15/08/2022
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
Hội thảo góp ý: Tài liệu hướng dẫn xác định vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng thành côngNgày 15/8/2022, trong khuôn khổ Chương trình tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam (EU JULE) do Liên minh Châu Âu tài trợ với đóng góp tài chính từ UNDP và UNICEF, Bộ Tư pháp đã phối hợp với UNDP tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý dự thảo Tài liệu hướng dẫn xác định vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng thành công.Hội thảo có ông Cù Thu Anh – Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp; Bà Vũ Thị Hoàng Hà – Phó Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý; Bà Diana Torres, Trợ lý Đại diện Thường trú, Trưởng Phòng Quản trị và Tham gia, UNDP Việt Nam; Bà Đỗ Thúy Vân, cán bộ quản lý chương trình, UNDP Việt Nam; Ông Nguyễn Văn Điệp – Đại diện nhóm chuyên gia xây dựng tài liệu. Cùng tham dự hội thảo có đại diện Lãnh đạo Sở Tư pháp tỉnh Thái Nguyên; đại diện Lãnh đạo Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước, Trợ giúp viên pháp lý của 10 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc và Bắc Trung bộ.
Ông Cù Thu Anh – Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý phát biểu
Phát biểu khai mạc, Ông Cù Thu Anh – Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý cho biết, sau gần 05 năm triển khai Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017, các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước đã tập trung nguồn lực vào thực hiện vụ việc TGPL, đặc biệt là vụ việc tham gia tố tụng. Số lượng vụ việc tham gia tố tụng ngày càng tăng, chất lượng trợ giúp pháp lý ngày càng cao. Theo tổng hợp từ báo cáo của các địa phương, trong 04 năm qua (từ năm 2018 đến năm 2021), số lượng vụ việc trợ giúp pháp lý là 135.038 vụ việc; trong đó 59.417 vụ việc TGPL theo hình thức tham gia tố tụng (chiếm 44%), với 16.297 vụ việc tham gia tố tụng thành công, hiệu quả. Trong các vụ việc này, quan điểm bào chữa, bảo vệ cho người được trợ giúp pháp lý của người thực hiện trợ giúp pháp lý được các cơ quan tiến hành tố tụng chấp nhận, được tuyên mức án nhẹ hơn hoặc chuyển tội danh, thay đổi khung hình phạt thấp hơn so với mức đề nghị của Viện Kiểm sát, thậm chí được vô tội...
Ông cho biết, thời gian qua, để xác định vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng thành công, hiệu quả, Cục Trợ giúp pháp lý đã có một số Công văn đề nghị địa phương báo cáo về vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng thành công, hiệu quả. Tiếp đó nội dung này được quy định tại Thông tư số 03/2021/TT-BTP ngày 25/5/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Triển khai nội dung này, Bộ Tư pháp đã nghiên cứu xây dựng và ban hành các Tiêu chí xác định vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng thành công (Quyết định số 1179/QĐ-BTP ngày 16/5/2022) làm cơ sở để địa phương xác định vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng thành công. Có thể nói rằng, đây là lần đầu tiên ngành Tư pháp có các tiêu chí để đánh giá sự thành công đối với một vụ việc dịch vụ pháp lý cụ thể.
Việc xác định vụ việc tham gia tố tụng thành công có ý nghĩa trong việc vinh danh, khích lệ đội ngũ người, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý thực hiện nhiều vụ việc trợ giúp pháp lý thành công; tạo cơ hội trao đổi nghiên cứu, tham khảo nhằm tích lũy thêm kinh nghiệm, đồng thời nắm bắt được năng lực, trình độ của người thực hiện trợ giúp pháp lý, qua đó có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý nói riêng và có giải pháp bảo đảm, nâng cao hiệu quả vụ việc trợ giúp pháp lý nói chung. Mặt khác, kết quả của việc xác định vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng thành công có thể lựa chọn được những vụ việc thành công có tính điển hình, nổi trội để truyền thông về hiệu quả của hoạt động trợ giúp pháp lý, qua đó nâng cao uy tín, vị trí, vai trò cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý trong xã hội nói chung.
