22/05/2023
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
Nghiên cứu triển khai nhiệm vụ, giải pháp trợ giúp pháp lý trong Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 về “tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới”.Ngày 9/11/2022 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã thông qua Nghị quyết số 27-NQ/TW về “tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới”.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, Đảng ta ban hành một Nghị quyết chuyên đề của Trung ương về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong đó có rất nhiều nội dung, yêu cầu mới, quan trọng. Có thể nói, một thiết kế tổng thể nhất về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được hình thành, dựa trên quá trình tổng kết lý luận và thực tiễn công phu, đầy trách nhiệm và trí tuệ của các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cơ quan có thẩm quyền, các chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành, nhà hoạt động thực tiễn và trí tuệ của nhân dân. Điều đó thể hiện rõ nhất trong mục tiêu, trọng tâm chiến lược và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể trong Nghị quyết số 27-NQ/TW.
Nội dung trợ giúp pháp lý trong Nghị quyết số 27-NQ/TW: Tại mục 3 và mục 7 phần IV Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về "Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới” đã đề cập đến nhiệm vụ, giải pháp về trợ giúp pháp lý, cụ thể: “Xây dựng mạng lưới, nâng cao năng lực của hệ thống dịch vụ pháp lý, trợ giúp pháp lý và hỗ trợ pháp lý để người dân, doanh nghiệp dễ tiếp cận pháp luật”[i]; “Nâng cao vai trò, tính chuyên nghiệp và chất lượng trợ giúp pháp lý, nhất là trong hoạt động tố tụng tư pháp; hiện đại hóa, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống trợ giúp pháp lý; mở rộng đối tượng được trợ giúp pháp lý phù hợp với điều kiện của đất nước”[ii]. Đây là lần đầu tiên nội dung về trợ giúp pháp lý được ghi nhận trong một Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Để triển khai hiệu quả những nội dung này, cần có sự nghiên cứu về thực trạng tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý hiện nay, vị trí, vai trò của hoạt động trợ giúp pháp lý trong công cuộc cải cách tư pháp, trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nói chung; nhu cầu trợ giúp pháp lý của các nhóm người được trợ giúp pháp lý, mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan, tổ chức trợ giúp pháp lý với các cơ quan, tổ chức có liên quan, kinh phí, cơ sở hạ tầng vật chất bảo đảm cho công tác trợ giúp pháp lý.v.v để có kiến nghị đến các cơ quan, tổ chức có liên quan triển khai thực hiện.
I. Nghiên cứu về trợ giúp pháp lý ở Việt Nam
1. Thực trạng tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý
- Về tổ chức trợ giúp pháp lý:
Hiện nay ở trung ương, có Cục Trợ giúp pháp lý là đơn vị thuộc Bộ Tư pháp có chức năng giúp Bộ Tư pháp quản lý nhà nước và quản lý chuyên ngành về trợ giúp pháp lý. Ở địa phương có Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý tại địa phương. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Tư pháp, có tư cách pháp nhân, có con dấu, trụ sở và tài khoản riêng.
Hệ thống tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý được kiện toàn và tăng cường năng lực; người thực hiện trợ giúp pháp lý ngày càng được nâng cao chất lượng, tính chuyên nghiệp. Đến hết năm 2022, cả nước có 63 Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, 99 Chi nhánh thuộc các Trung tâm trợ giúp pháp lý, với tổng số 1234 viên chức, người lao động, trong đó có 688 trợ giúp viên pháp lý; có 27 tổ chức ký hợp đồng; 169 tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý; 38 Cộng tác viên ký hợp đồng, 607 Luật sư ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý.
Có thể nói, mặc dù số lượng người làm việc tại các Trung tâm trên toàn quốc không tăng nhưng chất lượng nguồn nhân lực thực hiện trợ giúp pháp lý tăng lên đáng kể. Tỷ lệ số lượng trợ giúp viên pháp lý trên tổng số người làm việc tại Trung tâm trợ giúp pháp lý từng bước được nâng lên, số lượng người làm chuyên môn (Trợ giúp viên pháp lý và chuyên viên pháp lý) và tiêu chuẩn Trợ giúp viên pháp lý nâng cao hơn so với thời điểm triển khai Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006. Quy định trợ giúp viên pháp lý có tiêu chuẩn, điều kiện tương đồng với luật sư, đây là chức danh viên chức có 03 hạng (năm 2022 mới được bổ sung thêm chức danh trợ giúp viên pháp lý hạng I – Đây là hạng cao nhất của chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý và lần đầu tiên trong các chức danh viên chức sự nghiệp thuộc ngành tư pháp quản lý có chức danh nghề nghiệp viên chức hạng I). Hiện nay, các Trợ giúp viên pháp lý đều đã đáp ứng các yêu cầu của đào tạo nghề, hạng chức danh (phải trải qua lớp đào tạo nghề, tập sự và đạt kết quả tại kỳ kiểm tra hết tập sự do Bộ Tư pháp tổ chức mới được bổ nhiệm chức danh và hành nghề). Đến nay, trợ giúp viên pháp lý đã trở thành đội ngũ nòng cốt trong cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý và số lượng vụ việc tham gia tố tụng của Trợ giúp viên pháp lý tăng hằng năm. So với cùng kỳ năm 2021, số lượng vụ việc tham gia tố tụng do Trợ giúp viên pháp lý kết thúc năm 2022 là 17.266 vụ, tăng 2.404 vụ; có 59/63 Trung tâm có 100% Trợ giúp viên pháp lý hoàn thành chỉ tiêu, trong đó có 14 Trung tâm có 100% Trợ giúp viên pháp lý hoàn thành chỉ tiêu tốt; số lượng trợ giúp viên pháp lý đạt chỉ tiêu ở mức độ tốt (mức cao nhất) là 402 người, tăng 104 người[iii].
Để nâng cao năng lực cho đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý trên toàn quốc nhằm đáp ứng yêu cầu trợ giúp pháp lý ngày càng cao của người dân, hàng năm, Bộ Tư pháp thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng thực hiện trợ giúp pháp lý, trong đó, tập trung vào các kỹ năng tham gia tố tụng hình sự, dân sự, hành chính và các kỹ năng thực hiện trợ giúp pháp lý cho các nhóm người yếu thế, dễ bị tổn thương. Ở địa phương, Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng thực hiện trợ giúp pháp lý cho người thực hiện trợ giúp pháp lý của địa phương. 100% trợ giúp viên pháp lý hoàn thành nghĩa vụ tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng bắt buộc theo quy định. Các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý phải đáp ứng những tiêu chuẩn, điều kiện nhất định nhằm bảo đảm chất lượng cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý cho người dân. Các vụ việc trợ giúp pháp lý do các tổ chức, cá nhân tham gia trợ giúp pháp lý thực hiện được thẩm định, đánh giá đều đạt chất lượng trở lên.
- Về số lượng và chất lượng hoạt động trợ giúp pháp lý:
Thời gian qua, các địa phương đã tập trung vào nhiệm vụ trọng tâm của công tác trợ giúp pháp lý là thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý, nhất là vụ việc tham gia tố tụng nhằm đáp ứng nhu cầu trợ giúp pháp lý ngày càng nhiều hơn, chất lượng hơn. Đặc biệt, trong thời gian bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, hệ thống trợ giúp pháp lý đã nỗ lực, chủ động trong tiếp cận vụ việc và triển khai các hoạt động hướng tới mục tiêu cốt lõi là thực hiện vụ việc với chất lượng tốt nhất, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người được trợ giúp pháp lý. Trong thời gian qua, nhiều vụ việc nổi cộm được báo chí đưa tin, dư luận xã hội quan tâm đã được Cục Trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp theo dõi, chỉ đạo và các Trung tâm trợ giúp pháp lý chủ động, kịp thời tiếp cận nhu cầu trợ giúp pháp lý để cử người thực hiện trợ giúp pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích kịp thời, hiệu quả cho người được trợ giúp pháp lý.
