Quảng Ngãi: Hội nghị truyền thông về trợ giúp pháp lý theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi tại huyện Sơn Tây

28/05/2024
Xem cỡ chữ Đọc bài viết In trang Google

Thực hiện Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025; Quyết định số 866/QĐ-UBND ngày 08/8/2022 của UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025; Kế hoạch số 03/KH-STP ngày 15/01/2024 của Sở Tư pháp ban hành kế hoạch Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Ngãi năm 2024; Kế hoạch số 05/KH-TGPL ngày 11/4/2024 của Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Quảng Ngãi về việc triển khai thực hiện nội dung hoạt động trợ giúp pháp lý của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Ngãi năm 2024; Kế hoạch số 06/KH-TGPL ngày 04 tháng 5 năm 2024 của Trung tâm về việc tổ chức Hội nghị truyền thông về trợ giúp pháp lý trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, ngày 21/5/2024, Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức Hội nghị truyền thông về trợ giúp pháp lý tại Hội trường Ủy ban nhân dân huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi. Tham dự Hội nghị truyền thông có Ông Nguyễn Xuân Phương, Phó Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Quảng Ngãi; Bà Phạm Thị Hà Châu, Phó Trưởng phòng Hành chính – Tổng hợp, các Trợ giúp viên pháp lý của Trung tâm… cùng các đại biểu là người dân sinh sống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại huyện Sơn Tây

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Ông Nguyễn Xuân Phương, Phó Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Quảng Ngãi nêu mục đích của Hội nghị, theo đó, . với mục đích giúp cho người dân sinh sống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tăng cường, nâng cao khả năng tiếp cận và thụ hưởng các hoạt động trợ giúp pháp lý có chất lượng; bảo đảm công bằng trong tiếp cận công lý, giúp họ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi gặp các vướng mắc, tranh chấp liên quan đến pháp luật…Trung tâm tổ chức Hội nghị truyền thông về yrợ giúp pháp lý theo từng chuyên đề về chính sách trợ giúp pháp lý trên địa bàn huyện Sơn Tây và triển khai các văn bản pháp luật về trợ giúp pháp lý nhằm tạo điều kiện cho người đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tiếp cận các chính sách về Trợ giúp pháp lý, kịp thời tư vấn, hỗ trợ giải quyết các vướng mắc, tranh chấp phát sinh khi có yêu cầu… Đại biểu tham dự Hội nghị còn được cấp phát miễn phí tài liệu, tờ gấp pháp luật…
Ông Bùi Minh Nhất, Trợ giúp viên pháp lý, Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, báo cáo chuyên đề: “Tổng quan về các chính sách cho người dân sinh sống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi“một số nội dung cơ bản của Luật Đất đai 2013, những điểm mới của Luật Đất đai năm 2024”. Hiện nay, theo thống kê có 97 bộ luật, luật với gần 300 điều có liên quan đến công tác dân tộc. Có 188 chính sách thực hiện tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đang còn hiệu lực do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành, trong đó có 136 chính sách dân tộc là các chương trình, chính sách dành riêng cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi hoặc các chương trình, chính sách áp dụng chung cho cả nước nhưng có nội dung ưu tiên hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số… Phân theo phạm vi đối tượng chính sách có 38 chính sách dành riêng cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; 98 chính sách áp dụng chung cả nước nhưng có nội dung ưu tiên hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi… Phạm vi của Chương trình: Trên địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; trong đó, ưu tiên các đối tượng là hộ gia đình, cá nhân người dân tộc thiểu số; hộ gia đình, cá nhân người dân tộc Kinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo sinh sống ở xã, thôn đặc biệt khó khăn; doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã các tổ chức kinh tế hoạt động ở địa bàn các xã, thôn đặc biệt khó khăn. Thời gian thực hiện: Giai đoạn 1 Từ năm 2021 đến hết năm 2025, giai đoạn 2 từ năm 2025 đến năm 2030…
Luật Đất đai năm 2024 có nhiều điểm mới quan trọng như: Bảng giá đất mới từ 01/01/2026, Đất không có giấy tờ trước ngày 01/7/2014 được cấp Sổ đỏ,Đất cấp sai thẩm quyền sau 2014 sẽ được cấp Sổ đỏ,  Bên cạnh đó Luật quy định cụ thể trường hợp được miễn, giảm tiền sử dụng đất bổ sung thêm một số trường hợp được miễn, giảm tiền sử dụng đất, đa dạng các hình thức bồi thường,  Chỉ được thu hồi đất khi đã bàn giao nhà ở tái định cư. Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hànhNgười Việt Nam định cư ở nước ngoài được mở rộng quyền sử dụng đất, bỏ đối tượng hộ gia đình sử dụng đất từ 01/01/2025.

 


(Ảnh: Quang cảnh hội nghị)

Bà Phạm Thị Hà Châu – Phó Trưởng phòng Hành chính – Tổng hợp - Phó Trưởng đoàn công tác của Trung tâm phân công các Trợ giúp viên, chuyên viên phụ trách và tiếp nhận các yêu cầu tư vấn pháp luật của đối tượng theo từng lĩnh vực pháp luật như: Hôn nhân và gia đình, Dân sự, Đất đai, Hình sự… Tư vấn pháp luật tại chỗ, trong đó tập trung ở các lĩnh vực pháp luật như: Hôn nhân và gia đình, đất đai, dân sự,…
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là quyết sách lớn của Đảng, Nhà nước, được xây dựng trên cơ sở rà soát, sửa đổi, bổ sung, tích hợp nhiều nội dung chương trình, dự án, chính sách; là sự kiện nổi bật, trọng đại, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác dân tộc, bởi lần đầu tiên ở nước ta có một chương trình mục tiêu quốc gia dành riêng cho đồng bào dân tộc thiểu số và vùng dân tộc thiểu số, miền núi. Qua đó, bảo đảm công bằng trong tiếp cận công lý của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giúp đồng bào kịp thời tiếp cận và thụ hưởng hoạt động trợ giúp pháp lý chất lượng để được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi gặp vướng mắc, tranh chấp pháp luật. Chương trình phù hợp với nhu cầu thực tế của nhân dân, giúp họ bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi./.
 
Nguyễn Lệ, Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh Quảng Ngãi

Xem thêm »