18/03/2025
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
Góp nhặt từ những phiên toà: Những thân phận người như cỏ cây! Nhận nhiệm vụ tham gia các phiên tòa hình sự ở Tòa án nhân dân huyện Tương Dương – tỉnh Nghệ An để bào chữa cho các bị cáo là người dân tộc thiểu số cư trú ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, tôi đã góp nhặt được nhiều điều từ cuộc sống, con người ở nơi đây. Đằng sau mỗi vụ án, bên cạnh niềm vui, sự tự hào của người trợ giúp pháp lý, còn có mênh mông nỗi niềm thương cảm cho những phận người. Đại đa số họ - người dân tộc thiểu số, cư trú ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, thường thuộc hộ nghèo hoặc cận nghèo - đây cũng là một lý do khiến họ vi phạm pháp luật. Trong số họ, có rất nhiều người từ nhỏ đến lớn chưa từng được đến trường bi bô con chữ. Họ, tại phiên tòa, sau vành móng ngựa, có người vẫn mang nét mặt ngơ ngác, mắt thường nhìn xuống đôi bàn chân bị khóa còng số 8, và xưng “con” với Hội đồng xét xử.Có nhiều chuyện cười ra nước mắt trong các phiên tòa mà tôi không thể quên. Những chuyện tưởng chừng như rất nhỏ, nhưng ẩn chứa cả vấn đề rất lớn trong đó: phải chăng, cuộc sống của những con người này chỉ đơn thuân là việc lo cơm áo, gạo tiền, đủ ăn, đủ mặc, còn các nhu cầu khác thì còn quá xa vời!
Lìn Văn Phăn (bản Na Bè, Xá Lượng, Tương Dương) bị VKSND huyện Tương Dương truy tố ra trước TAND huyện Tương Dương để xét xử về tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy vì hành vi tàng trữ trái phép 0,9 gam Hêrôin với mục đích để sử dụng. Khi Hội đồng xét xử kiểm tra căn cước, Lìn Văn Phăn không nhớ ngày tháng năm sinh của mình, thậm chí không nhớ tên chính xác của mẹ đẻ của mình là Hương hay Hường. Ông trả lời Hội đồng xét xử là không bị tạm giam, tạm giữ trong khi thực tế đã bị bắt tạm giữ, tạm giam 03 tháng.
Hay như hai anh em Lương Văn Thỏa và Lương Văn Thọ (bản Ang, Xá Lượng, Tương Dương), dân tộc Thái, không biết chữ, giết trộm con bò cái được định giá 18 triệu đồng của người tại xã trong đêm, chặt 4 đùi bò bán được 8 trăm nghìn tiêu xài cá nhân, còn thân con bò thì bỏ lại hiện trường. Vì hành vi này, Thỏa và Thọ đã bị xét xử về tội “Trộm cắp tài sản”.
Rồi trường hợp bị cáo Lương Văn Cháu, không biết chữ, không nhớ họ của mẹ đẻ, không nhớ năm sinh của 3 con của mình; Vi Văn Ỏn (bản Lưu Phong, xã Lưu Kiền, huyện Tương Dương), dân tộc Thái, học mới đến lớp 3/12, không nhớ mẹ đẻ của mình họ Lô hay họ Vi; Lô Văn Nhân không nhớ họ mẹ là Lê hay Lữ; Pịt Văn Thu, dân tộc Thái, không biết mặt con chữ, tại phiên tòa, ông không nhớ vợ của mình họ Ven hay họ Lô.
Xồng Vả Dềnh (bản Huồi Sơn, xã Tam Hợp, huyện Tương Dương), người Khơ Mú, không biết chữ, có hành vi tàng trữ phép 1,7 gam ma túy (có thành phần Hêrôin) và 0,3 gam ma túy tổng hợp (có thành phần Mathamphetamine) nhằm mục đích để sử dụng vì bị nghiện gần 2 năm, bị xét xử về tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy”.