Từ khi triển khai Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 đến nay (từ năm 2018 đến hết năm 2022), các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý trên cả nước đã thực hiện được trên 160 nghìn vụ việc, trong đó có hơn 80 nghìn vụ tham gia tố tụng. Từ khi triển khai Luật Trợ giúp pháp lý đến nay, số lượng vụ việc tham gia tố tụng ngày càng tăng và năm 2022 là năm có số lượng vụ việc tham gia tố tụng thực hiện cao nhất từ trước tới nay. Không chỉ tăng về số lượng mà chất lượng, hiệu quả vụ việc trợ giúp pháp lý ngày càng được nâng cao. Theo định hướng của Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 và sự chỉ đạo, điều hành kịp thời của cơ quan quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý, công tác bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện trợ giúp pháp lý, chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý đã có chuyển biến rõ nét. Công tác quản lý, thẩm định và đánh giá chất lượng, hiệu quả vụ việc trợ giúp pháp lý được quan tâm, chú trọng nhằm kiểm soát chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý đã cung cấp cho người dân. Chất lượng, hiệu quả vụ việc được xác định căn cứ vào các tiêu chí cụ thể. Về cơ bản, các vụ việc được thẩm định, đánh giá chất lượng đều đạt chất lượng trở lên, người dân cơ bản hài lòng với chất lượng dịch vụ trợ giúp pháp lý được cung cấp. Đặc biệt, có nhiều vụ việc thành công, hiệu quả rõ ràng người được trợ giúp pháp lý được tuyên không có tội hoặc được tuyên mức án nhẹ hơn hoặc chuyển tội danh hay thay đổi khung hình phạt thấp hơn so với mức đề nghị trong cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân... Theo tổng hợp từ địa phương từ năm 2018 – 2022 có hơn 23 nghìn vụ việc tham gia tố tụng thành công, hiệu quả. Riêng năm 2022 có gần 7,5 nghìn vụ việc tham gia tố tụng thành công, chiếm 37% tổng số vụ việc tham gia tố tụng kết thúc.
Với những kết quả thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý đạt được trong thời gian qua đã góp phần bảo vệ quyền con người, quyền công dân, quyền công bằng trong tiếp cận công lý và công bằng trong xét xử, tạo niềm tin của người dân nói chung và người được trợ giúp pháp lý nói riêng vào tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý cũng như đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý trên toàn quốc. Mặc dù đạt được những kết quả trên nhưng thực trạng tổ chức và hoạt động TGPL cũng còn một số hạn chế, tồn tại như sau: Một số đối tượng thực sự có nhu cầu TGPL, không có đủ điều kiện để sử dụng dịch vụ TGPL có thu phí nhưng chưa được quy định là người thuộc diện TGPL như hộ mới thoát nghèo, người cần được TGPL trong trường hợp lợi ích của công lý đòi hỏi (người khuyết tật bị buộc tội,…). Số lượng vụ việc TGPL, nhất là số lượng vụ việc TGPL tham gia tố tụng vẫn còn thấp so với số lượng người thuộc diện được TGPL và số lượng án xét xử trong toàn quốc[1]. Chất lượng, hiệu quả vụ việc TGPL còn chưa đồng đều. Số lượng vụ việc TGPL do cơ quan quản lý TGPL đánh giá chưa được nhiều, công tác quản lý chất lượng, kiểm tra, thẩm định, đánh giá chất lượng vụ việc TGPL, xác định hiệu quả vụ việc TGPL tham gia tố tụng thành công còn chưa được quan tâm đúng mức; một vài Trung tâm, Sở Tư pháp chưa thực hiện việc thẩm định, đánh giá chất lượng vụ việc, xác định vụ việc TGPL thành công đầy đủ theo đúng quy định… Nguồn lực thực hiện TGPL còn ít so với nhu cầu được TGPL của người dân, nhất là số lượng Trợ giúp viên pháp lý ở một số địa phương còn chưa được bảo đảm[2],...
2. Quan hệ phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trợ giúp pháp lý với các cơ quan, tổ chức có liên quan
Trong thời gian gần đây việc phối hợp trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng có nhiều chuyển biến tích cực, đột phá. Quan hệ phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng và Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước ngày càng được củng cố, giúp người thuộc diện trợ giúp pháp lý sớm tiếp cận với thông tin về quyền được trợ giúp pháp lý và thụ hưởng khi có nhu cầu. Đa số các cơ quan tiến hành tố tụng các cấp đã thực hiện đúng việc giải thích, thông tin, thông báo và tạo điều kiện thuận lợi cho người thực hiện trợ giúp pháp lý thực hiện vụ việc theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý và các văn bản pháp luật có liên quan.
Mới đây, ngày 19/5/2022, Bộ Tư pháp và Tòa án nhân dân tối cao đã ký ban hành Chương trình phối hợp người thực hiện trợ giúp pháp lý trực tại Tòa án (Chương trình phối hợp 1603/CTPH-BTP-TANDTC). Lần đầu tiên có cơ chế người thực hiện trợ giúp pháp lý trực tại Tòa án nhân dân trong phạm vi toàn quốc, qua đó sẽ giúp bảo đảm tiếp cận và thụ hưởng trợ giúp pháp lý kịp thời trong tố tụng cho người bị buộc tội, bị hại, đương sự thuộc diện được trợ giúp pháp lý, hạn chế việc người dân thuộc diện trợ giúp pháp lý bị bỏ lỡ cơ hội được nhận dịch vụ pháp lý miễn phí. Nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã ký kết Chương trình/Kế hoạch phối hợp giữa Sở Tư pháp với Tòa án nhân dân tỉnh và các địa phương đều đã triển khai thực hiện việc người thực hiện trợ giúp pháp lý trực tại trụ sở Tòa án hoặc Tòa án thông báo cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước các thông tin về người thuộc diện trợ giúp pháp lý cho người thực hiện trợ giúp pháp lý qua điện thoại. Cùng với đó, để triển khai nội dung điểm cầu thành phần trong phiên tòa trực tuyến theo Thông tư liên tịch số 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành tổ chức phiên tòa trực tuyến, trong năm 2022 một số địa phương đã lập dự toán kinh phí, bố trí cơ sở vật chất, trang thiết bị và tham gia vào phiên tòa trực tuyến.
Bên cạnh mối quan hệ phối hợp về trợ giúp pháp lý trong tố tụng, các Sở Tư pháp/Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước còn tích cực phối hợp với Đoàn luật sư ở địa phương trong việc huy động luật sư có kinh nghiệm, uy tín tham gia trợ giúp pháp lý và các cơ quan, tổ chức như Hội Nông dân, Hội Luật gia, Hội Phụ nữ, Mặt trận tổ quốc Việt nam... trong việc truyền thông về trợ giúp pháp lý và giới thiệu hội viên có nhu cầu trợ giúp pháp lý đến Trung tâm. Đặc biệt, trong năm 2022 để thực hiện quy định tại Thông tư số 03/2021/TT-BTP, nhiều địa phương (Sở Tư pháp/Trung tâm trợ giúp pháp lý) đã ban hành công văn, văn bản đến UBND cấp xã đề nghị phối hợp triển khai thực hiện trách nhiệm thông tin, giới thiệu về trợ giúp pháp lý. Một số địa phương đã triển khai có kết quả nội dung này (ví dụ như ở Tuyên Quang, Vũng Tàu...).
Mặt khác, vẫn còn một số nơi việc phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan chưa thực sự được quan tâm đúng mức nên hoạt động TGPL chưa phát huy được hiệu quả (trong phối hợp giới thiệu, giải thích quyền được TGPL, trong thực hiện hoạt động TGPL, trong huy động các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động TGPL, trong bố trí kinh phí và cơ sở vật chất cho hoạt động TGPL....). Một số nơi chưa triển khai hoặc triển khai chưa hiệu quả việc phối hợp người thực hiện TGPL trực tại Tòa; một số UBND cấp xã chưa triển khai hiệu quả việc giới thiệu người được TGPL có nhu cầu đến Trung tâm TGPL nhà nước; số lượng các cá nhân, tổ chức tham gia TGPL còn khiêm tốn.
