Quảng Ngãi: Nhìn lại những kết quả đạt được của Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng kể từ khi Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC có hiệu lực thi hành (từ ngày 01/09/2018 - 30/06/2022)

23/08/2022
Xem cỡ chữ Đọc bài viết In trang Google

Thực hiện Quyết định số 1214/QĐ-HĐPH ngày 23/05/2022 của Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng ở Trung ương về việc ban hành Kế hoạch tổ chức sơ kết thực hiện Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 29/06/2018 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định về phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng (viết tắt là Thông tư liên tịch số 10); Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng tỉnh Quảng Ngãi (viết tắt là Hội đồng) báo cáo kết quả sơ kết thực hiện Thông tư liên tịch số 10 (từ ngày 01/09/2018 - 30/06/2022) với những kết quả đạt được cụ thể như sau:

Thứ nhất: Xây dựng, ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 10 trong từng ngành thành viên; tham mưu kiện toàn Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng
Triển khai kết quả thực hiện Thông tư liên tịch số 10, Sở Tư pháp - Cơ quan thường trực của Hội đồng căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao đã tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1434/QĐ-UBND ngày 16/09/2021 về việc kiện toàn Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi (thay thế Quyết định số 438/QĐ-UBND ngày 20/03/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc kiện toàn Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng trên địa bàn tỉnh). Trên cơ sở đó, Hội đồng đã tập trung chỉ đạo các nội dung như: quán triệt các nội dung của Thông tư liên tịch số 10 cho người thực hiện trợ giúp pháp lý, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, ban hành văn bản chỉ đạo các thành viên Hội đồng ở địa phương thực hiện các nhiệm vụ trong Thông tư liên tịch số 10, chú trọng lưu ý một số nội dung thuộc trách nhiệm của các ngành thành viên Hội đồng; tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng theo Thông tư liên tịch số 10 và Kế hoạch triển khai Thông tư liên tịch số 10; chỉ đạo Tổ giúp việc của Hội đồng tham mưu triển khai Thông tư liên tịch số 10, chú trọng việc tổ chức tập huấn cho người thực hiện trợ giúp pháp lý , người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, in ấn các biểu mẫu được quy định tại Thông tư liên tịch số 10 để cấp phát cho các cơ quan có tiến hành tố tụng, cơ sở giam giữ, trại giam.
Thứ hai: Ban hành kế hoạch hoạt động hàng năm

Để triển khai Thông tư liên tịch số 10 có hiệu quả và đề ra phương hướng hoạt động của Hội đồng. Theo đó, hàng năm Chủ tịch Hội đồng đã ban hành các quyết định để làm cơ sở triển khai thực hiện như: Quyết định số 01/QĐ-HĐPH ngày 25/01/2019, Quyết định số 03/QĐ-HĐPH ngày 31/01/2020, Quyết định số 03/QĐ-HĐPH ngày 29/01/2021, Quyết định số 02/QĐ-HĐPH ngày 18/01/2022 (quyết định ban hành kế hoạch hoạt động liên ngành về trợ giúp pháp lý các năm 2019, 2020, 2021, 2022) nhằm làm cơ sở triển khai thực hiện. Đồng thời, căn cứ kế hoạch hoạt động đã được ban hành hàng năm, các cơ quan thành viên Hội đồng đã chỉ đạo cán bộ, công chức, viên chức trong ngành tích cực triển khai hiệu quả các hoạt động phối hợp về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng đúng quy định của pháp luật về tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính và Thông tư liên tịch số 10.
Thứ ba: Ban hành kế hoạch kiểm tra và triển khai việc kiểm tra hàng năm
Nhằm kiểm tra, đánh giá công tác phối hợp về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 20 của Thông tư liên tịch số 10. Trong các năm (từ năm 2019-2022), Hội đồng đều ban hành các Quyết định về việc ban hành kế hoạch kiểm tra công tác phối hợp về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng (các Quyết định số 06/QĐ-HĐPH ngày 07/11/2019, số 12/QĐ-HĐPH ngày 12/11/2020, số 22/QĐ-HĐPH ngày 04/11/2021, số 03/QĐ-HĐPH ngày 21/4/2022), đồng thời thực hiện việc kiểm tra tại địa bàn các huyện Trà Bồng, Ba Tơ, Minh Long, Sơn Hà, Sơn Tây, Bình Sơn, Sơn Tịnh, Mộ Đức, thị xã Đức Phổ và thành phố Quảng Ngãi. Qua các đợt kiểm tra nhằm khích lệ những kết quả đạt được trong công tác phối hợp về trợ giúp pháp lýtrong hoạt động tố tụng trên địa bàn tỉnh, đồng thời nhìn nhận và đánh giá những mặt hạn chế để kịp thời tìm ra giải pháp, hướng khắc phục trong thời gian tới.
 
