Theo Kế hoạch công tác năm 2021 của Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng tỉnh Tuyên Quang (sau đây gọi là Hội đồng), đến hết tháng 10/2021 các nhiệm vụ của Hội đồng đã cơ bản hoàn thành theo kế hoạch đề ra. Nhằm đánh giá chính xác, toàn diện kết quả công tác phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý (TGPL) trong hoạt động tố tụng của các cơ quan tiến hành tố tụng, trại tạm giam và các tổ chức thực hiện TGPL, trong thời gian từ ngày 02/11/2021 đến ngày 04/11/2021, Hội đồng phối hợp liên ngành về TGPL trong hoạt động tố tụng tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức kiểm tra công tác phối hợp về TGPL trong hoạt động tố tụng năm 2021.
Thực hiện Kế hoạch liên ngành số 01/KHPH-STP ngày 13/3/2018 giữa Hội Liên Hiệp phụ nữ (LHPN) và Sở Tư pháp tỉnh Tiền Giang; Kế hoạch số 60/CTPH-BTP-HLHPNVN ngày 05/01/2018 của Bộ Tư pháp và Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam về việc đẩy mạnh phối hợp thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý (TGPL), tư vấn pháp luật cho phụ nữ, hòa giải ở cơ sở giai đoạn 2018-2022. Trong 02 ngày, 04 & 09/11/2021, Hội LHPN tỉnh Tiền Giang phối hợp với Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Tiền Giang tổ chức truyền thông về trợ giúp pháp lý tại 03 xã: Tân Phước, Phước Trung huyện Gò Công Đông và xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho.
Tọa đàm: "Trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật"
Thực hiện Kế hoạch công tác năm 2021, trong hai ngày 25 và 26/10/2021, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao kỹ năng thực hiện trợ giúp pháp lý năm 2021 cho Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý và chuyên viên của Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước.
Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2018 thay thế cho Luật Trợ giúp pháp lý 2006 có nhiều thay đổi quan trọng, trong đó mở rộng nhiều diện người được trợ giúp pháp lý (TGPL), đồng thời tập trung vào việc thực hiện TGPL đối với các vụ việc tham gia tố tụng đảm bảo có chất lượng, hiệu quả nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tối đa cho người được TGPL, những người được xem là yếu thế trong xã hội.
Công tác trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý tại Chi nhánh số 5, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên – là địa bàn giáp biên giới, điều kiện kinh tế, đời sống xã hội của đại bộ phận người dân còn nhiều khó khăn. Hàng năm, tôi tiếp nhận rất nhiều yêu cầu trợ giúp pháp lý, trong đó có những vụ việc thật sự đắng lòng với cảnh "hồn nhiên" phạm tội của người dân. Và câu chuyện liên quan đến hành vi giữ người trái pháp luật của ông Vàng Nhìa T. là một minh chứng.
Với sự nhiệt huyết và trách nhiệm của mình, bà Lê Thị Diệu, Phó Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý (TGPL) tỉnh Điện Biên quan niệm sự cống hiến, tận tuỵ luôn là sợi chỉ xuyên suốt quá trình hoạt động nghề nghiệp.
“Tuổi thơ" - hai từ có sức mạnh ghê gớm. Nó chứa đựng những kỷ niệm, những ký ức không bao giờ quên được trong mỗi một con người. Tôi đã từng là một cô bé nghịch ngợm, đã từng là một cô bé lí lắc sẵn sàng bật khóc trước một chú chó con đi lạc. Đã từng là một cô bé hồn nhiên, tung tăng bên ba mẹ, khám phá vạn vật của thế giới này. Bầu trời thật xanh, con đường thật rộng, lũ trẻ cùng ngõ thật vui. Đã có những lúc chỉ đợi mỗi dịp tụ tập ở nhà ông bà là mấy anh chị em lại thi nhau chơi trốn tìm, chạy xung quanh làng xóm, trèo cây,…Tuổi thơ của tôi như một ống kính vạn hoa, tôi gọi đó là tháng năm rực rỡ, thanh xuân đẹp đẽ. Nhưng một số người khác lại không có tuổi thơ hồn nhiên, vô tư như vậy, mà bao phủ trong nỗi buồn và sự cơ cực. Đó là những đứa trẻ khuyết tật, tuổi thơ của các em có những nỗi đau không gì bù đắp, có những thiếu thốn chẳng thể lấp đầy, với những đặc điểm không hoàn thiện trên cơ thể, trẻ khuyết tật từng ngày phải gồng mình lên để chống chọi với bệnh tật, với cuộc sống mưu sinh vất vả….
Trên cơ sở Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 29/6/2018 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao quy định về phối hợp trợ giúp pháp lý (TGPL) trong hoạt động tố tụng (sau đây gọi là Thông tư liên tịch số 10), năm 2021, Hội đồng Phối hợp liên ngành về TGPL trong hoạt động tố tụng tỉnh Tây Ninh đã triển khai tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ và đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.
Trợ giúp pháp lý là một chính sách có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, một bộ phận của tổng thể các chính sách xóa đói, giảm nghèo, đền ơn, đáp nghĩa, chính sách dân tộc và an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước ta. Từ khi thành lập đến nay, công tác TGPL đã chứng minh chủ trương, chính sách này là phù hợp với đông đảo nguyện vọng của Nhân dân, với thực tiễn phát triển của đất nước. Để hưởng ứng ngày Thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý (06/9), ngày Vì người nghèo (17/10) và ngày Pháp luật Việt Nam (09/11), Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Hà Tĩnh đã triển khai đồng bộ, kịp thời, toàn diện các hoạt động và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.