3. Nguồn lực bảo đảm cho công tác trợ giúp pháp lý
- Về kinh phí: Nguồn kinh phí dành cho công tác trợ giúp pháp lý về cơ bản được bảo đảm để hoạt động trợ giúp pháp lý trên toàn quốc được thống nhất, đồng bộ mặc dù sự quan tâm còn khác nhau giữa các địa phương. Bên cạnh đó, kinh phí dành cho hoạt động nghiệp vụ của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước đã dần được quan tâm phân bổ, nhất là kinh phí thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý. Tuy nhiên, ở một số địa phương kinh phí dành cho công tác TGPL còn chưa được bảo đảm, nhất là kinh phí dành cho vụ việc TGPL còn thấp[3]; kinh phí triển khai hoạt động TGPL trong các chương trình mục tiêu quốc gia cấp cho các địa phương theo mỗi chương trình khác nhau và chưa được đồng đều nên việc triển khai còn chưa được đồng bộ, kịp thời…
- Về cơ sở vật chất, trang thiết bị, về cơ bản đáp ứng được yêu cầu cơ bản công việc (khoảng 25 Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có trụ sở riêng, còn lại là chung với các đơn vị khác trong Sở Tư pháp như: đấu giá, công chứng,…). Việc bảo đảm cơ sở trang thiết bị để tổ chức phiên tòa trực tuyến được Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố bước đầu quan tâm (khoảng hơn 20 địa phương đã được bố trí cơ sở vật chất, trang thiết bị để tham gia phiên tòa trực tuyến). Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động trợ giúp pháp lý được tăng cường ở cả Trung ương và địa phương thông qua việc đăng tải các thông tin, quy định về trợ giúp pháp lý, danh sách người thực hiện và tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp, Trang thông tin điện tử trợ giúp pháp lý Việt Nam và các trang thông tin điện tử địa phương; triển khai có hiệu quả việc sử dụng Hệ thống quản lý tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý. Hiện nay, ngoài Trang thông tin điện tử trợ giúp pháp lý ở Trung ương và địa phương, trên các trang thông tin điện tử của Tòa án nhân dân các cấp đều có chỉ dẫn trợ giúp pháp lý để người dân dễ dàng tiếp cận, sử dụng khi vào các trang thông tin điện tử này. Bên cạnh đó, từ năm 2019, Cục Trợ giúp pháp lý đã xây dựng Hệ thống quản lý tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý nhằm giúp các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, các tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý cập nhật, số hóa hồ sơ vụ việc cũng như thực hiện việc thống kê, báo cáo về trợ giúp pháp lý theo quy định. Đến nay, việc cập nhật về tổ chức, vụ việc trợ giúp pháp lý đã dần đi vào nề nếp. Tuy nhiên với yêu cầu trong tình hình mới có thể nói việc bố trí cơ sở vật chất ở một số Trung tâm TGPL nhà nước chưa được quan tâm đúng mức, nhất là cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động TGPL, tham gia phiên tòa trực tuyến...
- Về huy động các lực lượng xã hội tham gia trợ giúp pháp lý: Việc huy động các lực lượng xã hội tham gia trợ giúp pháp lý được đẩy mạnh nhằm đa dạng hóa các chủ thể tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý, đa dạng các kênh tiếp cận trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý. Các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý phải đáp ứng những tiêu chuẩn, điều kiện nhất định nhằm bảo đảm chất lượng cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý cho người dân. Đến hết năm 2022, trên cả nước mới chỉ có 27 tổ chức ký hợp đồng thực hiện TGPL và 169 tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý với Sở Tư pháp, có 607 luật sư và 38 cộng tác viên ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm TGPL nhà nước. Tuy nhiên những số liệu trên đây cũng cho thấy sự tham gia TGPL của các tổ chức xã hội nghề nghiệp, người hành nghề luật còn hạn chế.
II. Vị trí, vai trò của hoạt động trợ giúp pháp lý trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Vị trí, vai trò của hoạt động trợ giúp pháp lý trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Có thể nói, trong quá trình hình thành và phát triển, được sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước hoạt động trợ giúp pháp lý đã thực sự đi vào đời sống pháp luật, mang lại hiệu quả thiết thực giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người nghèo và các đối tượng chính sách, đối tượng yếu thế trong xã hội, thực hiện tốt chính sách xã hội, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa của Đảng và Nhà nước, bảo đảm sự công bằng trong tiếp cận công lý, đóng góp vào cải cách tư pháp và xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Vị trí, vai trò của hoạt động trợ giúp pháp lý thể hiện như sau:
Một là, hoạt động trợ giúp pháp lý góp phần bảo đảm công bằng trong việc tiếp cận pháp luật, tiếp cận công lý đồng thời góp phần bảo đảm chính sách an sinh xã hội, phát triển kinh tế - xã hội tại Việt Nam. Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà nước chịu trách nhiệm trong việc bảo đảm cho người nghèo, những đối tượng chính sách, đối tượng yếu thế khác trong xã hội được thụ hưởng chính sách pháp luật công bằng, tạo điều kiện cho họ được hỗ trợ, giúp đỡ để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Do đó, trợ giúp pháp lý có vai trò giúp người nghèo, người thuộc nhóm yếu thế, dễ tổn thương trong bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, bảo đảm sự công bằng, bình đẳng với các nhóm người khác trong xã hội, qua đó góp phần bảo đảm an sinh xã hội, phát triển kinh tế - xã hội.
Hai là, hoạt động trợ giúp pháp lý góp vai trò quan trọng trong cải cách tư pháp. Công cuộc cải cách tư pháp được Đảng ta đặt ra với những định hướng cơ bản mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao để bảo vệ tốt nhất quyền con người trong lĩnh vực tư pháp. Đặc biệt là bảo đảm việc tranh tụng tại phiên tòa theo tinh thần Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2006 của Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước là đơn vị sự nghiệp đại diện của Ngành Tư pháp, của Nhà nước tham gia vào hoạt động xét xử. Người thực hiện trợ giúp pháp lý là một bên của quá trình tranh tụng, có quan hệ mật thiết và trực tiếp đến chất lượng xét xử của Tòa án. Qua hoạt động nghiệp vụ, hoạt động trợ giúp pháp lý cũng sẽ góp phần thực thi công lý, giúp Tòa án thực hiện đúng nguyên tắc tranh tụng trong xét xử, đưa ra các phán quyết đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, hạn chế lượng án oan sai trong các phiên tòa hình sự, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, phù hợp với mục tiêu cải cách tư pháp. Có thể nói, trợ giúp pháp lý là một trong những khâu góp phần làm hoàn chỉnh vai trò của Nhà nước từ việc xây dựng pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật để đưa pháp luật vào đời sống xã hội có hiệu quả.
Ba là, trợ giúp pháp lý là một trong những công cụ để Nhà nước thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người tại Việt Nam. Thông qua hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý của mình, trợ giúp pháp lý đã bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý, nhất là khi họ rơi vào tình trạng bị buộc tội, nguy cơ bị tước quyền tự do, chính là lúc Nhà nước cần có sự trợ giúp, hỗ trợ để họ được bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình...
2. Dự báo nhu cầu trợ giúp pháp lý trong giai đoạn mới
Trong thời gian qua, trợ giúp pháp lý đã trở thành một trong những chỗ dựa cho người nghèo, đối tượng chính sách và nhóm người yếu thế trong xã hội khi phải đối diện với các vướng mắc, tranh chấp pháp lý. Hơn nữa, trình độ dân trí nói chung và trình độ pháp lý nói riêng của người dân nước ta còn chưa cao và không đồng đều, nhu cầu trợ giúp pháp lý của các đối tượng thuộc diện trợ giúp pháp lý là rất lớn. Mặt khác, tính chất các quan hệ xã hội phát sinh ngày càng diễn biến phức tạp nên càng yêu cầu nâng cao chất lượng dịch vụ trợ giúp pháp lý để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng thụ hưởng chính sách này.
So với giai đoạn trước đây, vụ việc trợ giúp pháp lý đã đi vào thực chất, tuy nhiên so với số lượng người thuộc diện được trợ giúp pháp lý và nhu cầu trợ giúp pháp lý, số lượng vụ án được xét xử trên địa bàn, trên toàn quốc thì vẫn còn chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn, đặc biệt là số lượng vụ việc tham gia tố tụng. Từ khi triển khai Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017, với 14 diện người được quy định thì số lượng người thuộc diện được trợ giúp pháp lý tăng lên rất nhiều so với trước kia (khoảng 45% dân số).
Cùng với đó, khi triển khai đồng bộ các giải pháp về tăng cường, đổi mới hoạt động truyền thông qua nhiều kênh thông tin; sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, người tiến hành tố tụng trong triển khai cơ chế người thực hiện trợ giúp pháp lý trực tại tòa, tại cơ quan điều tra, trong giải thích, thông tin, thông báo về trợ giúp pháp lý; hoặc phối hợp với các cơ quan, tổ chức khác, nhất là ở cấp cơ sở như Ủy ban nhân dân cấp xã...; hiệu quả của việc ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin để chia sẻ, kết nối, tích hợp dữ liệu người thuộc diện được trợ giúp pháp lý với cơ sở dữ liệu quốc gia và các bộ, ngành có liên quan... thì dự báo trong thời gian tới nhiều người thuộc diện được trợ giúp pháp lý sẽ biết đến quyền được trợ giúp pháp lý và sẽ tiếp cận, sử dụng dịch vụ trợ giúp pháp lý để được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
III. Kiến nghị để triển khai hiệu quả nhiệm vụ, giải pháp trợ giúp pháp lý trong Nghị quyết số 27-NQ/TW
1. Đề nghị Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành có liên quan quan tâm và phối hợp chặt chẽ trong tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế về trợ giúp pháp lý (như sửa đổi Luật Trợ giúp pháp lý theo hướng nghiên cứu mở rộng đối tượng được trợ giúp pháp lý; nghiên cứu, xác định chức danh trợ giúp viên pháp lý là chức danh tư pháp hoặc chức danh tố tụng tư pháp; nghiên cứu nâng cao vị thế, vai trò của của Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng...) và tổ chức triển khai có hiệu quả quy định của pháp luật trợ giúp pháp lý, bảo đảm các điều kiện cần thiết để cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý chuyên nghiệp, chất lượng cao như yêu cầu nhiệm vụ tại Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã đề ra.
2. Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm, chỉ đạo Sở Tư pháp và các sở, ban, ngành có liên quan đến hoạt động trợ giúp pháp lý thực hiện các nội dung như sau:
- Về nâng cao vai trò, năng lực, tính chuyên nghiệp và chất lượng hệ thống trợ giúp pháp lý để người dân dễ tiếp cận pháp luật:
+ Củng cố, kiện toàn Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, trong đó chú trọng bảo đảm cơ cấu trợ giúp viên pháp lý, số lượng người làm việc tương xứng với vai trò là đơn vị sự nghiệp dịch vụ công thiết yếu theo Quyết định số 2069/QĐ-TTg ngày 08/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu thuộc ngành Tư pháp và Quyết định số 2070/QĐ-TTg ngày 08/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành Tư pháp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030…; thành lập, củng cố, kiện toàn, bảo đảm các điều kiện cơ sở vật chất cho các Chi nhánh của Trung tâm hoạt động có hiệu quả; tích cực tổ chức triển khai nội dung trợ giúp pháp lý trong 03 Chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, đề án về trợ giúp pháp lý hoặc có nội dung về trợ giúp pháp lý.
+ Quan tâm việc tuyển dụng, đào tạo nghề, bồi dưỡng đội ngũ chuyên viên để tạo nguồn bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức cho trợ giúp viên pháp lý theo quy định pháp luật, nhất là ở địa phương có địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, nơi có nhu cầu trợ giúp pháp lý cao. Trong quá trình rà soát, sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập, đề nghị ưu tiên bố trí, người làm việc cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước trên cơ sở cân đối số dôi dư từ các đơn vị sự nghiệp công lập chuyển sang tự chủ, sáp nhập, giải thể. Quan tâm tổ chức thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức cho trợ giúp viên pháp lý theo quy định pháp luật.
+ Tổ chức triển khai các giải pháp nâng cao tính chuyên nghiệp và chất lượng dịch vụ trợ giúp pháp lý phù hợp với điều kiện thực tiễn địa phương. Tiếp tục chỉ đạo Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước trực thuộc tập trung thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý, nhất là vụ việc tham gia tố tụng có chất lượng, tham gia thực hiện hiệu quả các phương thức tố tụng mới (phiên tòa trực tuyến); đề xuất các giải pháp bảo đảm hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý, tăng cường kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả vụ việc trợ giúp pháp lý, xác định vụ việc trợ giúp pháp lý tố tụng thành công; tăng cường tổ chức tập huấn, bồi dưỡng tăng cường năng lực cho đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp nhằm cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý tốt nhất cho các đối tượng được trợ giúp pháp lý…
+ Đổi mới và tăng cường tổ chức truyền thông về trợ giúp pháp lý bằng các hình thức đa dạng, phong phú bảo đảm hiệu quả, phù hợp với từng nhóm đối tượng, từng vùng miền để nhiều người dân biết về hoạt động trợ giúp pháp lý, kịp thời tiếp cận trợ giúp pháp lý khi có tranh chấp, vướng mắc pháp luật.
- Về tăng cường công tác phối hợp trong trợ giúp pháp lý:
+ Tăng cường sự phối hợp giữa Sở Tư pháp (Trung tâm TGPL) với các sở, ban, ngành tại địa phương trong việc phối hợp trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng, nâng cao vai trò của Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong tố tụng, trong việc giới thiệu, chuyển gửi vụ việc trợ giúp pháp lý, triển khai hiệu quả Chương trình người thực hiện trợ giúp pháp lý trực tại tòa, điểm cầu trong phiên tòa trực tuyến; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp vào hoạt động trợ giúp pháp lý.
+ Tăng cường sự phối hợp trợ giúp pháp lý với các cơ quan nhà nước tại địa phương nói chung, Phòng Tư pháp, Uỷ ban nhân dân cấp xã nói riêng trong quá trình xử lý, giải quyết vụ việc liên quan đến công dân, nếu công dân thuộc diện người được trợ giúp pháp lý thì có trách nhiệm giải thích quyền được trợ giúp pháp lý và giới thiệu người được trợ giúp pháp lý đến Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước theo quy định Điều 42 Luật Trợ giúp pháp lý, Khoản 12 Điều 2, Thông tư số 03/2021/TT-BTP ngày 25/5/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2017/TT-BTP ngày 15/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý và hướng dẫn giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý; Thông tư số 12/2018/TT-BTP ngày 28/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý và quản lý chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý...
+ Quan tâm bố trí kịp thời kinh phí, đầu tư cơ sở vật chất cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước để đáp ứng nhu cầu trợ giúp pháp lý trên địa bàn cũng như triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, đề án về trợ giúp pháp lý hoặc có nội dung về trợ giúp pháp lý.
- Về hiện đại hóa, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống trợ giúp pháp lý:
+ Kiện toàn đội ngũ nhân lực công nghệ thông tin, tăng về số lượng và nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trợ giúp pháp lý; cử người thực hiện trợ giúp pháp lý, chuyên viên pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tham gia các lớp tập huấn ứng dụng công nghệ thông tin, an toàn, an ninh thông tin do các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức.
+ Đầu tư, bổ sung, nâng cấp máy móc, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu về an toàn, an ninh thông tin và vận hành hiệu quả các phần mềm, hệ thống thông tin quản lý trợ giúp pháp lý cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thuộc Sở Tư pháp; triển khai thực hiện các ứng dụng, hệ thống thông tin quản lý phục vụ cho hoạt động trong các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý ở địa phương.
+ Tăng cường thực hiện dịch vụ công trực tuyến cho một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý đủ điều kiện ở mức độ 3, 4 nhằm giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, tạo thuận lợi cho người được trợ giúp pháp lý tiếp cận và sử dụng dịch vụ trợ giúp pháp lý; tích cực sử dụng các hệ thống thông tin quản lý, phần mềm chuyên ngành trong lĩnh trợ giúp pháp lý; khai thác hiệu quả Trang thông tin điện tử phục vụ cho công tác truyền thông trợ giúp pháp lý và nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động trợ giúp pháp lý, thường xuyên cập nhật, đăng tải các văn bản quy phạm pháp luật, cung cấp số điện thoại đường dây nóng, email tiếp nhận, giải đáp thắc mắc, kiến nghị của người dân liên quan đến hoạt động trợ giúp pháp lý..../.
Thanh Trịnh
Tài liệu tham khảo
1. Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về "Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới”.
2. Báo cáo số 654/BC-CTGPL ngày 16/12/2022 sơ kết 05 năm triển khai thực hiện Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017
3. Báo cáo kết quả công tác trợ giúp pháp lý năm 2022 và nhiệm vụ, giải pháp công tác năm 2023
4. “Trợ giúp pháp lý: 25 năm đồng hành cùng người nghèo và đối tượng chính sách”, Cù Thu Anh, Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp - Báo Pháp luật Việt Nam, số 249 (8.693), ngày 6/9/2022
5. “Công tác trợ giúp pháp lý: Lấy người dân làm trung tâm và cần được người dân tin tưởng”, Báo Chính phủ điện tử (https://baochinhphu.vn/cong-tac-tro-giup-phap-ly-lay-nguoi-dan-lam-trung-tam-va-can-duoc-nguoi-dan-tin-tuong-102220906132008088.htm)
6. “Phát huy vai trò của công tác trợ giúp pháp lý và sự vào cuộc của chính quyền, tư pháp địa phương”, tài liệu phục vụ Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2023.
[1] Tổng hợp số liệu theo yêu cầu trong Công văn số 166/CTGPL-CS&QLNV ngày 7/4/2022 của Cục Trợ giúp pháp lý về việc cung cấp số liệu người thuộc diện trợ giúp pháp lý của các Trung tâm TGPL nhà nước là 47.156.062 người. Năm 2022 các Tòa án đã thụ lý 567.521 vụ việc, đã giải quyết được 504.681 vụ việc, trong đó án hình sự đã thụ lý 93.452 vụ với 178.830 bị cáo; đã giải quyết, xét xử được 91.312 vụ với 171.924 bị cáo;
[2] Đà Nẵng, Kon Tum, Lai Châu,..
[3] Kon Tum, Ninh Bình, Hậu Giang, Hoà Bình....
