Lạng Sơn: Tăng cường các hoạt động nâng cao khả năng tiếp cận và thụ hưởng hoạt động trợ giúp pháp lý chất lượng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh

08/11/2022
Xem cỡ chữ Đọc bài viết In trang Google

Thực hiện Kế hoạch số 176/KH-UBND ngày 08 tháng 8 năm 2022 của UBND tỉnh Lạng Sơn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021 - 2025; Kế hoạch số 188/KH-UBND ngày 02/9/2022 của UBND tỉnh Lạng Sơn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn năm 2022, Sở Tư pháp tỉnh Lạng Sơn đã ban hành Kế hoạch số 120/KH-STP ngày 06/9/2022 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn năm 2022 đồng thời chỉ đạo, đôn đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh cụ thể hóa và triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số năm 2022 gồm 05 hoạt động:

 Hoạt động 1: Tổ chức truyền thông về trợ giúp pháp lý trực tiếp tại các xã điểm vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Tổ chức 10 đợt truyền thông về trợ giúp pháp lý đến các xã, thôn, cụm xã…để truyền thông trực tiếp cho người dân, kịp thời nắm bắt, tiếp cận nhu cầu trợ giúp pháp lý.
 Hoạt động 2: Tổ chức 11 cuộc tập huấn điểm về trợ giúp pháp lý cho già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng, cán bộ cơ sở, người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, người dân tộc thiểu số về tiếp cận trợ giúp pháp lý đối với đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Hoạt động 3: Xây dựng 01 phóng sự về trợ giúp pháp lý để phát trên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, đăng trên Báo Lạng Sơn, trên Trang thông tin điện tử Sở Tư pháp, Trang thông tin phổ biến, giáo dục pháp luật...để hướng dẫn đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tiếp cận với dịch vụ pháp luật, gửi tin bài về các hoạt động trợ giúp pháp lý cho các Trang thông tin điện tử của tỉnh, Bộ Tư pháp: Báo Pháp luật Việt Nam, Cục Trợ giúp pháp lý, Trang thông tin phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh, Trang thông tin điện tử Sở Tư pháp…
 Hoạt động 4: Tổ chức 05 đợt chuyên đề trợ giúp pháp lý điểm kết nối cộng đồng cho người thực hiện trợ giúp pháp lý và cán bộ thuộc các cơ quan liên quan; 05 đợt chuyên đề trợ giúp pháp lý điểm cho cán bộ cơ sở, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
  Hoạt động 5: Biên soạn, cung cấp các tài liệu truyền thông về chính sách trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số: biên soạn, in ấn phát hành tờ gấp trợ giúp pháp lý, sách bỏ túi trợ giúp pháp lý, cẩm nang pháp luật về trợ giúp pháp lý, sổ tay trợ giúp pháp lý và các ấn phẩm tài liệu trợ giúp pháp lý khác cấp phát miễn phí cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Trên cơ sở Kế hoạch, từ ngày 22/9/2022 đến ngày 28/10/2022, Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Lạng Sơn đã phối hợp với Phòng Tư pháp các huyện tổ chức 08 Hội nghị tập huấn điểm về trợ giúp pháp lý cho tổng  số 1.621 đại biểu tham dự là công chức Tư pháp - Hộ tịch, già làng, trưởng thôn, bản, người có uy tín trong cộng đồng, Tổ hòa giải thuộc các xã, thị trấn tại 07 huyện Bình Gia, Tràng Định, Văn Quan, Văn Lãng, Lộc Bình, Đình Lập, Cao Lộc. Đồng thời tổ chức 03 Hội nghị truyền thông về trợ giúp pháp lý tại xã Đoàn Kết - huyện Tràng Định; thôn Thâm Khôn - xã Thiện Hoà và thôn Yên Hùng - xã Thiện Hoà - huyện Bình Gia cho 209 đại biểu là người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để truyền thông trực tiếp cho người dân, kịp thời nắm bắt, tiếp cận nhu cầu trợ giúp pháp lý.

