư điện tử có trách nhiệm hướng dẫn Người sử dụng về cách thức chống thư điện tử rác; hướng dẫn, cung cấp công cụ, ứng dụng cho phép Người sử dụng tự chủ động ngăn chặn thư điện tử rác và phản ánh về thư điện tử rác; có biện pháp chặn, lọc, cập nhật danh sách các nguồn phát tán thư điện tử rác và có phải pháp để tránh mất mát và ngăn chặn nhầm thư điện tử của Người sử dụng...
Người quảng cáo phải kiểm tra Danh sách không quảng cáo để tránh việc gửi tin nhắn đăng ký quảng cáo, tin nhắn quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo đến các số điện thoại trong danh sách này; chỉ được phép gửi tin nhắn quảng cáo, thư điện tử quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo đến Người sử dụng khi được Người sử dụng đồng ý trước về việc nhận quảng cáo.
Nghị định quy định riêng chương IV cho xử phạt vi phạm hành chính với chế tài xử phạt mới, mạnh mẽ mang tính chất răn đe và bảo vệ người dùng.
Trong đó, có các chế tài xử phạt đối với những trường hợp vi phạm như (phạt từ 5 triệu đến 10 triệu đối với hành vi "Gọi điện thoại quảng cáo đến người sử dụng khi chưa được người sử dụng đồng ý một cách rõ ràng" hoặc "Gọi điện thoại quảng cáo đến người sử dụng đã từ chối nhận cuộc gọi quảng cáo"… Thậm chí, phạt từ 80 triệu đến 100 triệu nếu gọi điện thoại quảng cáo đến các số diện thoại nằm trong danh sách không quảng cáo.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/10/2020. Như vậy, có thể thấy rằng Nghị định số 91/2020/NĐ-CP ra đời đã hoàn thiện hành lang pháp lý về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác giúp tăng cường công tác quản lý nhà nước của Bộ TT&TT trong lĩnh vực ATTT nói chung và công tác chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác nói riêng. Ngoài ra, tác động lớn đến tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực quảng cáo sử dụng tên định danh; giúp cá nhân, tổ chức: cắt giảm thủ tục hành chính (bỏ cấp mã số quản lý), đẩy mạnh hình thức gửi tin nhắn quảng cáo bằng tên định danh, đảm bảo việc gửi tin nhắn theo quy định, giảm quá trình phát tán tin nhắn rác, tiết kiệm thời gian, nguồn lực cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng tên định danh. Cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp chỉ cần gửi hồ sơ đến một nơi, không mất thời gian đến từng nhà mạng. Nghị định này cũng hướng dẫn chi tiết, đầy đủ thủ tục cấp tên dịnh danh, mục đích sử dụng tên định danh cho cá nhân, tổ chức trong hoạt động quảng cáo bằng tin nhắn, cuộc gọi./.
Ngày 14/8/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 91/2020/NĐ-CP quy định về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác
Nghị định này quy định về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác và quy định về quảng cáo bằng tin nhắn (SMS, MMS, USSD), thư điện tử và gọi điện thoại; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân và bổ sung quy định xử lý vi phạm hành chính về tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác. Theo đó, tin nhắn rác, thư điện tư rác, cuộc gọi rác được định nghĩa như sau:
- Tin nhắn rác bao gồm các loại sau: Tin nhắn quảng cáo mà không được sự đồng ý trước của Người sử dụng hoặc tin nhắn quảng cáo vi phạm các quy định về gửi tin nhắn quảng cáo tại Nghị định này; Tin nhắn vi phạm các nội dung bị cấm theo quy định tại Điều 9 Luật Giao dịch điện tử, Điều 12 Luật Công nghệ thông tin, Điều 12 Luật Viễn thông, Điều 8 Luật Quảng cáo, Điều 7 Luật An toàn thông tin mạng, Điều 8 Luật An ninh mạng.
- Thư điện tử rác bao gồm các loại sau: Thư điện tử quảng cáo mà không được sự đồng ý trước của Người sử dụng hoặc thư điện tử quảng cáo vi phạm các quy định về gửi thư điện tử quảng cáo tại Nghị định này; Thư điện tử vi phạm các nội dung bị cấm theo quy định tại Điều 9 Luật Giao dịch điện tử, Điều 12 Luật Công nghệ thông tin, Điều 12 Luật Viễn thông, Điều 8 Luật Quảng cáo, Điều 7 Luật An toàn thông tin mạng, Điều 8 Luật An ninh mạng.
- Cuộc gọi rác bao gồm các loại sau: Gọi điện thoại quảng cáo mà không được sự đồng ý trước của Người sử dụng hoặc gọi điện thoại quảng cáo vi phạm các quy định về gọi điện thoại quảng cáo tại Nghị định này; Gọi điện thoại vi phạm các nội dung bị cấm theo quy định tại Điều 9 Luật Giao dịch điện tử, Điều 12 Luật Công nghệ thông tin, Điều 12 Luật Viễn thông, Điều 8 Luật Quảng cáo, Điều 7 Luật An toàn thông tin mạng, Điều 8 Luật An ninh mạng.