Lo Văn Mằn (bản Piêng Ồ, xã Xiêng My, huyện Tương Dương) đã có hành vi tàng trữ trái phép 2,9 gam Hêrôin nhằm mục đích sử dụng. Vì hành vi này, Lo Văn Mằn đã phải chấp nhận án tù 02 năm về tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy”. Lúc bị xét xử, Lo Văn Mằn đã không nhớ nổi ngày tháng năm sinh của mình.
Có lẽ, day dứt nhất với tôi là trường hợp của Sồng Bá Chày (cư trú tại xã Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn), trường hợp phạm tội của ông thật đáng để chúng ta trăn trở và thương cảm. Sồng Bá Chày xin người anh em sinh sống ở bên nước bạn Lào 38 gam nhựa thuốc phiện về để chữa bệnh cho con bò đang bị bệnh. Trên đường từ Lào về nhà thì bị bắt quả tang, rồi bị truy tố, xét xử về tội “Tàng trữ chất ma túy”. Ngày xét xử, người nhà đến tham dự phiên tòa khá đông, nét mặt ai cũng đượm vẻ lo âu, phiền muộn. Vợ bị cáo cứ sụt sùi khóc, bị lực lượng cảnh sát Tư pháp nhắc nhở nhiều lần. Khi kết thúc phiên tòa, cảnh sát Tư pháp dẫn giải Sồng Bá Chày lên xe chở phạm nhân, vợ của ông nằm vật dưới xe, khóc lóc, gọi tên chồng thảm thiết. Hình ảnh này thật xót xa, đầy ám ảnh. Cho đến tận bây giờ, tiếng khóc của bà còn đang ám ảnh tôi!...
Các bị cáo mà tôi tham gia bào chữa tại TAND huyện Tương Dương chủ yếu là có hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy để phục vụ nhu cầu làm thỏa mãn cơn nghiện của bản thân, chỉ ít trong số họ là vì mục đích kiếm lợi nhuận bất chính từ việc mua bán “cái chết trắng” này. Họ là người có hành vi phạm tội, nhưng xét ở góc độ khác, họ cũng là nạn nhân của tệ nạn ma túy. Trong số họ, có người đã làm bố, làm ông, có người đang là thanh niên mới lớn nhưng đều là trụ cột chính của gia đình. Khi họ phải thụ án, gia đình của họ sẽ mất đi người lao động chính, có những đứa con nhỏ 3, 4 tuổi phải xa vòng tay ấm của người cha, gánh nặng gia đình giờ đây phải dồn cả lên đôi vai bé nhỏ của những người phụ nữ là vợ, là mẹ…
Các phiên tòa lần lượt khép lại, đưa ra những bản án cho những con người phạm tội, người ít thì 2 năm, người nhiều thì 7,8 năm tù. Họ, những người dân tộc thiểu số, cuộc sống vốn chỉ quẩn quanh nương rẫy, hạn chế hiểu biết về pháp luật và xã hội, đời sống kinh tế khó khăn, chỉ với một vài lần tàng trữ hay mua bán ma túy, những con người nghèo khó nơi miền sơn cước xa xôi, đã phải xa gia đình, xa vợ, xa con, xa những bữa cơm trên nhà sàn gần bếp lửa bập bùng ánh sáng, để đối diện với sự trừng phạt của luật pháp. Vắng họ, sẽ có những gia đình thiếu vắng người con, người chồng, người cha, người lao động chính trong nhà…. Trong những gia đình ấy, tiếng khóc lại nhiều hơn, gia cảnh lại càng túng thiếu hơn. Và, chẳng ai biết, khi mãn hạn tù, cuộc sống của những con người này sẽ đi về đâu? Kết thúc phiên tòa, thường thì tôi nhẹ nhàng thanh thản vì đã hoàn thành nhiệm vụ. Nhưng ở những phiên tòa hình sự này, lòng chợt thấy buồn khi nhận ra, trong xã hội của chúng ta, còn có nhiều phận người như cỏ cây./.