[i] Mục 3 phần IV Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về "Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới”
[ii] Mục 7 phần IV Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về "Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới”
[iii] Theo báo cáo của Cục Trợ giúp pháp lý về tình hình chỉ tiêu tham gia tố tụng của Trợ giúp viên pháp lý năm 2022
Ngày 9/11/2022 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã thông qua Nghị quyết số 27-NQ/TW về “tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới”.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, Đảng ta ban hành một Nghị quyết chuyên đề của Trung ương về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong đó có rất nhiều nội dung, yêu cầu mới, quan trọng. Có thể nói, một thiết kế tổng thể nhất về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được hình thành, dựa trên quá trình tổng kết lý luận và thực tiễn công phu, đầy trách nhiệm và trí tuệ của các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cơ quan có thẩm quyền, các chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành, nhà hoạt động thực tiễn và trí tuệ của nhân dân. Điều đó thể hiện rõ nhất trong mục tiêu, trọng tâm chiến lược và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể trong Nghị quyết số 27-NQ/TW.
Nội dung trợ giúp pháp lý trong Nghị quyết số 27-NQ/TW: Tại mục 3 và mục 7 phần IV Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về "Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới” đã đề cập đến nhiệm vụ, giải pháp về trợ giúp pháp lý, cụ thể: “Xây dựng mạng lưới, nâng cao năng lực của hệ thống dịch vụ pháp lý, trợ giúp pháp lý và hỗ trợ pháp lý để người dân, doanh nghiệp dễ tiếp cận pháp luật”[i]; “Nâng cao vai trò, tính chuyên nghiệp và chất lượng trợ giúp pháp lý, nhất là trong hoạt động tố tụng tư pháp; hiện đại hóa, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống trợ giúp pháp lý; mở rộng đối tượng được trợ giúp pháp lý phù hợp với điều kiện của đất nước”[ii]. Đây là lần đầu tiên nội dung về trợ giúp pháp lý được ghi nhận trong một Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Để triển khai hiệu quả những nội dung này, cần có sự nghiên cứu về thực trạng tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý hiện nay, vị trí, vai trò của hoạt động trợ giúp pháp lý trong công cuộc cải cách tư pháp, trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nói chung; nhu cầu trợ giúp pháp lý của các nhóm người được trợ giúp pháp lý, mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan, tổ chức trợ giúp pháp lý với các cơ quan, tổ chức có liên quan, kinh phí, cơ sở hạ tầng vật chất bảo đảm cho công tác trợ giúp pháp lý.v.v để có kiến nghị đến các cơ quan, tổ chức có liên quan triển khai thực hiện.
I. Nghiên cứu về trợ giúp pháp lý ở Việt Nam
1. Thực trạng tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý
- Về tổ chức trợ giúp pháp lý:
Hiện nay ở trung ương, có Cục Trợ giúp pháp lý là đơn vị thuộc Bộ Tư pháp có chức năng giúp Bộ Tư pháp quản lý nhà nước và quản lý chuyên ngành về trợ giúp pháp lý. Ở địa phương có Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý tại địa phương. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Tư pháp, có tư cách pháp nhân, có con dấu, trụ sở và tài khoản riêng.
Hệ thống tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý được kiện toàn và tăng cường năng lực; người thực hiện trợ giúp pháp lý ngày càng được nâng cao chất lượng, tính chuyên nghiệp. Đến hết năm 2022, cả nước có 63 Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, 99 Chi nhánh thuộc các Trung tâm trợ giúp pháp lý, với tổng số 1234 viên chức, người lao động, trong đó có 688 trợ giúp viên pháp lý; có 27 tổ chức ký hợp đồng; 169 tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý; 38 Cộng tác viên ký hợp đồng, 607 Luật sư ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý.
Có thể nói, mặc dù số lượng người làm việc tại các Trung tâm trên toàn quốc không tăng nhưng chất lượng nguồn nhân lực thực hiện trợ giúp pháp lý tăng lên đáng kể. Tỷ lệ số lượng trợ giúp viên pháp lý trên tổng số người làm việc tại Trung tâm trợ giúp pháp lý từng bước được nâng lên, số lượng người làm chuyên môn (Trợ giúp viên pháp lý và chuyên viên pháp lý) và tiêu chuẩn Trợ giúp viên pháp lý nâng cao hơn so với thời điểm triển khai Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006. Quy định trợ giúp viên pháp lý có tiêu chuẩn, điều kiện tương đồng với luật sư, đây là chức danh viên chức có 03 hạng (năm 2022 mới được bổ sung thêm chức danh trợ giúp viên pháp lý hạng I – Đây là hạng cao nhất của chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý và lần đầu tiên trong các chức danh viên chức sự nghiệp thuộc ngành tư pháp quản lý có chức danh nghề nghiệp viên chức hạng I). Hiện nay, các Trợ giúp viên pháp lý đều đã đáp ứng các yêu cầu của đào tạo nghề, hạng chức danh (phải trải qua lớp đào tạo nghề, tập sự và đạt kết quả tại kỳ kiểm tra hết tập sự do Bộ Tư pháp tổ chức mới được bổ nhiệm chức danh và hành nghề). Đến nay, trợ giúp viên pháp lý đã trở thành đội ngũ nòng cốt trong cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý và số lượng vụ việc tham gia tố tụng của Trợ giúp viên pháp lý tăng hằng năm. So với cùng kỳ năm 2021, số lượng vụ việc tham gia tố tụng do Trợ giúp viên pháp lý kết thúc năm 2022 là 17.266 vụ, tăng 2.404 vụ; có 59/63 Trung tâm có 100% Trợ giúp viên pháp lý hoàn thành chỉ tiêu, trong đó có 14 Trung tâm có 100% Trợ giúp viên pháp lý hoàn thành chỉ tiêu tốt; số lượng trợ giúp viên pháp lý đạt chỉ tiêu ở mức độ tốt (mức cao nhất) là 402 người, tăng 104 người[iii].
Để nâng cao năng lực cho đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý trên toàn quốc nhằm đáp ứng yêu cầu trợ giúp pháp lý ngày càng cao của người dân, hàng năm, Bộ Tư pháp thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng thực hiện trợ giúp pháp lý, trong đó, tập trung vào các kỹ năng tham gia tố tụng hình sự, dân sự, hành chính và các kỹ năng thực hiện trợ giúp pháp lý cho các nhóm người yếu thế, dễ bị tổn thương. Ở địa phương, Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng thực hiện trợ giúp pháp lý cho người thực hiện trợ giúp pháp lý của địa phương. 100% trợ giúp viên pháp lý hoàn thành nghĩa vụ tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng bắt buộc theo quy định. Các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý phải đáp ứng những tiêu chuẩn, điều kiện nhất định nhằm bảo đảm chất lượng cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý cho người dân. Các vụ việc trợ giúp pháp lý do các tổ chức, cá nhân tham gia trợ giúp pháp lý thực hiện được thẩm định, đánh giá đều đạt chất lượng trở lên.
- Về số lượng và chất lượng hoạt động trợ giúp pháp lý:
Thời gian qua, các địa phương đã tập trung vào nhiệm vụ trọng tâm của công tác trợ giúp pháp lý là thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý, nhất là vụ việc tham gia tố tụng nhằm đáp ứng nhu cầu trợ giúp pháp lý ngày càng nhiều hơn, chất lượng hơn. Đặc biệt, trong thời gian bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, hệ thống trợ giúp pháp lý đã nỗ lực, chủ động trong tiếp cận vụ việc và triển khai các hoạt động hướng tới mục tiêu cốt lõi là thực hiện vụ việc với chất lượng tốt nhất, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người được trợ giúp pháp lý. Trong thời gian qua, nhiều vụ việc nổi cộm được báo chí đưa tin, dư luận xã hội quan tâm đã được Cục Trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp theo dõi, chỉ đạo và các Trung tâm trợ giúp pháp lý chủ động, kịp thời tiếp cận nhu cầu trợ giúp pháp lý để cử người thực hiện trợ giúp pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích kịp thời, hiệu quả cho người được trợ giúp pháp lý.
Từ khi triển khai Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 đến nay (từ năm 2018 đến hết năm 2022), các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý trên cả nước đã thực hiện được trên 160 nghìn vụ việc, trong đó có hơn 80 nghìn vụ tham gia tố tụng. Từ khi triển khai Luật Trợ giúp pháp lý đến nay, số lượng vụ việc tham gia tố tụng ngày càng tăng và năm 2022 là năm có số lượng vụ việc tham gia tố tụng thực hiện cao nhất từ trước tới nay. Không chỉ tăng về số lượng mà chất lượng, hiệu quả vụ việc trợ giúp pháp lý ngày càng được nâng cao. Theo định hướng của Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 và sự chỉ đạo, điều hành kịp thời của cơ quan quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý, công tác bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện trợ giúp pháp lý, chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý đã có chuyển biến rõ nét. Công tác quản lý, thẩm định và đánh giá chất lượng, hiệu quả vụ việc trợ giúp pháp lý được quan tâm, chú trọng nhằm kiểm soát chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý đã cung cấp cho người dân. Chất lượng, hiệu quả vụ việc được xác định căn cứ vào các tiêu chí cụ thể. Về cơ bản, các vụ việc được thẩm định, đánh giá chất lượng đều đạt chất lượng trở lên, người dân cơ bản hài lòng với chất lượng dịch vụ trợ giúp pháp lý được cung cấp. Đặc biệt, có nhiều vụ việc thành công, hiệu quả rõ ràng người được trợ giúp pháp lý được tuyên không có tội hoặc được tuyên mức án nhẹ hơn hoặc chuyển tội danh hay thay đổi khung hình phạt thấp hơn so với mức đề nghị trong cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân... Theo tổng hợp từ địa phương từ năm 2018 – 2022 có hơn 23 nghìn vụ việc tham gia tố tụng thành công, hiệu quả. Riêng năm 2022 có gần 7,5 nghìn vụ việc tham gia tố tụng thành công, chiếm 37% tổng số vụ việc tham gia tố tụng kết thúc.
Với những kết quả thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý đạt được trong thời gian qua đã góp phần bảo vệ quyền con người, quyền công dân, quyền công bằng trong tiếp cận công lý và công bằng trong xét xử, tạo niềm tin của người dân nói chung và người được trợ giúp pháp lý nói riêng vào tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý cũng như đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý trên toàn quốc. Mặc dù đạt được những kết quả trên nhưng thực trạng tổ chức và hoạt động TGPL cũng còn một số hạn chế, tồn tại như sau: Một số đối tượng thực sự có nhu cầu TGPL, không có đủ điều kiện để sử dụng dịch vụ TGPL có thu phí nhưng chưa được quy định là người thuộc diện TGPL như hộ mới thoát nghèo, người cần được TGPL trong trường hợp lợi ích của công lý đòi hỏi (người khuyết tật bị buộc tội,…). Số lượng vụ việc TGPL, nhất là số lượng vụ việc TGPL tham gia tố tụng vẫn còn thấp so với số lượng người thuộc diện được TGPL và số lượng án xét xử trong toàn quốc[1]. Chất lượng, hiệu quả vụ việc TGPL còn chưa đồng đều. Số lượng vụ việc TGPL do cơ quan quản lý TGPL đánh giá chưa được nhiều, công tác quản lý chất lượng, kiểm tra, thẩm định, đánh giá chất lượng vụ việc TGPL, xác định hiệu quả vụ việc TGPL tham gia tố tụng thành công còn chưa được quan tâm đúng mức; một vài Trung tâm, Sở Tư pháp chưa thực hiện việc thẩm định, đánh giá chất lượng vụ việc, xác định vụ việc TGPL thành công đầy đủ theo đúng quy định… Nguồn lực thực hiện TGPL còn ít so với nhu cầu được TGPL của người dân, nhất là số lượng Trợ giúp viên pháp lý ở một số địa phương còn chưa được bảo đảm[2],...
2. Quan hệ phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trợ giúp pháp lý với các cơ quan, tổ chức có liên quan
Trong thời gian gần đây việc phối hợp trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng có nhiều chuyển biến tích cực, đột phá. Quan hệ phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng và Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước ngày càng được củng cố, giúp người thuộc diện trợ giúp pháp lý sớm tiếp cận với thông tin về quyền được trợ giúp pháp lý và thụ hưởng khi có nhu cầu. Đa số các cơ quan tiến hành tố tụng các cấp đã thực hiện đúng việc giải thích, thông tin, thông báo và tạo điều kiện thuận lợi cho người thực hiện trợ giúp pháp lý thực hiện vụ việc theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý và các văn bản pháp luật có liên quan.
Mới đây, ngày 19/5/2022, Bộ Tư pháp và Tòa án nhân dân tối cao đã ký ban hành Chương trình phối hợp người thực hiện trợ giúp pháp lý trực tại Tòa án (Chương trình phối hợp 1603/CTPH-BTP-TANDTC). Lần đầu tiên có cơ chế người thực hiện trợ giúp pháp lý trực tại Tòa án nhân dân trong phạm vi toàn quốc, qua đó sẽ giúp bảo đảm tiếp cận và thụ hưởng trợ giúp pháp lý kịp thời trong tố tụng cho người bị buộc tội, bị hại, đương sự thuộc diện được trợ giúp pháp lý, hạn chế việc người dân thuộc diện trợ giúp pháp lý bị bỏ lỡ cơ hội được nhận dịch vụ pháp lý miễn phí. Nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã ký kết Chương trình/Kế hoạch phối hợp giữa Sở Tư pháp với Tòa án nhân dân tỉnh và các địa phương đều đã triển khai thực hiện việc người thực hiện trợ giúp pháp lý trực tại trụ sở Tòa án hoặc Tòa án thông báo cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước các thông tin về người thuộc diện trợ giúp pháp lý cho người thực hiện trợ giúp pháp lý qua điện thoại. Cùng với đó, để triển khai nội dung điểm cầu thành phần trong phiên tòa trực tuyến theo Thông tư liên tịch số 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành tổ chức phiên tòa trực tuyến, trong năm 2022 một số địa phương đã lập dự toán kinh phí, bố trí cơ sở vật chất, trang thiết bị và tham gia vào phiên tòa trực tuyến.
Bên cạnh mối quan hệ phối hợp về trợ giúp pháp lý trong tố tụng, các Sở Tư pháp/Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước còn tích cực phối hợp với Đoàn luật sư ở địa phương trong việc huy động luật sư có kinh nghiệm, uy tín tham gia trợ giúp pháp lý và các cơ quan, tổ chức như Hội Nông dân, Hội Luật gia, Hội Phụ nữ, Mặt trận tổ quốc Việt nam... trong việc truyền thông về trợ giúp pháp lý và giới thiệu hội viên có nhu cầu trợ giúp pháp lý đến Trung tâm. Đặc biệt, trong năm 2022 để thực hiện quy định tại Thông tư số 03/2021/TT-BTP, nhiều địa phương (Sở Tư pháp/Trung tâm trợ giúp pháp lý) đã ban hành công văn, văn bản đến UBND cấp xã đề nghị phối hợp triển khai thực hiện trách nhiệm thông tin, giới thiệu về trợ giúp pháp lý. Một số địa phương đã triển khai có kết quả nội dung này (ví dụ như ở Tuyên Quang, Vũng Tàu...).
Mặt khác, vẫn còn một số nơi việc phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan chưa thực sự được quan tâm đúng mức nên hoạt động TGPL chưa phát huy được hiệu quả (trong phối hợp giới thiệu, giải thích quyền được TGPL, trong thực hiện hoạt động TGPL, trong huy động các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động TGPL, trong bố trí kinh phí và cơ sở vật chất cho hoạt động TGPL....). Một số nơi chưa triển khai hoặc triển khai chưa hiệu quả việc phối hợp người thực hiện TGPL trực tại Tòa; một số UBND cấp xã chưa triển khai hiệu quả việc giới thiệu người được TGPL có nhu cầu đến Trung tâm TGPL nhà nước; số lượng các cá nhân, tổ chức tham gia TGPL còn khiêm tốn.