08 biện pháp chống, ngăn chặn tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác
- Xây dựng, triển khai các hệ thống chống, ngăn chặn tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
- Xây dựng Bộ tiêu chí nhận diện tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
- Theo dõi, giám sát, chia sẻ thông tin, dữ liệu về nguồn phát tán tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
- Tiếp nhận, xử lý phản ánh về tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
- Giám sát hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo qua tin nhắn, thư điện tử, gọi điện thoại.
- Ngăn chặn, thu hồi địa chỉ điện tử phát tán tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
- Tăng cường phối hợp trong nước và quốc tế về chống, ngăn chặn tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) xây dựng, vận hành Hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác (trên đầu số 5656), thư điện tử rác. Khi thực hiện các chương trình quảng cáo, Người quảng cáo bằng tin nhắn phải gửi đồng thời bản tin nhắn quảng cáo tới hệ thống phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác (trên đầu số 5656). Người sử dụng dịch vụ viễn thông, Internet, thư điện tử có thể phản ánh, cung cấp các bằng chứng tới Hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác. Thông tin, dữ liệu từ Hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác và các nguồn thông tin, dữ liệu khác được sử dụng để điều phối xử lý, ngăn chặn tin nhắn rác, thư điện tử, cuộc gọi rác.
Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) là cơ quan điều phối ngăn chặn, xử lý tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác. Tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet, thư điện tử và Người quảng cáo có trách nhiệm tuân thủ các yêu cầu điều phối ngăn chặn, xử lý tin nhắn rác, thư điện tử, cuộc gọi rác của Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin).
Nghị định quy định rõ trách nhiệm của doanh nghiệp (DN) cung cấp dịch vụ viễn thông, dịch vụ Internet, tổ chức thiết lập mạng viễn thông dùng riêng. Theo đó, các đơn vị trên phải hướng dẫn Người sử dụng dịch vụ về cách thức chống tin nhắn rác, cuộc gọi rác; hướng dẫn, cung cấp cho Người sử dụng các công cụ, ứng dụng để phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác và cho phép Người sử dụng chủ động ngăn chặn tin nhắn rác, cuộc gọi rác; thực hiện triệt để các biện pháp ngăn chặn tin nhắn quảng cáo, cuộc gọi quảng cáo đến Danh sách không quảng cáo; ngăn chặn, thu hồi địa chỉ điện tử được dùng để phát tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền...
DN cung cấp dịch vụ thư điện tử có trách nhiệm hướng dẫn Người sử dụng về cách thức chống thư điện tử rác; hướng dẫn, cung cấp công cụ, ứng dụng cho phép Người sử dụng tự chủ động ngăn chặn thư điện tử rác và phản ánh về thư điện tử rác; có biện pháp chặn, lọc, cập nhật danh sách các nguồn phát tán thư điện tử rác và có phải pháp để tránh mất mát và ngăn chặn nhầm thư điện tử của Người sử dụng...
Người quảng cáo phải kiểm tra Danh sách không quảng cáo để tránh việc gửi tin nhắn đăng ký quảng cáo, tin nhắn quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo đến các số điện thoại trong danh sách này; chỉ được phép gửi tin nhắn quảng cáo, thư điện tử quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo đến Người sử dụng khi được Người sử dụng đồng ý trước về việc nhận quảng cáo.
Nghị định quy định riêng chương IV cho xử phạt vi phạm hành chính với chế tài xử phạt mới, mạnh mẽ mang tính chất răn đe và bảo vệ người dùng.
Trong đó, có các chế tài xử phạt đối với những trường hợp vi phạm như (phạt từ 5 triệu đến 10 triệu đối với hành vi "Gọi điện thoại quảng cáo đến người sử dụng khi chưa được người sử dụng đồng ý một cách rõ ràng" hoặc "Gọi điện thoại quảng cáo đến người sử dụng đã từ chối nhận cuộc gọi quảng cáo"… Thậm chí, phạt từ 80 triệu đến 100 triệu nếu gọi điện thoại quảng cáo đến các số diện thoại nằm trong danh sách không quảng cáo.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/10/2020. Như vậy, có thể thấy rằng Nghị định số 91/2020/NĐ-CP ra đời đã hoàn thiện hành lang pháp lý về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác giúp tăng cường công tác quản lý nhà nước của Bộ TT&TT trong lĩnh vực ATTT nói chung và công tác chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác nói riêng. Ngoài ra, tác động lớn đến tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực quảng cáo sử dụng tên định danh; giúp cá nhân, tổ chức: cắt giảm thủ tục hành chính (bỏ cấp mã số quản lý), đẩy mạnh hình thức gửi tin nhắn quảng cáo bằng tên định danh, đảm bảo việc gửi tin nhắn theo quy định, giảm quá trình phát tán tin nhắn rác, tiết kiệm thời gian, nguồn lực cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng tên định danh. Cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp chỉ cần gửi hồ sơ đến một nơi, không mất thời gian đến từng nhà mạng. Nghị định này cũng hướng dẫn chi tiết, đầy đủ thủ tục cấp tên dịnh danh, mục đích sử dụng tên định danh cho cá nhân, tổ chức trong hoạt động quảng cáo bằng tin nhắn, cuộc gọi./.