Thứ tư: Kết quả thực hiện việc phối hợp trong trợ giúp pháp lý
Trách nhiệm phối hợp của Trung tâm: Là đơn vị trực tiếp thực hiện nhiệm vụ trợ giúp pháp lý và tham mưu cho Hội đồng, Trung tâm đã chủ động phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng trên địa bàn tỉnh tiến hành cung cấp các bảng thông tin về trợ giúp pháp lý, hộp thông tin về trợ giúp pháp lý; danh sách các Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý; cấp phát các biểu mẫu như: mẫu đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý, mẫu Biên bản giải thích về quyền được trợ giúp pháp lý miễn phí; mẫu Thông báo, Thông tin về trợ giúp pháp lý và Sổ theo dõi về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 10 gửi cho các cơ quan tiến hành tố tụng trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định của Thông tư liên tịch số 10; phân công Trợ giúp viên pháp lý phụ trách địa bàn các huyện, thị xã, thành phố làm đầu mối liên hệ giữa Trung tâm với các cơ quan tiến hành tố tụng nhằm nắm bắt tình hình vụ việc tại địa bàn, cũng như kịp thời phản ánh khó khăn, vướng mắc trong hoạt động phối hợp về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng; chủ động triển khai các hoạt động nghiệp vụ theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý (tư vấn pháp luật, cử người tham gia tố tụng, tổ chức các đợt truyền thông về trợ giúp pháp lý tại cơ sở…).
Trách nhiệm phối hợp của các cơ quan tiến hành tố tụng: Việc niêm yết Bảng thông tin trợ giúp pháp lý, Tờ thông tin trợ giúp pháp lý, danh sách người thực hiện trợ giúp pháp lý, tờ gấp pháp luật, đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý… do Trung tâm cung cấp cho các cơ quan tiến hành tố tụng (Cơ quan Cảnh sát điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân) được các cơ quan niêm yết đầy đủ tại trụ sở cơ quan, nơi có vị trí thuận lợi để cho đối tượng dễ tiếp cận tìm hiểu; Việc giải thích về quyền được trợ giúp pháp lý cho các đối tượng được ghi trong biên bản tố tụng để lưu tại hồ sơ vụ án; Việc thông tin, thông báo, giới thiệu người thuộc diện trợ giúp pháp lý đến Trung tâm được các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện đầy đủ, thông tin kịp thời; Trong quá trình tham gia tố tụng, các cơ quan tiến hành tố tụng ở tỉnh và cấp huyện theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình luôn tạo điều kiện thuận lợi cho người thực hiện trợ giúp pháp lý trong việc làm thủ tục đăng ký tham gia tố tụng, giao các văn bản tố tụng; Trong bản án, quyết định của Tòa án đều ghi rõ tên của người thực hiện trợ giúp pháp lý do Trung tâm cử tham gia tố tụng; xác nhận đầy đủ thời gian làm việc, nghiên cứu hồ sơ trong quá trình tham gia tố tụng, thông báo lịch xét xử cho Trung tâm và người thực hiện trợ giúp pháp lý.
Thứ năm: Kết quả thực hiện trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia tố tụng.
Qua công tác thống kê vụ việc tham gia tố tụng các năm 2019, 2020 và 2021,kết quả số liệu đạt được như sau: Năm 2019: Tổng số là 336 vụ việc :  có 228 vụ do các cơ quan tiến hành tố tụng phối hợp chuyển đến Trung tâm yêu cầu cử người tham gia tố tụng; năm 2020: Tổng số là 422 vụ việc thì có 131 vụ do các cơ quan tiến hành tố tụng phối hợp chuyển đến Trung tâm yêu cầu cử người tham gia tố tụng; năm 2021: Tổng số là 407 vụ việc, có 128 vụ do các cơ quan tiến hành tố tụng phối hợp chuyển đến Trung tâm yêu cầu cử người tham gia tố tụng. Nhìn chung, số liệu vụ việc thực hiện trợ giúp pháp lý thông qua hình thức tham gia tố tụng trong 03 năm có sự thay đổi, tăng giảm tùy theo từng năm, tuy nhiên công tác phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng với Trung tâm luôn có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng nhằm bảo vệ tốt nhất quyền được trợ giúp pháp lý  của người được  trợ giúp pháp lý theo quy định.
Thứ sáu: Kết quả thực hiện chế độ báo cáo, thống kê
