11/03/2025
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
Giới thiệu Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lýTheo Quyết định số 672/QĐ-BTP ngày 26/02/2025 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Quyết định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý1. Chức năng
Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý là đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thi hành pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật; trợ giúp pháp lý; hòa giải cơ sở; đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã) đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định pháp luật.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn
- Xây dựng, trình Bộ trưởng chiến lược, quy hoạch, đề án, chính sách, chương trình, kế hoạch và dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản khác có liên quan thuộc chức năng, nhiệm vụ của Cục để ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành; tham gia xây dựng, thẩm định, góp ý các dự án theo phân công Lãnh đạo Bộ hoặc theo yêu cầu của các đơn vị thuộc Bộ, thuộc các Bộ, ngành khác có liên quan; rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất các văn bản quy phạm pháp luật và pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục theo quy định pháp luật và phân cấp của Bộ.
- Theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án và các văn bản khác đã được phê duyệt trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục theo quy định pháp luật; đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách, pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục.
- Tổ chức thực hiện hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số phục vụ hoạt động quản lý của Cục.
- Xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các biểu mẫu, tiêu chí, tiêu chuẩn, quy tắc nghề nghiệp trong các lĩnh vực thuộc phạm vi của Cục.
- Quản lý, đánh giá, thực hiện các giải pháp xây dựng, nâng cao năng lực, chất lượng đội ngũ những người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, hòa giải cơ sở, đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Thực hiện nhiệm vụ của Cơ quan Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương, Cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng ở Trung ương; tiếp nhận, rà soát điều kiện hồ sơ đề nghị và trình Bộ trưởng công nhận, miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật Trung ương;
b) Hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
c) Thực hiện quản lý nhà nước về tập sự trợ giúp pháp lý; hướng dẫn, tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý hạng I, hạng II;
d) Hướng dẫn tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý trong tố tụng tư pháp, nghiên cứu mở rộng đối tượng trợ giúp pháp lý; kiện toàn xây dựng mạng lưới, hiện đại hóa, nâng cao vai trò, chất lượng, tính chuyên nghiệp và năng lực của hệ thống trợ giúp pháp lý;
đ) Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với Hội hoạt động trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục.
- Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ truyền thông chính sách trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
- Về công tác trợ giúp pháp lý:
a) Hướng dẫn, quản lý việc thẩm định chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý; yêu cầu Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý; xây dựng chỉ tiêu vụ việc tham gia tố tụng hằng năm cho trợ giúp viên pháp lý;
b) Hướng dẫn, đánh giá hoạt động hỗ trọ tiếp cận dịch vụ trợ giúp pháp lý của các cơ quan, tổ chức có liên quan;
c) Thực hiện quản lý phôi thẻ trợ giúp viên pháp lý và phôi thẻ cộng tác viên;
d) Tổng hợp, đăng tải danh sách các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp;
đ) Tiếp nhận, cung cấp thông tin về trợ giúp pháp lý cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Xây dựng, tổ chức thực hiện các biện pháp hỗ trợ phát triển và các chính sách an sinh xã hội, các Chương trình mục tiêu quốc gia; tiếp nhận các khoản hỗ trợ, đóng góp, tài trợ hợp pháp từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
- Thực hiện công tác kiểm tra, tham gia thanh tra, tiếp công dân, giải quyết kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo theo quy định pháp luật; sơ kết, tổng kết, báo cáo, thống kê; nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế; tổng hợp hành chính; tổ chức cán bộ, thi đua khen thưởng; tài chính, kế toán, văn thư lưu trữ, bảo vệ bí mật nhà nước; phòng, chống tham nhũng, lãng phí và các nhiệm vụ khác thuộc phạm vi quả lý của Cục.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
3. Cơ cấu tổ chức
a) Lãnh đạo Cục
- Cục trưởng;
- Các Phó Cục trưởng. Số lượng Phó Cục trưởng thực hiện theo quy định pháp luật và của Bộ.
Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục.
Các Phó Cục trưởng giúp Cục trưởng quản lý, điều hành hoạt động của Cục; được Cục trưởng phân công trực tiếp quản lý chỉ đạo một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác; chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về những lĩnh vực, nhiệm vụ công tác được phân công.
b) Các tổ chức thuộc Cục
- Các tổ chức giúp Cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước gồm:
+ Văn phòng;
+ Phòng Chính sách và pháp luật;
+ Phòng Quản lý trợ giúp pháp lý;
+ Phòng Quản lý hòa giải ở cơ sở, tiếp cận pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
- Đơn vị sự nghiệp thuộc Cục: Trung tâm thông tin pháp luật và hỗ trợ, trợ giúp pháp lý.
Trung tâm thông tin pháp luật và hỗ trợ, trợ giúp pháp lý có con dấu và tài khoản riêng theo quy định pháp luật.
Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị thuộc Cục do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định trên cơ sở đề nghị của Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
Theo Quyết định số 672/QĐ-BTP ngày 26/02/2025 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Quyết định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý
1. Chức năng
Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý là đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thi hành pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật; trợ giúp pháp lý; hòa giải cơ sở; đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã) đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định pháp luật.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn
- Xây dựng, trình Bộ trưởng chiến lược, quy hoạch, đề án, chính sách, chương trình, kế hoạch và dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản khác có liên quan thuộc chức năng, nhiệm vụ của Cục để ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành; tham gia xây dựng, thẩm định, góp ý các dự án theo phân công Lãnh đạo Bộ hoặc theo yêu cầu của các đơn vị thuộc Bộ, thuộc các Bộ, ngành khác có liên quan; rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất các văn bản quy phạm pháp luật và pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục theo quy định pháp luật và phân cấp của Bộ.
- Theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án và các văn bản khác đã được phê duyệt trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục theo quy định pháp luật; đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách, pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục.
- Tổ chức thực hiện hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số phục vụ hoạt động quản lý của Cục.
- Xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các biểu mẫu, tiêu chí, tiêu chuẩn, quy tắc nghề nghiệp trong các lĩnh vực thuộc phạm vi của Cục.
- Quản lý, đánh giá, thực hiện các giải pháp xây dựng, nâng cao năng lực, chất lượng đội ngũ những người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, hòa giải cơ sở, đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Thực hiện nhiệm vụ của Cơ quan Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương, Cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng ở Trung ương; tiếp nhận, rà soát điều kiện hồ sơ đề nghị và trình Bộ trưởng công nhận, miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật Trung ương;
b) Hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
c) Thực hiện quản lý nhà nước về tập sự trợ giúp pháp lý; hướng dẫn, tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý hạng I, hạng II;
d) Hướng dẫn tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý trong tố tụng tư pháp, nghiên cứu mở rộng đối tượng trợ giúp pháp lý; kiện toàn xây dựng mạng lưới, hiện đại hóa, nâng cao vai trò, chất lượng, tính chuyên nghiệp và năng lực của hệ thống trợ giúp pháp lý;
đ) Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với Hội hoạt động trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục.
- Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ truyền thông chính sách trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
- Về công tác trợ giúp pháp lý:
a) Hướng dẫn, quản lý việc thẩm định chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý; yêu cầu Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý; xây dựng chỉ tiêu vụ việc tham gia tố tụng hằng năm cho trợ giúp viên pháp lý;
b) Hướng dẫn, đánh giá hoạt động hỗ trọ tiếp cận dịch vụ trợ giúp pháp lý của các cơ quan, tổ chức có liên quan;
c) Thực hiện quản lý phôi thẻ trợ giúp viên pháp lý và phôi thẻ cộng tác viên;
d) Tổng hợp, đăng tải danh sách các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp;
đ) Tiếp nhận, cung cấp thông tin về trợ giúp pháp lý cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Xây dựng, tổ chức thực hiện các biện pháp hỗ trợ phát triển và các chính sách an sinh xã hội, các Chương trình mục tiêu quốc gia; tiếp nhận các khoản hỗ trợ, đóng góp, tài trợ hợp pháp từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
- Thực hiện công tác kiểm tra, tham gia thanh tra, tiếp công dân, giải quyết kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo theo quy định pháp luật; sơ kết, tổng kết, báo cáo, thống kê; nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế; tổng hợp hành chính; tổ chức cán bộ, thi đua khen thưởng; tài chính, kế toán, văn thư lưu trữ, bảo vệ bí mật nhà nước; phòng, chống tham nhũng, lãng phí và các nhiệm vụ khác thuộc phạm vi quả lý của Cục.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
3. Cơ cấu tổ chức
a) Lãnh đạo Cục
- Cục trưởng;
- Các Phó Cục trưởng. Số lượng Phó Cục trưởng thực hiện theo quy định pháp luật và của Bộ.
Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục.
Các Phó Cục trưởng giúp Cục trưởng quản lý, điều hành hoạt động của Cục; được Cục trưởng phân công trực tiếp quản lý chỉ đạo một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác; chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về những lĩnh vực, nhiệm vụ công tác được phân công.
b) Các tổ chức thuộc Cục
- Các tổ chức giúp Cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước gồm:
+ Văn phòng;
+ Phòng Chính sách và pháp luật;
+ Phòng Quản lý trợ giúp pháp lý;
+ Phòng Quản lý hòa giải ở cơ sở, tiếp cận pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
- Đơn vị sự nghiệp thuộc Cục: Trung tâm thông tin pháp luật và hỗ trợ, trợ giúp pháp lý.
Trung tâm thông tin pháp luật và hỗ trợ, trợ giúp pháp lý có con dấu và tài khoản riêng theo quy định pháp luật.
Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị thuộc Cục do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định trên cơ sở đề nghị của Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
File đính kèm: