Bạc Liêu: Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người cao tuổi, người cao tuổi có khó khăn về tài chính và Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý năm 2024

23/02/2024
Xem cỡ chữ Đọc bài viết In trang Google

Ngày 16/02/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu ban hành Quyết định số 190/QĐ-UBND về việc triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý đối với người cao tuổi, người cao tuổi có khó khăn về tài chính trên địa bàn tỉnh năm 2024 và Quyết định số 193/QĐ-UBND về triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh năm 2024.

Việc ban hành 02 Quyết định nhằm tăng cường việc triển khai có hiệu quả chính sách, pháp luật trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý; nâng cao nhận thức của cộng đồng về các quyền của Người khuyết tật bảo đảm người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý được cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí; tăng cường sự tham gia, phối hợp giữa Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước với các cơ quan, tổ chức có liên quan, nhất là các cơ quan, tổ chức có liên quan đến người khuyết tật nâng cao chất lượng, hiệu quả vụ việc trợ giúp pháp lý đối với người cao tuổi, người cao tuổi có khó khăn về tài chính; tổ chức đa dạng các hoạt động truyền thông về quyền được trợ giúp pháp lý đối với người cao tuổi, người cao tuổi có khó khăn về tài chính bảo đảm quyền lợi cho người cao tuổi được cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí.
 

02 Quyết định nêu trên đã nhấn mạnh một số hoạt động cụ thể để thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý đối với người cao tuổi và người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý như:
- Chú trọng thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý cho người cao tuổi thuộc diện được trợ giúp pháp lý bị bạo lực, bạo hành và, bị ngược đãi;chú trọng thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý là nhóm dễ bị tổn thường (phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi) là nạn nhân trong các vụ việc bạo lực, mua bán người.
 
- Cử đội ngũ người làm công tác trợ giúp pháp lý tham dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng về kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý cho người cao tuổi, người cao tuổi có khó khăn về tài chính và người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý.   
- Thực hiện truyền thông về hoạt động trợ giúp pháp lý và quyền được trợ giúp pháp lý của người cao tuổi, người cao tuổi có khó khăn về tài chính và người khuyết tật trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc các hình thức truyền thông khác phù hợp với người cao tuổi và người khuyết tật được trợ giúp pháp lý; tổ chức điểm truyền thông trực tiếp về trợ giúp pháp lý cho người cao tuổi, người cao tuổi có khó khăn về tài chính và người khuyết tật ở các xã, trưởng ấp, khóm, người có uy tín trong cộng đồng, Hội Người cao tuổi các xã, phường, thị trấn, các Câu lạc bộ người cao tuổi; phối hợp với các cơ quan, tổ chức có lên quan lồng ghép việc truyền thông về trợ giúp pháp lý và quyền được trợ giúp pháp lý cho người cao tuổi, người cao tuổi có khó khăn về tài chính, người khuyết tật được trợ giúp pháp lý với các Chương trình, Đề án khác về người cao tuổi tại xã, phường, thị trấn nơi người cao tuổi và người khuyết tật được trợ giúp pháp lý sinh sống; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội trong hoạt động truyền thông để tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ trợ giúp pháp lý cho người cao tuổi, người cao tuổi có khó khăn về tài chính và người khuyết tật được trợ giúp pháp lý.
- Biên soạn và phát hành các ấn phẩm, các tài liệu truyền thông có nội dung về chính sách trợ giúp pháp lý và quyền được trợ giúp pháp lý của người thuộc diện được trợ giúp pháp lý, trong đó có người cao tuổi, người cao tuổi có khó khăn về tài chính và người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý.
- Tổ chức các hoạt động truyền thông về trợ giúp pháp lý trọng tâm nhân “Ngày truyền thống Người cao tuổi Việt Nam” (06/6), “Tháng hành động vì Người cao tuổi Việt Nam” (tháng 10) và “Ngày Quốc tế Người cao tuổi” (01/10), Ngày Người khuyết tật Việt Nam (18/4) và Ngày Quốc tế về Người khuyết tật (03/12) hàng năm bằng các hình thức phù hợp.
- Cung cấp danh sách người thực hiện trợ giúp pháp lý và phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, Trại Tạm giam, Nhà Tạm giữ, Ủy ban nhân dân cáp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, Công an cấp xã, Hội Người mù tỉnh, Hội Nạn nhân chất độc dacam/dioxin tỉnh, các cơ sở trợ giúp xã hội, các tổ chức khác của người khuyết tật để phát hiện nhu cầu trợ giúp pháp lý và giới thiệu người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý đến Trung tâm Ttrợ giúp pháp lý nhà nước khi họ có yêu cầu trợ giúp pháp lý.

 

Công tác trợ giúp pháp lý ngày càng nhận được sự chú ý của các Bộ, Ban, ngành và toàn thể xã hội. Việc thực hiện các nhiệm vụ nêu trên cần có sự phối hợp của Sở Tư pháp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Các cơ quan tiến hành tố tụng, Hội người mù tỉnh, Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh, các cơ sở bảo trợ xã hội và Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước./.
Trịnh Hồng Như, Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh Bạc Liêu
 

Xem thêm »