 
Ảnh: Hội nghị tại huyện Văn Quan
 
Tại Hội nghị các báo cáo viên của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Lạng Sơn và Phòng Tư pháp các huyện đã truyền thông, giới thiệu các nội dung cơ bản của Luật Trợ giúp pháp lý như khái niệm trợ giúp pháp lý, nguyên tắc, chính sách trợ giúp pháp lý; phạm vi, lĩnh vực, hình thức trợ giúp pháp lý; Người được trợ giúp pháp lý, giấy tờ chứng minh người thuộc diện trợ giúp pháp lý, quyền, nghĩa vụ của người được trợ giúp pháp lý; tổ chức thực hiện và người thực hiện trợ giúp pháp lý; trình tự, thủ tục yêu cầu trợ giúp pháp lý. Các chính sách pháp luật đối với người dân tộc thiểu số. Đặc biệt nhấn mạnh Tiêu chí 3 về Hòa giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý trong các tiêu chí xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định tại Quyết định 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Trên cơ sở đó trong quá trình thực hiện nhiệm vụ liên quan đến công dân, Phòng Tư pháp, UBND cấp xã có trách nhiệm giải thích quyền được trợ giúp pháp lý và giới thiệu đến Trung tâm trợ giúp pháp lý. Trường hợp người thuộc diện trợ giúp pháp lý là người bị buộc tội, bị hại, đương sự trong các vụ việc tham gia tố  tụng cư trú trên địa bàn thì UBND cấp xã lập Giấy giới thiệu về trợ giúp pháp lý gửi đến Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh để Trung tâm kiểm tra thông tin và thực hiện trợ giúp pháp lý cho người thuộc diện được trợ giúp pháp lý. Đồng thời, tại các Hội nghị cũng đã phát tờ rơi tìm hiểu các quy định pháp luật về trợ giúp pháp lý cho các đại biểu và đề nghị các địa phương, đại biểu đẩy mạnh công tác phối hợp với Trung tâm trợ giúp pháp nhà nước về công tác truyền thông để hoạt động truyền thông trợ giúp pháp lý ngày càng sâu rộng và hiệu quả hơn.
 
Ảnh: Đại biểu trao đổi, thảo luận tại Hội nghị

Tại Hội nghị các đại biểu đã cùng các Báo cáo viên cùng nhau trao đổi, thảo luận, giải đáp làm rõ một số thắc mắc liên quan đến chính sách trợ giúp pháp lý; các vấn đề trên nhiều lĩnh vực pháp luật xảy ra trong đời sống như hôn nhân gia đình, đất đai, thừa kế…
Qua các Hội nghị đã giúp cho già làng, trưởng bản, người uy tín trong cộng đồng, cán bộ cở sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nâng cao khả năng tiếp cận và thụ hưởng các hoạt động trợ giúp pháp lý có chất lượng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi phát huy vai trò trách nhiệm; thực sự làm cầu nối quan trọng giữa cấp ủy, chính quyền với nhân dân, vận động đồng bào dân tộc thiểu số chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, tích cực tham gia phát triển sản xuất, xóa đói, giảm nghèo, nhằm góp phần phấn đấu thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Nâng cao nhận thức của người dân về  quyền được tiếp cận, thụ hưởng dịch vụ trợ giúp pháp lý miễn phí tại địa phương khi gặp vướng mắc về pháp luật.
Trong thời gian tới, Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Lạng Sơn sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động về trợ giúp pháp lý theo Kế hoạch đảm bảo hoàn thành trước 31/12/2022 góp phần thực hiện mục tiêu đảm bảo công bằng trong tiếp cận công lý của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, xây dựng các mô hình điểm giúp đồng bào kịp thời tiếp cận và thụ hưởng hoạt động trợ giúp pháp lý chất lượng để được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi gặp vướng mắc, tranh chấp pháp luật.
 
Sầm Hoa
Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Lạng Sơn
 

Xem thêm »