Với những ý nghĩa đó, để tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương trong quá trình quản lý, xác định vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng thành công, trong khuôn khổ dự án Tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam do Liên minh Châu Âu tài trợ (EU JULE), Cục Trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp phối hợp với Chương trình Phát triển Liên Hiệp quốc (UNDP) đã tổ chức biên soạn tài liệu “Hướng dẫn xác định vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng thành công”. Để tài liệu hoàn thiện hơn, Ông Cù Thu Anh chia sẽ mục tiêu chính của Hội thảo này nhằm thu thập các ý kiến góp ý cụ thể đối với dự thảo tài liệu và các kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn tại địa phương về những vấn đề liên quan đến việc xác định vụ việc tham gia tố tụng thành công.
Bà Diana Torres, Trợ lý Đại diện Thường trú, Trưởng Phòng Quản trị và Tham gia, UNDP Việt Nam phát biểu
Hội thảo cũng được nghe bà Diana Torres, Trợ lý Đại diện Thường trú, Trưởng Phòng Quản trị và Tham gia, UNDP Việt Nam phát biểu, trong khuôn khổ Dự án EUJULE thời gian qua UNDP đã đồng hành cùng Cục Trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp triển khai một số hoạt động TGPL, trong đó có việc xây dựng cuốn tài liệu có giá trị tham khảo “Hướng dẫn xác định vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng thành công” nhằm hướng dẫn cho Sở Tư pháp, các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý trong việc xác định các vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng thành công, qua đó tìm ra các giải pháp nâng cao tính hiệu quả, chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý. Bà cho biết mục đích của Hội thảo lần này nhằm lấy ý kiến góp ý của các đại biểu đến từ các địa phương nhằm hoàn thiện cuốn tài liệu hơn.
Thay mặt nhóm chuyên gia xây dựng tài liệu, Ông Nguyễn Văn Điệp, chuyên gia của UNDP đã trình bày tóm tắt nội dung cuốn tài liệu ““Hướng dẫn xác định vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng thành công”. Bố cục của tài liệu gồm 03 phần: Bối cảnh xây dựng tài liệu; hướng dẫn xác định vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng thành công và một số khuyến nghị. Nội dung chính của tài liệu này là hướng dẫn cách thức tổ chức việc xác định vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng thành công theo quy định của pháp luật hiện hành, cũng như đưa ra một số khuyến nghị để thực hiện và sử dụng kết quả xác định vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng thành công một cách có hiệu quả. Đây là cuốn tài liệu mang tính tham khảo cho các cơ quan quản lý trợ giúp pháp lý ở trung ương và địa phương, các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý.
Bên cạnh đó, tại Hội thảo các đại biểu được nghe tham luận góp ý tài liệu, chia sẻ thực trạng, kinh nghiệm xác định vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng thành công tại địa phương của 03 Trung tâm TGPL tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Nghệ An, Phú Thọ. Phần thảo luận, các đại biểu đã tích cực trao đổi, góp ý, chia sẻ về các nội dung trong dự thảo tài liệu và thực tiễn triển khai cách xác định vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng tại địa phương. Hầu hết các đại biểu tham dự Hội thảo đều thống nhất về sự cần thiết xây dựng cuốn tài liệu và mong rằng cuốn tài liệu này sẽ hướng dẫn cụ thể, giúp cho việc xác định vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng thành công thuận lợi hơn, nhất là trong bối cảnh Quyết định số 1179/QĐ-BTP ngày 16/5/2022 mới được ban hành.
Kết thúc Hội thảo, thay mặt Ban Tổ chức, Bà Vũ Thị Hoàng Hà – Phó Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý đánh giá cao các ý kiến đóng góp rất cụ thể, chất lượng của các đại biểu tham dự Hội thảo. Trên cơ sở đó, nhóm chuyên gia sẽ phối hợp với Cục Trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp và UNDP sớm hoàn thiện cuốn tài liệu trong thời gian tới.