(Trung tâm TGPL Nghệ An)
Nhận nhiệm vụ tham gia các phiên tòa hình sự ở Tòa án nhân dân huyện Tương Dương – tỉnh Nghệ An để bào chữa cho các bị cáo là người dân tộc thiểu số cư trú ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, tôi đã góp nhặt được nhiều điều từ cuộc sống, con người ở nơi đây. Đằng sau mỗi vụ án, bên cạnh niềm vui, sự tự hào của người trợ giúp pháp lý, còn có mênh mông nỗi niềm thương cảm cho những phận người. Đại đa số họ - người dân tộc thiểu số, cư trú ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, thường thuộc hộ nghèo hoặc cận nghèo - đây cũng là một lý do khiến họ vi phạm pháp luật. Trong số họ, có rất nhiều người từ nhỏ đến lớn chưa từng được đến trường bi bô con chữ. Họ, tại phiên tòa, sau vành móng ngựa, có người vẫn mang nét mặt ngơ ngác, mắt thường nhìn xuống đôi bàn chân bị khóa còng số 8, và xưng “con” với Hội đồng xét xử.
Có nhiều chuyện cười ra nước mắt trong các phiên tòa mà tôi không thể quên. Những chuyện tưởng chừng như rất nhỏ, nhưng ẩn chứa cả vấn đề rất lớn trong đó: phải chăng, cuộc sống của những con người này chỉ đơn thuân là việc lo cơm áo, gạo tiền, đủ ăn, đủ mặc, còn các nhu cầu khác thì còn quá xa vời!
Lìn Văn Phăn (bản Na Bè, Xá Lượng, Tương Dương) bị VKSND huyện Tương Dương truy tố ra trước TAND huyện Tương Dương để xét xử về tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy vì hành vi tàng trữ trái phép 0,9 gam Hêrôin với mục đích để sử dụng. Khi Hội đồng xét xử kiểm tra căn cước, Lìn Văn Phăn không nhớ ngày tháng năm sinh của mình, thậm chí không nhớ tên chính xác của mẹ đẻ của mình là Hương hay Hường. Ông trả lời Hội đồng xét xử là không bị tạm giam, tạm giữ trong khi thực tế đã bị bắt tạm giữ, tạm giam 03 tháng.
Hay như hai anh em Lương Văn Thỏa và Lương Văn Thọ (bản Ang, Xá Lượng, Tương Dương), dân tộc Thái, không biết chữ, giết trộm con bò cái được định giá 18 triệu đồng của người tại xã trong đêm, chặt 4 đùi bò bán được 8 trăm nghìn tiêu xài cá nhân, còn thân con bò thì bỏ lại hiện trường. Vì hành vi này, Thỏa và Thọ đã bị xét xử về tội “Trộm cắp tài sản”.
Rồi trường hợp bị cáo Lương Văn Cháu, không biết chữ, không nhớ họ của mẹ đẻ, không nhớ năm sinh của 3 con của mình; Vi Văn Ỏn (bản Lưu Phong, xã Lưu Kiền, huyện Tương Dương), dân tộc Thái, học mới đến lớp 3/12, không nhớ mẹ đẻ của mình họ Lô hay họ Vi; Lô Văn Nhân không nhớ họ mẹ là Lê hay Lữ; Pịt Văn Thu, dân tộc Thái, không biết mặt con chữ, tại phiên tòa, ông không nhớ vợ của mình họ Ven hay họ Lô.
Xồng Vả Dềnh (bản Huồi Sơn, xã Tam Hợp, huyện Tương Dương), người Khơ Mú, không biết chữ, có hành vi tàng trữ phép 1,7 gam ma túy (có thành phần Hêrôin) và 0,3 gam ma túy tổng hợp (có thành phần Mathamphetamine) nhằm mục đích để sử dụng vì bị nghiện gần 2 năm, bị xét xử về tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy”.