Trong những năm qua, việc thực hiện chế độ thống kê, báo cáo của các ngành thành viên trong công tác phối hợp theo quy định tại khoản 5 Điều 20 của Thông tư liên tịch số 10 được triển khai đồng bộ trong từng ngành thành viên của Hội đồng, đảm bảo đúng mốc thời gian thống kê số liệu báo cáo, chế độ báo cáo được thực hiện 02 lần đảm bảo đúng thời hạn báo cáo…; đồng thời, gửi Cơ quan Thường trực của Hội đồng phối hợp liên ngành tỉnh theo đúng quy định. Trên cơ sở đó, Cơ quan Thường trực của Hội đồng phối hợp liên ngành tỉnh tổng hợp, xây dựng báo cáo về kết quả triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 10 gửi Cơ quan Thường trực Hội đồng phối hợp liên ngành Trung ương theo dõi, chỉ đạo theo quy định.
Thứ bảy: Kinh phí bảo đảm cho việc phối hợp TGPL trong hoạt động tố tụng.
Kể từ khi Thông tư liên tịch số 10 có hiệu lực thi hành, nguồn kinh phí chi cho hoạt động phối hợp của Hội đồng về thực hiện  trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng như: Kinh phí sơ kết, tổng kết, kiểm tra, đánh giá, sao chụp tài liệu phối hợp về trợ giúp pháp lý; kinh phí đặt Bảng thông tin, Tờ thông tin vềtrợ giúp pháp lý, Hộp tin  trợ giúp pháp lý, Tờ gấp pháp luật và các tài liệu khác có liên quan…; kinh phí in ấn Sổ theo dõi vụ việc  trợ giúp pháp lý; kinh phí chi bồi dưỡng, phụ cấp cho thành viên Hội đồng, thành viên Tổ giúp việc và kinh phí chi cho các hoạt động khác được thực hiện đảm bảo theo đúng quy định của Điều 23 Thông tư liên tịch số 10.
Đánh giá chung: Thực hiện Thông tư liên tịch số 10, trong thời gian qua được sự chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên của UBND tỉnh, sự hướng dẫn, đôn đốc thường xuyên của Hội đồng nên các cơ quan thành viên trong chức năng, nhiệm vụ của mình đã thực hiện tốt công tác phối hợp về  trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Cụ thể, các cơ quan thành viên của Hội đồng đã phổ biến, quán triệt đầy đủ các quy định của Thông tư liên tịch số 10 đến cán bộ, công chức, viên chức trong ngành mình; các cơ quan tiến hành tố tụng cấp tỉnh, cấp huyện chủ động triển khai thực hiện tốt, qua đó giúp cho quần chúng nhân dân, người được  trợ giúp pháp lý miễn phí biết đến hoạt động  trợ giúp pháp lý; trong quá trình tiến hành tố tụng, khi phát hiện vụ việc có đối tượng thuộc diện người được  trợ giúp pháp lý thì người tiến hành tố tụng đều hướng dẫn đối tượng các thủ tục yêu cầu  trợ giúp pháp lý, thông tin trực tiếp cho Trợ giúp viên pháp lý phụ trách địa bàn hoặc có văn bản gửi đến Trung tâm để làm thủ tục cử người tham gia tố tụng theo quy định; các cơ quan tiến hành tố tụng các huyện, thị xã, thành phố trong thời gian qua đã chấp hành nghiêm túc kế hoạch kiểm tra của Hội đồng, chuẩn bị đầy đủ nội dung báo cáo, cử cán bộ của đơn vị tham gia đúng thành phần như theo yêu cầu của Đoàn kiểm tra công tác phối hợp về  trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng. Việc tham gia tố tụng của người thực hiện TGPL do Trung tâm cử trong thời gian qua đã phát huy tốt vai trò của người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi cho đương sự là người được  trợ giúp pháp lý trong các vụ án mà họ tham gia.
Theo đánh giá của các cơ quan tiến hành tố tụng, trong thời gian qua đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý luôn chủ động nghiên cứu, học hỏi, tận tâm trong công tác, góp phần quan trọng trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án, giúp cho Hội đồng xét xử quyết định những bản án đúng pháp luật, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý . Trong nhiều vụviệc ,những kiến nghị, quan điểm của Trợ giúp viên pháp lý đã được Hội đồng xét xử sơ thẩm và phúc thẩm chấp nhận để đưa ra bản án, quyết định nhẹ hơn đề nghị truy tố của đại diện Viện kiểm sát hoặc nhẹ hơn so với bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm. Bên cạnh đó, người được  trợ giúp pháp lý  hài lòng về chất lượng của đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý  của Trung tâm./.
Trung Hiếu

Xem thêm »