Bà Vũ Thị Hoàng Hà – Phó Cục trưởng Cục TGPL phát biểu bế mạc
Các đại biểu phát biểu ý kiến tại hội thảo
Cục Trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp
Phòng Tài chính và Quản lý chất lượng trợ giúp pháp lý,
Ngày 15/8/2022, trong khuôn khổ Chương trình tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam (EU JULE) do Liên minh Châu Âu tài trợ với đóng góp tài chính từ UNDP và UNICEF, Bộ Tư pháp đã phối hợp với UNDP tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý dự thảo Tài liệu hướng dẫn xác định vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng thành công.
Hội thảo có ông Cù Thu Anh – Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp; Bà Vũ Thị Hoàng Hà – Phó Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý; Bà Diana Torres, Trợ lý Đại diện Thường trú, Trưởng Phòng Quản trị và Tham gia, UNDP Việt Nam; Bà Đỗ Thúy Vân, cán bộ quản lý chương trình, UNDP Việt Nam; Ông Nguyễn Văn Điệp – Đại diện nhóm chuyên gia xây dựng tài liệu. Cùng tham dự hội thảo có đại diện Lãnh đạo Sở Tư pháp tỉnh Thái Nguyên; đại diện Lãnh đạo Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước, Trợ giúp viên pháp lý của 10 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc và Bắc Trung bộ.
Phát biểu khai mạc, Ông Cù Thu Anh – Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý cho biết, sau gần 05 năm triển khai Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017, các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước đã tập trung nguồn lực vào thực hiện vụ việc TGPL, đặc biệt là vụ việc tham gia tố tụng. Số lượng vụ việc tham gia tố tụng ngày càng tăng, chất lượng trợ giúp pháp lý ngày càng cao. Theo tổng hợp từ báo cáo của các địa phương, trong 04 năm qua (từ năm 2018 đến năm 2021), số lượng vụ việc trợ giúp pháp lý là 135.038 vụ việc; trong đó 59.417 vụ việc TGPL theo hình thức tham gia tố tụng (chiếm 44%), với 16.297 vụ việc tham gia tố tụng thành công, hiệu quả. Trong các vụ việc này, quan điểm bào chữa, bảo vệ cho người được trợ giúp pháp lý của người thực hiện trợ giúp pháp lý được các cơ quan tiến hành tố tụng chấp nhận, được tuyên mức án nhẹ hơn hoặc chuyển tội danh, thay đổi khung hình phạt thấp hơn so với mức đề nghị của Viện Kiểm sát, thậm chí được vô tội...
Ông cho biết, thời gian qua, để xác định vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng thành công, hiệu quả, Cục Trợ giúp pháp lý đã có một số Công văn đề nghị địa phương báo cáo về vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng thành công, hiệu quả. Tiếp đó nội dung này được quy định tại Thông tư số 03/2021/TT-BTP ngày 25/5/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Triển khai nội dung này, Bộ Tư pháp đã nghiên cứu xây dựng và ban hành các Tiêu chí xác định vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng thành công (Quyết định số 1179/QĐ-BTP ngày 16/5/2022) làm cơ sở để địa phương xác định vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng thành công. Có thể nói rằng, đây là lần đầu tiên ngành Tư pháp có các tiêu chí để đánh giá sự thành công đối với một vụ việc dịch vụ pháp lý cụ thể.
Việc xác định vụ việc tham gia tố tụng thành công có ý nghĩa trong việc vinh danh, khích lệ đội ngũ người, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý thực hiện nhiều vụ việc trợ giúp pháp lý thành công; tạo cơ hội trao đổi nghiên cứu, tham khảo nhằm tích lũy thêm kinh nghiệm, đồng thời nắm bắt được năng lực, trình độ của người thực hiện trợ giúp pháp lý, qua đó có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý nói riêng và có giải pháp bảo đảm, nâng cao hiệu quả vụ việc trợ giúp pháp lý nói chung. Mặt khác, kết quả của việc xác định vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng thành công có thể lựa chọn được những vụ việc thành công có tính điển hình, nổi trội để truyền thông về hiệu quả của hoạt động trợ giúp pháp lý, qua đó nâng cao uy tín, vị trí, vai trò cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý trong xã hội nói chung.