3. Nguồn lực bảo đảm cho công tác trợ giúp pháp lý
- Về kinh phí: Nguồn kinh phí dành cho công tác trợ giúp pháp lý về cơ bản được bảo đảm để hoạt động trợ giúp pháp lý trên toàn quốc được thống nhất, đồng bộ mặc dù sự quan tâm còn khác nhau giữa các địa phương. Bên cạnh đó, kinh phí dành cho hoạt động nghiệp vụ của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước đã dần được quan tâm phân bổ, nhất là kinh phí thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý. Tuy nhiên, ở một số địa phương kinh phí dành cho công tác TGPL còn chưa được bảo đảm, nhất là kinh phí dành cho vụ việc TGPL còn thấp[3]; kinh phí triển khai hoạt động TGPL trong các chương trình mục tiêu quốc gia cấp cho các địa phương theo mỗi chương trình khác nhau và chưa được đồng đều nên việc triển khai còn chưa được đồng bộ, kịp thời…
- Về cơ sở vật chất, trang thiết bị, về cơ bản đáp ứng được yêu cầu cơ bản công việc (khoảng 25 Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có trụ sở riêng, còn lại là chung với các đơn vị khác trong Sở Tư pháp như: đấu giá, công chứng,…). Việc bảo đảm cơ sở trang thiết bị để tổ chức phiên tòa trực tuyến được Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố bước đầu quan tâm (khoảng hơn 20 địa phương đã được bố trí cơ sở vật chất, trang thiết bị để tham gia phiên tòa trực tuyến). Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động trợ giúp pháp lý được tăng cường ở cả Trung ương và địa phương thông qua việc đăng tải các thông tin, quy định về trợ giúp pháp lý, danh sách người thực hiện và tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp, Trang thông tin điện tử trợ giúp pháp lý Việt Nam và các trang thông tin điện tử địa phương; triển khai có hiệu quả việc sử dụng Hệ thống quản lý tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý. Hiện nay, ngoài Trang thông tin điện tử trợ giúp pháp lý ở Trung ương và địa phương, trên các trang thông tin điện tử của Tòa án nhân dân các cấp đều có chỉ dẫn trợ giúp pháp lý để người dân dễ dàng tiếp cận, sử dụng khi vào các trang thông tin điện tử này. Bên cạnh đó, từ năm 2019, Cục Trợ giúp pháp lý đã xây dựng Hệ thống quản lý tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý nhằm giúp các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, các tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý cập nhật, số hóa hồ sơ vụ việc cũng như thực hiện việc thống kê, báo cáo về trợ giúp pháp lý theo quy định. Đến nay, việc cập nhật về tổ chức, vụ việc trợ giúp pháp lý đã dần đi vào nề nếp. Tuy nhiên với yêu cầu trong tình hình mới có thể nói việc bố trí cơ sở vật chất ở một số Trung tâm TGPL nhà nước chưa được quan tâm đúng mức, nhất là cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động TGPL, tham gia phiên tòa trực tuyến...
- Về huy động các lực lượng xã hội tham gia trợ giúp pháp lý: Việc huy động các lực lượng xã hội tham gia trợ giúp pháp lý được đẩy mạnh nhằm đa dạng hóa các chủ thể tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý, đa dạng các kênh tiếp cận trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý. Các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý phải đáp ứng những tiêu chuẩn, điều kiện nhất định nhằm bảo đảm chất lượng cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý cho người dân. Đến hết năm 2022, trên cả nước mới chỉ có 27 tổ chức ký hợp đồng thực hiện TGPL và 169 tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý với Sở Tư pháp, có 607 luật sư và 38 cộng tác viên ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm TGPL nhà nước. Tuy nhiên những số liệu trên đây cũng cho thấy sự tham gia TGPL của các tổ chức xã hội nghề nghiệp, người hành nghề luật còn hạn chế.
II. Vị trí, vai trò của hoạt động trợ giúp pháp lý trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
-
Vị trí, vai trò của hoạt động trợ giúp pháp lý trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Có thể nói, trong quá trình hình thành và phát triển, được sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước hoạt động trợ giúp pháp lý đã thực sự đi vào đời sống pháp luật, mang lại hiệu quả thiết thực giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người nghèo và các đối tượng chính sách, đối tượng yếu thế trong xã hội, thực hiện tốt chính sách xã hội, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa của Đảng và Nhà nước, bảo đảm sự công bằng trong tiếp cận công lý, đóng góp vào cải cách tư pháp và xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Vị trí, vai trò của hoạt động trợ giúp pháp lý thể hiện như sau:
Một là, hoạt động trợ giúp pháp lý góp phần bảo đảm công bằng trong việc tiếp cận pháp luật, tiếp cận công lý đồng thời góp phần bảo đảm chính sách an sinh xã hội, phát triển kinh tế - xã hội tại Việt Nam. Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà nước chịu trách nhiệm trong việc bảo đảm cho người nghèo, những đối tượng chính sách, đối tượng yếu thế khác trong xã hội được thụ hưởng chính sách pháp luật công bằng, tạo điều kiện cho họ được hỗ trợ, giúp đỡ để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Do đó, trợ giúp pháp lý có vai trò giúp người nghèo, người thuộc nhóm yếu thế, dễ tổn thương trong bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, bảo đảm sự công bằng, bình đẳng với các nhóm người khác trong xã hội, qua đó góp phần bảo đảm an sinh xã hội, phát triển kinh tế - xã hội.
Hai là, hoạt động trợ giúp pháp lý góp vai trò quan trọng trong cải cách tư pháp. Công cuộc cải cách tư pháp được Đảng ta đặt ra với những định hướng cơ bản mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao để bảo vệ tốt nhất quyền con người trong lĩnh vực tư pháp. Đặc biệt là bảo đảm việc tranh tụng tại phiên tòa theo tinh thần Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2006 của Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước là đơn vị sự nghiệp đại diện của Ngành Tư pháp, của Nhà nước tham gia vào hoạt động xét xử. Người thực hiện trợ giúp pháp lý là một bên của quá trình tranh tụng, có quan hệ mật thiết và trực tiếp đến chất lượng xét xử của Tòa án. Qua hoạt động nghiệp vụ, hoạt động trợ giúp pháp lý cũng sẽ góp phần thực thi công lý, giúp Tòa án thực hiện đúng nguyên tắc tranh tụng trong xét xử, đưa ra các phán quyết đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, hạn chế lượng án oan sai trong các phiên tòa hình sự, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, phù hợp với mục tiêu cải cách tư pháp. Có thể nói, trợ giúp pháp lý là một trong những khâu góp phần làm hoàn chỉnh vai trò của Nhà nước từ việc xây dựng pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật để đưa pháp luật vào đời sống xã hội có hiệu quả.
Ba là, trợ giúp pháp lý là một trong những công cụ để Nhà nước thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người tại Việt Nam. Thông qua hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý của mình, trợ giúp pháp lý đã bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý, nhất là khi họ rơi vào tình trạng bị buộc tội, nguy cơ bị tước quyền tự do, chính là lúc Nhà nước cần có sự trợ giúp, hỗ trợ để họ được bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình...
2. Dự báo nhu cầu trợ giúp pháp lý trong giai đoạn mới
Trong thời gian qua, trợ giúp pháp lý đã trở thành một trong những chỗ dựa cho người nghèo, đối tượng chính sách và nhóm người yếu thế trong xã hội khi phải đối diện với các vướng mắc, tranh chấp pháp lý. Hơn nữa, trình độ dân trí nói chung và trình độ pháp lý nói riêng của người dân nước ta còn chưa cao và không đồng đều, nhu cầu trợ giúp pháp lý của các đối tượng thuộc diện trợ giúp pháp lý là rất lớn. Mặt khác, tính chất các quan hệ xã hội phát sinh ngày càng diễn biến phức tạp nên càng yêu cầu nâng cao chất lượng dịch vụ trợ giúp pháp lý để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng thụ hưởng chính sách này.
So với giai đoạn trước đây, vụ việc trợ giúp pháp lý đã đi vào thực chất, tuy nhiên so với số lượng người thuộc diện được trợ giúp pháp lý và nhu cầu trợ giúp pháp lý, số lượng vụ án được xét xử trên địa bàn, trên toàn quốc thì vẫn còn chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn, đặc biệt là số lượng vụ việc tham gia tố tụng. Từ khi triển khai Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017, với 14 diện người được quy định thì số lượng người thuộc diện được trợ giúp pháp lý tăng lên rất nhiều so với trước kia (khoảng 45% dân số).
Cùng với đó, khi triển khai đồng bộ các giải pháp về tăng cường, đổi mới hoạt động truyền thông qua nhiều kênh thông tin; sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, người tiến hành tố tụng trong triển khai cơ chế người thực hiện trợ giúp pháp lý trực tại tòa, tại cơ quan điều tra, trong giải thích, thông tin, thông báo về trợ giúp pháp lý; hoặc phối hợp với các cơ quan, tổ chức khác, nhất là ở cấp cơ sở như Ủy ban nhân dân cấp xã...; hiệu quả của việc ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin để chia sẻ, kết nối, tích hợp dữ liệu người thuộc diện được trợ giúp pháp lý với cơ sở dữ liệu quốc gia và các bộ, ngành có liên quan... thì dự báo trong thời gian tới nhiều người thuộc diện được trợ giúp pháp lý sẽ biết đến quyền được trợ giúp pháp lý và sẽ tiếp cận, sử dụng dịch vụ trợ giúp pháp lý để được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
III. Kiến nghị để triển khai hiệu quả nhiệm vụ, giải pháp trợ giúp pháp lý trong Nghị quyết số 27-NQ/TW
1. Đề nghị Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành có liên quan quan tâm và phối hợp chặt chẽ trong tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế về trợ giúp pháp lý (như sửa đổi Luật Trợ giúp pháp lý theo hướng nghiên cứu mở rộng đối tượng được trợ giúp pháp lý; nghiên cứu, xác định chức danh trợ giúp viên pháp lý là chức danh tư pháp hoặc chức danh tố tụng tư pháp; nghiên cứu nâng cao vị thế, vai trò của của Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng...) và tổ chức triển khai có hiệu quả quy định của pháp luật trợ giúp pháp lý, bảo đảm các điều kiện cần thiết để cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý chuyên nghiệp, chất lượng cao như yêu cầu nhiệm vụ tại Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã đề ra.
2. Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm, chỉ đạo Sở Tư pháp và các sở, ban, ngành có liên quan đến hoạt động trợ giúp pháp lý thực hiện các nội dung như sau:
- Về nâng cao vai trò, năng lực, tính chuyên nghiệp và chất lượng hệ thống trợ giúp pháp lý để người dân dễ tiếp cận pháp luật:
+ Củng cố, kiện toàn Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, trong đó chú trọng bảo đảm cơ cấu trợ giúp viên pháp lý, số lượng người làm việc tương xứng với vai trò là đơn vị sự nghiệp dịch vụ công thiết yếu theo Quyết định số 2069/QĐ-TTg ngày 08/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu thuộc ngành Tư pháp và Quyết định số 2070/QĐ-TTg ngày 08/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành Tư pháp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030…; thành lập, củng cố, kiện toàn, bảo đảm các điều kiện cơ sở vật chất cho các Chi nhánh của Trung tâm hoạt động có hiệu quả; tích cực tổ chức triển khai nội dung trợ giúp pháp lý trong 03 Chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, đề án về trợ giúp pháp lý hoặc có nội dung về trợ giúp pháp lý.
+ Quan tâm việc tuyển dụng, đào tạo nghề, bồi dưỡng đội ngũ chuyên viên để tạo nguồn bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức cho trợ giúp viên pháp lý theo quy định pháp luật, nhất là ở địa phương có địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, nơi có nhu cầu trợ giúp pháp lý cao. Trong quá trình rà soát, sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập, đề nghị ưu tiên bố trí, người làm việc cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước trên cơ sở cân đối số dôi dư từ các đơn vị sự nghiệp công lập chuyển sang tự chủ, sáp nhập, giải thể. Quan tâm tổ chức thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức cho trợ giúp viên pháp lý theo quy định pháp luật.
+ Tổ chức triển khai các giải pháp nâng cao tính chuyên nghiệp và chất lượng dịch vụ trợ giúp pháp lý phù hợp với điều kiện thực tiễn địa phương. Tiếp tục chỉ đạo Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước trực thuộc tập trung thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý, nhất là vụ việc tham gia tố tụng có chất lượng, tham gia thực hiện hiệu quả các phương thức tố tụng mới (phiên tòa trực tuyến); đề xuất các giải pháp bảo đảm hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý, tăng cường kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả vụ việc trợ giúp pháp lý, xác định vụ việc trợ giúp pháp lý tố tụng thành công; tăng cường tổ chức tập huấn, bồi dưỡng tăng cường năng lực cho đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp nhằm cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý tốt nhất cho các đối tượng được trợ giúp pháp lý…
+ Đổi mới và tăng cường tổ chức truyền thông về trợ giúp pháp lý bằng các hình thức đa dạng, phong phú bảo đảm hiệu quả, phù hợp với từng nhóm đối tượng, từng vùng miền để nhiều người dân biết về hoạt động trợ giúp pháp lý, kịp thời tiếp cận trợ giúp pháp lý khi có tranh chấp, vướng mắc pháp luật.
- Về tăng cường công tác phối hợp trong trợ giúp pháp lý:
+ Tăng cường sự phối hợp giữa Sở Tư pháp (Trung tâm TGPL) với các sở, ban, ngành tại địa phương trong việc phối hợp trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng, nâng cao vai trò của Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong tố tụng, trong việc giới thiệu, chuyển gửi vụ việc trợ giúp pháp lý, triển khai hiệu quả Chương trình người thực hiện trợ giúp pháp lý trực tại tòa, điểm cầu trong phiên tòa trực tuyến; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp vào hoạt động trợ giúp pháp lý.
+ Tăng cường sự phối hợp trợ giúp pháp lý với các cơ quan nhà nước tại địa phương nói chung, Phòng Tư pháp, Uỷ ban nhân dân cấp xã nói riêng trong quá trình xử lý, giải quyết vụ việc liên quan đến công dân, nếu công dân thuộc diện người được trợ giúp pháp lý thì có trách nhiệm giải thích quyền được trợ giúp pháp lý và giới thiệu người được trợ giúp pháp lý đến Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước theo quy định Điều 42 Luật Trợ giúp pháp lý, Khoản 12 Điều 2, Thông tư số 03/2021/TT-BTP ngày 25/5/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2017/TT-BTP ngày 15/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý và hướng dẫn giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý; Thông tư số 12/2018/TT-BTP ngày 28/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý và quản lý chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý...
+ Quan tâm bố trí kịp thời kinh phí, đầu tư cơ sở vật chất cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước để đáp ứng nhu cầu trợ giúp pháp lý trên địa bàn cũng như triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, đề án về trợ giúp pháp lý hoặc có nội dung về trợ giúp pháp lý.
- Về hiện đại hóa, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống trợ giúp pháp lý:
+ Kiện toàn đội ngũ nhân lực công nghệ thông tin, tăng về số lượng và nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trợ giúp pháp lý; cử người thực hiện trợ giúp pháp lý, chuyên viên pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tham gia các lớp tập huấn ứng dụng công nghệ thông tin, an toàn, an ninh thông tin do các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức.
+ Đầu tư, bổ sung, nâng cấp máy móc, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu về an toàn, an ninh thông tin và vận hành hiệu quả các phần mềm, hệ thống thông tin quản lý trợ giúp pháp lý cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thuộc Sở Tư pháp; triển khai thực hiện các ứng dụng, hệ thống thông tin quản lý phục vụ cho hoạt động trong các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý ở địa phương.
+ Tăng cường thực hiện dịch vụ công trực tuyến cho một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý đủ điều kiện ở mức độ 3, 4 nhằm giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, tạo thuận lợi cho người được trợ giúp pháp lý tiếp cận và sử dụng dịch vụ trợ giúp pháp lý; tích cực sử dụng các hệ thống thông tin quản lý, phần mềm chuyên ngành trong lĩnh trợ giúp pháp lý; khai thác hiệu quả Trang thông tin điện tử phục vụ cho công tác truyền thông trợ giúp pháp lý và nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động trợ giúp pháp lý, thường xuyên cập nhật, đăng tải các văn bản quy phạm pháp luật, cung cấp số điện thoại đường dây nóng, email tiếp nhận, giải đáp thắc mắc, kiến nghị của người dân liên quan đến hoạt động trợ giúp pháp lý..../.
Thanh Trịnh
Tài liệu tham khảo
1. Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về "Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới”.
2. Báo cáo số 654/BC-CTGPL ngày 16/12/2022 sơ kết 05 năm triển khai thực hiện Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017
3. Báo cáo kết quả công tác trợ giúp pháp lý năm 2022 và nhiệm vụ, giải pháp công tác năm 2023
4. “Trợ giúp pháp lý: 25 năm đồng hành cùng người nghèo và đối tượng chính sách”, Cù Thu Anh, Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp - Báo Pháp luật Việt Nam, số 249 (8.693), ngày 6/9/2022
5. “Công tác trợ giúp pháp lý: Lấy người dân làm trung tâm và cần được người dân tin tưởng”, Báo Chính phủ điện tử (https://baochinhphu.vn/cong-tac-tro-giup-phap-ly-lay-nguoi-dan-lam-trung-tam-va-can-duoc-nguoi-dan-tin-tuong-102220906132008088.htm)
6. “Phát huy vai trò của công tác trợ giúp pháp lý và sự vào cuộc của chính quyền, tư pháp địa phương”, tài liệu phục vụ Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2023.
[1] Tổng hợp số liệu theo yêu cầu trong Công văn số 166/CTGPL-CS&QLNV ngày 7/4/2022 của Cục Trợ giúp pháp lý về việc cung cấp số liệu người thuộc diện trợ giúp pháp lý của các Trung tâm TGPL nhà nước là 47.156.062 người. Năm 2022 các Tòa án đã thụ lý 567.521 vụ việc, đã giải quyết được 504.681 vụ việc, trong đó án hình sự đã thụ lý 93.452 vụ với 178.830 bị cáo; đã giải quyết, xét xử được 91.312 vụ với 171.924 bị cáo;
[2] Đà Nẵng, Kon Tum, Lai Châu,..
[3] Kon Tum, Ninh Bình, Hậu Giang, Hoà Bình....
[i] Mục 3 phần IV Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về "Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới”
[ii] Mục 7 phần IV Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về "Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới”
[iii] Theo báo cáo của Cục Trợ giúp pháp lý về tình hình chỉ tiêu tham gia tố tụng của Trợ giúp viên pháp lý năm 2022