Lo Văn Mằn (bản Piêng Ồ, xã Xiêng My, huyện Tương Dương) đã có hành vi tàng trữ trái phép 2,9 gam Hêrôin nhằm mục đích sử dụng. Vì hành vi này, Lo Văn Mằn đã phải chấp nhận án tù 02 năm về tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy”. Lúc bị xét xử, Lo Văn Mằn đã không nhớ nổi ngày tháng năm sinh của mình.
Có lẽ, day dứt nhất với tôi là trường hợp của Sồng Bá Chày (cư trú tại xã Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn), trường hợp phạm tội của ông thật đáng để chúng ta trăn trở và thương cảm. Sồng Bá Chày xin người anh em sinh sống ở bên nước bạn Lào 38 gam nhựa thuốc phiện về để chữa bệnh cho con bò đang bị bệnh. Trên đường từ Lào về nhà thì bị bắt quả tang, rồi bị truy tố, xét xử về tội “Tàng trữ chất ma túy”. Ngày xét xử, người nhà đến tham dự phiên tòa khá đông, nét mặt ai cũng đượm vẻ lo âu, phiền muộn. Vợ bị cáo cứ sụt sùi khóc, bị lực lượng cảnh sát Tư pháp nhắc nhở nhiều lần. Khi kết thúc phiên tòa, cảnh sát Tư pháp dẫn giải Sồng Bá Chày lên xe chở phạm nhân, vợ của ông nằm vật dưới xe, khóc lóc, gọi tên chồng thảm thiết. Hình ảnh này thật xót xa, đầy ám ảnh. Cho đến tận bây giờ, tiếng khóc của bà còn đang ám ảnh tôi!...
Các bị cáo mà tôi tham gia bào chữa tại TAND huyện Tương Dương chủ yếu là có hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy để phục vụ nhu cầu làm thỏa mãn cơn nghiện của bản thân, chỉ ít trong số họ là vì mục đích kiếm lợi nhuận bất chính từ việc mua bán “cái chết trắng” này. Họ là người có hành vi phạm tội, nhưng xét ở góc độ khác, họ cũng là nạn nhân của tệ nạn ma túy. Trong số họ, có người đã làm bố, làm ông, có người đang là thanh niên mới lớn nhưng đều là trụ cột chính của gia đình. Khi họ phải thụ án, gia đình của họ sẽ mất đi người lao động chính, có những đứa con nhỏ 3, 4 tuổi phải xa vòng tay ấm của người cha, gánh nặng gia đình giờ đây phải dồn cả lên đôi vai bé nhỏ của những người phụ nữ là vợ, là mẹ…
Các phiên tòa lần lượt khép lại, đưa ra những bản án cho những con người phạm tội, người ít thì 2 năm, người nhiều thì 7,8 năm tù. Họ, những người dân tộc thiểu số, cuộc sống vốn chỉ quẩn quanh nương rẫy, hạn chế hiểu biết về pháp luật và xã hội, đời sống kinh tế khó khăn, chỉ với một vài lần tàng trữ hay mua bán ma túy, những con người nghèo khó nơi miền sơn cước xa xôi, đã phải xa gia đình, xa vợ, xa con, xa những bữa cơm trên nhà sàn gần bếp lửa bập bùng ánh sáng, để đối diện với sự trừng phạt của luật pháp. Vắng họ, sẽ có những gia đình thiếu vắng người con, người chồng, người cha, người lao động chính trong nhà…. Trong những gia đình ấy, tiếng khóc lại nhiều hơn, gia cảnh lại càng túng thiếu hơn. Và, chẳng ai biết, khi mãn hạn tù, cuộc sống của những con người này sẽ đi về đâu? Kết thúc phiên tòa, thường thì tôi nhẹ nhàng thanh thản vì đã hoàn thành nhiệm vụ. Nhưng ở những phiên tòa hình sự này, lòng chợt thấy buồn khi nhận ra, trong xã hội của chúng ta, còn có nhiều phận người như cỏ cây./.
(Trung tâm TGPL Nghệ An)