Với những ý nghĩa đó, để tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương trong quá trình quản lý, xác định vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng thành công, trong khuôn khổ dự án Tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam do Liên minh Châu Âu tài trợ (EU JULE), Cục Trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp phối hợp với Chương trình Phát triển Liên Hiệp quốc (UNDP) đã tổ chức biên soạn tài liệu “Hướng dẫn xác định vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng thành công”. Để tài liệu hoàn thiện hơn, Ông Cù Thu Anh chia sẽ mục tiêu chính của Hội thảo này nhằm thu thập các ý kiến góp ý cụ thể đối với dự thảo tài liệu và các kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn tại địa phương về những vấn đề liên quan đến việc xác định vụ việc tham gia tố tụng thành công.
Hội thảo cũng được nghe bà Diana Torres, Trợ lý Đại diện Thường trú, Trưởng Phòng Quản trị và Tham gia, UNDP Việt Nam phát biểu, trong khuôn khổ Dự án EUJULE thời gian qua UNDP đã đồng hành cùng Cục Trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp triển khai một số hoạt động TGPL, trong đó có việc xây dựng cuốn tài liệu có giá trị tham khảo “Hướng dẫn xác định vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng thành công” nhằm hướng dẫn cho Sở Tư pháp, các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý trong việc xác định các vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng thành công, qua đó tìm ra các giải pháp nâng cao tính hiệu quả, chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý. Bà cho biết mục đích của Hội thảo lần này nhằm lấy ý kiến góp ý của các đại biểu đến từ các địa phương nhằm hoàn thiện cuốn tài liệu hơn.
Thay mặt nhóm chuyên gia xây dựng tài liệu, Ông Nguyễn Văn Điệp, chuyên gia của UNDP đã trình bày tóm tắt nội dung cuốn tài liệu ““Hướng dẫn xác định vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng thành công”. Bố cục của tài liệu gồm 03 phần: Bối cảnh xây dựng tài liệu; hướng dẫn xác định vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng thành công và một số khuyến nghị. Nội dung chính của tài liệu này là hướng dẫn cách thức tổ chức việc xác định vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng thành công theo quy định của pháp luật hiện hành, cũng như đưa ra một số khuyến nghị để thực hiện và sử dụng kết quả xác định vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng thành công một cách có hiệu quả. Đây là cuốn tài liệu mang tính tham khảo cho các cơ quan quản lý trợ giúp pháp lý ở trung ương và địa phương, các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý.
Bên cạnh đó, tại Hội thảo các đại biểu được nghe tham luận góp ý tài liệu, chia sẻ thực trạng, kinh nghiệm xác định vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng thành công tại địa phương của 03 Trung tâm TGPL tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Nghệ An, Phú Thọ. Phần thảo luận, các đại biểu đã tích cực trao đổi, góp ý, chia sẻ về các nội dung trong dự thảo tài liệu và thực tiễn triển khai cách xác định vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng tại địa phương. Hầu hết các đại biểu tham dự Hội thảo đều thống nhất về sự cần thiết xây dựng cuốn tài liệu và mong rằng cuốn tài liệu này sẽ hướng dẫn cụ thể, giúp cho việc xác định vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng thành công thuận lợi hơn, nhất là trong bối cảnh Quyết định số 1179/QĐ-BTP ngày 16/5/2022 mới được ban hành.
Kết thúc Hội thảo, thay mặt Ban Tổ chức, Bà Vũ Thị Hoàng Hà – Phó Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý đánh giá cao các ý kiến đóng góp rất cụ thể, chất lượng của các đại biểu tham dự Hội thảo. Trên cơ sở đó, nhóm chuyên gia sẽ phối hợp với Cục Trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp và UNDP sớm hoàn thiện cuốn tài liệu trong thời gian tới.
Cục Trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp
Phòng Tài chính và Quản lý chất lượng trợ giúp pháp lý,