Ngày 6/9/2020 hệ thống tổ chức trợ giúp pháp lý ở Việt Nam kỷ niệm 23 năm Ngày thành lập. 23 năm với những nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ, công tác trợ giúp pháp lý đã có nhiều khởi sắc, đang thực sự trở thành chỗ dựa pháp lý tin cậy cho những người yếu thế trong xã hội. Nhân dịp này, Báo PLVN đã phỏng vấn Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý Cù Thu Anh.
Nhằm bảo đảm quyền và lợi ích của người dân trong tiếp cận công lý, công bằng trong xét xử và trong tranh tụng khi người dân không có đủ khả năng tài chính để thuê luật sư, Đảng và Nhà nước đã ban hành chính sách trợ giúp pháp lý (TGPL) để cung cấp miễn phí cho người được TGPL nhằm bảo đảm tất cả người dân đều bình đẳng trong tiếp cận và sử dụng pháp luật.
Trợ giúp pháp lý là một trong những chính sách được triển khai thực hiện trong các chương trình giảm nghèo theo Nghị quyết số 76/2014/QH13 ngày 24/6/2014 của Quốc hội về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020 (sau đây gọi là Nghị quyết số 76/2014/QH13), Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo (sau đây gọi là Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP), Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020 (sau đây gọi là Nghị quyết số 80/NQ-CP). Sau gần 10 năm triển khai thực hiện các Nghị quyết nêu trên, công tác trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo đã đạt được một số kết quả như sau:
Thực hiện Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 29/6/2018 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao quy định thực hiện trợ giúp pháp lý (TGPL) trong hoạt động tố tụng (Thông tư)
Việt Nam là nước có tỷ lệ người khuyết tật cao so với tổng dân số (khoảng 6,2 triệu người, chiếm 7,06% dân số từ 2 tuổi trở lên, trong đó 58% là nữ; 28,3% là trẻ em; gần 29% khuyết tật nặng và đặc biệt nặng, khoảng 10% người khuyết tật thuộc hộ nghèo), nên trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã dành nhiều sự quan tâm, chăm lo cho người khuyết tật nhằm bảo đảm quyền và phát huy vai trò của người khuyết tật trong xã hội.
Thực hiện Kế hoạch số 185/KH-UBND ngày 15/11/2022 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch số 42/KH-STP ngày 09/8/2022 của Sở Tư pháp tỉnh Ninh Bình về thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 và Kế hoạch số 01/KH-TTTGPL ngày 29/01/2024 của Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Ninh Bình về việc triển khai, phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý (TGPL) cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Ninh Bình năm 2024. Từ ngày 09 đến ngày 16 tháng 4 năm 2024, Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh Ninh Bình phối hợp với Phòng Tư pháp huyện Nho Quan và chính quyền địa phương tổ chức 10 Hội nghị tuyên truyền pháp luật và TGPL cho hơn 900 đại biểu là già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng, cán bộ Công chức Tư pháp – Hộ tịch, người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại các thôn thuộc các xã trên địa bàn huyện Nho Quan, gồm các xã: Thạch Bình, Phú Sơn, Cúc Phương, Kỳ Phú, Yên Quang, Văn Phương, Phú Long, Quảng Lạc và xã Xích Thổ.
Hoạt động trợ giúp pháp lý (TGPL) thời gian qua đã góp phần tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người nghèo và một số nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội. Tuy nhiên, nhìn lại TGPL còn rất nhiều khó khăn, trong đó nhiều người còn chưa biết đến hoạt động TGPL.
Qua theo dõi thông tin báo chí và hoạt động trợ giúp pháp lý trong những ngày vừa qua, Cục Trợ giúp pháp lý – Bộ Tư pháp đã nắm bắt được một số vụ việc nổi cộm, gây bức xúc trong xã hội có người bị hại, người bị buộc tội là các đối tượng được trợ giúp pháp lý được các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tiếp cận, xác minh, cử người thực hiện trợ giúp pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp kịp thời.