Tranh chấp đất đai là một trong những tranh chấp phổ biến tại Việt Nam, nhiều vụ việc có tính chất phức tạp, kéo dài bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Điều này ảnh hưởng tới tình hình ổn định an ninh, chính trị, phát triển kinh tế - xã hội và chi phí, thời gian của các bên tranh chấp.
Trong những năm qua, việc tham gia của Trợ giúp viên pháp lý vào quá trình tố tụng đã góp phần quan trọng trong việc xác định sự thật khách quan của những vụ án, trong đó có vụ án cho người chưa thành niên phạm tội, giúp hội đồng xét xử đưa ra được những bản án công bằng, dân chủ, đúng pháp luật, bảo vệ tốt quyền và lợi ích hợp pháp cho các em - những mầm cây đang lớn, còn có cả tương lai rộng mở phía trước đang đón chờ….
Trong các vụ án dân sự, việc xác định quan hệ pháp luật tranh chấp có ý nghĩa quan trọng trong việc áp dụng pháp luật nội dung khi giải quyết yêu cầu của đương sự. Để xác định quan hệ pháp luật tranh chấp, cần phải dựa vào yêu cầu của đương sự và quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội mà đương sự tham gia. Trên thực tế, do quan hệ pháp luật đa dạng, tồn tại đan xen nên việc xác định quan hệ pháp luật tranh chấp trong các vụ án dân sự không hề dễ và càng phức tạp hơn đối với vụ án tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất. Trong phạm vi bài viết này, tác giả xin nêu vụ án cụ thể để xác định đúng quan hệ pháp luật tranh chấp.
Xác định tội danh có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, là căn cứ để áp dụng hình phạt một cách công bằng, chính xác, góp phần bảo vệ công lý, quyền con người và mang lại hiệu quả trong đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử nhiều vụ án hình sự cho thấy vẫn còn những khó khăn, vướng mắc trong vấn đề xác định tội danh và khung hình phạt, nhất là đối với những vụ án mà hành vi phạm tội của bị can, bị cáo không thể hiện các yếu tố cấu thành tội phạm một cách đặc trưng, rõ ràng. Trên phương diện nghiên cứu và là người tham gia bào chữa trong nhiều phiên tòa hình sự, tôi xin nêu một vụ án cụ thể để bạn đọc cùng phân tích.
* Nội dung vụ việc Khoảng cuối tháng 6/2011, N.P.C bàn bạc với 10 thanh niên khác là Đ.D, V.G, V.T, P.H, B.V.H, VĐ, V.C, P.L, T.Đ, V.Q rủ nhau đi cướp giật để lấy tiền ăn tiêu chung và được tất cả đồng ý. 11 thanh niên này đã thống nhất phương thức cùng nhau sử dung xe máy để cướp giật tài sản. N.P.C phân công hai người đi chung một xe máy, nếu hôm nào đi đông người thì có xe máy phải chở 3 người. Khi đi lòng vòng trên đường, nếu phát hiện người có tài sản như dây chuyền vàng, điện thoại thì sẽ ra hiệu cho mọi người bám theo, khi có điều kiện thuận lợi thì áp sát cướp giật tài sản và bỏ chạy. Nếu có người đuổi theo, các xe còn lại theo sau làm nhiệm vụ cản đường bằng cách giả vờ đuổi theo nhau hoặc đánh võng trên đường. Tài sản cướp giật được thì tập trung đưa cho N.P.C đem bán lấy tiền chi tiêu chung, sử dụng chung, số tiền còn lại thì mua xe máy để sử dụng vào việc cướp giật tài sản và N.P.C cầm chi tiêu chung cho cả bọn.
Trong những năm gần đây, vì chạy theo nhu cầu phát triển kinh tế gia đình mà nhiều người dân đã vô tình hủy hoại hàng chục héc-ta rừng phòng hộ, để lại hậu quả nặng nề cho môi trường và đời sống con người. Sự thiếu hiểu biết này đã khiến họ rơi vào vòng lao lý. Hiện tại, ngoài những quy định của Bộ luật Hình sự và hướng dẫn tại Thông tư liên ngành số 19/TTLN/BNN-BTP-BCA – VKSNDTC-TANDTC ngày 08 tháng 3 năm 2007 về một số tội phạm liên quan đến lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, thì quy định của Nghị định 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản đã giúp cho cơ quan tiến hành tố tụng xử lý nhanh và hiệu quả các hành vi phạm tội liên quan[1].
Cam Lộ, Quảng Trị, mảnh đất khi nhắc tới, không ai không khỏi nhức nhối trước tội ác của giặc Mỹ. Trong chiến tranh, đây là "túi" hứng chất độc hóa học của Mỹ rải xuống. Chất độc da cam/dioxin đã hủy hoại hạnh phúc của bao gia đình. Trong một đợt TGPL lưu động tại xã Gio Mỹ - Gio Linh - Quảng Trị, Trung tâm TGPLNN tỉnh Quảng Trị nhận được đơn yêu cầu của ông Nguyễn Đăng K với nội dung:
Trong thời gian gần đây, Bình Dương đã xảy ra một vụ việc thương tâm, đó là cha dượng và mẹ ruột đánh đập con tàn nhẫn dẫn đến cháu bé bị thương tích, nhập viện trong tình trạng não bị chấn thương. Cháu bé đó chính là cháu Trần Thị Kim Ngân, cư trú tại phường Bình An, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương, hiện đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương.
Năm 1984, bà H có nhận chuyển nhượng của bà K phần đất rẫy có diện tích 972m2 (chiều ngang 27m, chiều dài 36m), tọa lạc tại ấp Ph , xã T, huyện C, tỉnh S. Trong thời gian này, ông Châu Minh Đ là là cán bộ xã T đã lấn chiếm luôn phần đất của bà H. Ngày 13/01/1987, UBND xã T giải quyết vụ việc theo hướng sẽ giao phần đất khác cho bà H, còn phần đất mà ông Đ đang lấn chiếm của bà H thì ông Đ tiếp tục được sử dụng. Bà H vui mừng, phấn khởi, háo hức chờ đến ngày được giao đất mới. Nhưng lời hứa ấy của UBND xã T mãi không thành hiện thực. Bà H tiếp tục khiếu nại. Việc khiếu nại tuy kéo dài ròng rã nhiều năm nhưng bà quyết tâm đòi lại bằng được phần đất mà ông Đ đã lấn chiếm của bà H. Trong quá trình khiếu nại, bà phát hiện ra bà Trần Thị N, vợ ông Đ đã tự ý kê khai và đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Năm 2006, bà H làm đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân huyện M.
Thời gian gần đây, dư luận bao phen phẫn nộ trước tình trạng những vụ bạo hành trẻ em liên tiếp xảy ra ở đủ mọi lứa tuổi. Chưa bao giờ, dư luận lại dậy sóng, bức xúc trước vấn đề bạo hành trẻ em như lúc này. Có một điều không thể phủ nhận là những đứa trẻ bị bạo hành chịu ảnh hưởng rất lớn về tinh thần lẫn thể chất. Xuất phát từ quan niệm của người lớn về giáo dục trẻ bằng “yêu cho roi cho vọt” chính là mắt xích gây ra những sự việc này. Hãy cùng trở lại một vụ án bạo hành trẻ em, để nhận diện rõ hơn vai trò của mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức trong công cuộc đẩy lùi nạn bạo hành đối với trẻ em.