05/01/2023
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
Nhìn lại một số vụ việc nổi bật được trợ giúp pháp lý vào cuộc kịp thời trong năm 2022Trong năm qua, Cục Trợ giúp pháp lý – Bộ Tư pháp đã nắm bắt được 191 vụ việc nổi cộm, được dư luận xã hội quan tâm có bị hại/bị buộc tội thuộc diện được trợ giúp pháp lý qua theo dõi thông tin báo chí ở một số báo điện tử như: “vietnamnet”, “dantri.com.vn”,"tuoitre.vn”,“cand.com.vn","laodong.vn", "giaoducthoidai.vn",... Trong đó có 04 vụ việc thuộc lĩnh vực dân sự, 187 vụ việc thuộc lĩnh vực hình sự, các vụ việc có đối tượng là trẻ em chiếm đến hơn 90% trong tổng số 191 vụ việc được báo chí đưa tin, hầu hết các vụ việc đều được các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cử Trợ giúp viên pháp lý bảo vệ cho bị hại, bào chữa cho bị cáo hoặc đều được các Trung tâm theo dõi để xác minh thêm thông tin.Một trong những vụ việc nổi cộm trong năm qua là vụ “Công an làm rõ nghi vấn bé gái 3 tuổi nghi bị bạo hành tại Thạch Thất”. Vụ việc đau lòng này đã làm bùng lên một làn sóng phẫn nộ mạnh mẽ trong dư luận. Được biết, bé Đ.N.A (3 tuổi) theo mẹ rời nhà do bố mẹ ly hôn và đến chung sống với Nguyễn Trung Huyên tại phòng trọ ở thôn Phú Đa 1, xã Cần Kiệm, Thạch Thất (Hà Nội). Chỉ trong vài tháng sống ở môi trường mới, bé N.A đã phải 4 lần nhập viện cấp cứu. Lần thứ nhất là uống thuốc sâu, lần thứ hai - nuốt dị vật, lần thứ ba - gãy tay và lần thứ tư là bị 9 chiếc đinh ghim vào đầu. Người gây ra tội ác tột cùng với bé N.A chính là người tình của mẹ bé. Ngay sau khi vụ án được các kênh báo chí đưa tin, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thành phố Hà Nội đã vào cuộc và cử Trợ giúp viên pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bé Đ.N.A.
Hay như vụ án xảy ra ở Tây Ninh: “Phó hiệu trưởng ở Tây Ninh bị tố sàm sỡ với học sinh tại phòng làm việc”, vụ việc đáng tiếc này xảy ra ngay trong môi trường học tập, nơi mà các em học sinh đều đang ở độ tuổi trong sáng, hồn nhiên, ngây thơ. Điều các em mong muốn là sự chỉ bảo nhẹ nhàng, ân cần của các thầy cô – người lái đò đưa các thế hệ học trò cập bến tương lai. Nhưng với em học sinh trong vụ việc này, đây là nỗi ám ảnh lớn nhất trong cuộc đời của em, nơi em được tự do học tập, vui chơi, sáng tạo lại là nơi mà em phải chịu tác động sâu sắc về mặt tâm lý, ảnh hưởng đến sự phát triển sau này. Vụ việc này cũng đã được Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Tây Ninh cử Trợ giúp viên pháp lý bảo vệ cho bị hại, kết quả kẻ “yêu râu xanh” đã bị lĩnh án tù giam thích đáng về hành vi của mình.
“Bắc Kạn: Nữ sinh mồ côi cả cha lẫn mẹ bị đánh hội đồng đến chấn thương
sọ não” cũng là một vụ việc có đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý là trẻ em. Cụ thể, trong đoạn video dài 1 phút 05 giây, nhóm nữ sinh của Trường THCS thị trấn Bằng Lũng (tỉnh Bắc Kạn) liên tục chửi bới văng những lời tục tĩu, liên tiếp tát vào mặt em H., thậm chí dùng cả mũ bảo hiểm để đánh vào đầu khiến em H. bị chấn thương sọ não, tổn thương về sức khỏe, tâm lý. Hành vi bạo lực học đường, hành động dã man này, gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của em H. Điều đáng nói tiếp ở đây là mặc dù, em H., van xin nhưng nhóm này không dừng lại mà còn manh động hơn. Đáng chú ý trong video quay lại, thời điểm xảy ra sự việc có nhiều người đi đường qua lại, dừng lại xem nhưng không can ngăn. Một sự vô cảm, thờ ơ của người đi đường và những người lớn tuổi, hành vi này đáng lên án.
Hiện tại, vụ việc đã được xử lý nghiêm để răn đe, đồng thời Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Bắc Kạn cũng đã kịp thời cử Trợ giúp viên pháp lý đến nhà thăm hỏi sức khỏe của em H., động viên về mặt tinh thần và tư vấn pháp luật miễn phí cho em H. để em có thể tự tin, an tâm tiếp tục đến trường.
Vụ việc đáng tiếc xảy ra ở Hải Dương cũng gây chấn động dư luận trong năm vừa qua: “Tạm giữ khẩn cấp 3 đối tượng vụ nam sinh lớp 10 bị đánh tử vong ở Hải Dương”. Theo kết quả điều tra ban đầu, nguyên nhân xảy ra vụ việc được xác định là Phạm Quốc C. có quan hệ tình cảm yêu đương với P.T.Q.T (sinh năm 2006, trú tại xã Ninh Hải, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương). Tuy nhiên, Đ.V.H lại thường xuyên bày tỏ tình cảm với P.T.Q.T, dẫn đến giữa C. và H. nảy sinh mâu thuẫn. Một số lần Nguyễn Quốc C. đã rủ các bạn là Nguyễn Thành L, Vũ Văn Đ và Phạm Văn T đi tìm H. đánh dằn mặt để H. từ bỏ ý định tán tỉnh P.T.Q.T nhưng chưa gặp được H. Ngày 11/07/2022, phát hiện Đặng Văn H đang hướng dẫn cho thiếu niên sinh hoạt hè ở sân nhà văn hóa thôn Đồng Hội. Nguyễn Thành L. và Phạm Văn T. đã gọi H. ra ngoài rồi dùng chân, tay đánh, đấm, đá liên tiếp vào người H.. Mặc dù H. đã bỏ chạy nhưng Nguyễn Thành L. và Phạm Văn T. vẫn đuổi theo đấm đá, làm H. gục ngã, bất tỉnh và tử vong tại hiện trường. Khám nghiệm tử thi sơ bộ xác định nguyên nhân chết của Đ.V.H là do đa chấn thương. Được biết các đối tượng trong vụ việc này đều là đối tượng vị thành niên, nhận thức của các em về cuộc sống, pháp luật còn chưa được sâu sắc, chính vì vậy cần sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục, định hướng cho các em lý tưởng sống tốt đẹp, cung cấp những kỹ năng sống cần thiết để các em tự bảo vệ bản thân, nhận biết và tránh xa môi trường dễ phát sinh tệ nạn xã hội, tiêu cực, không thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Trong vụ việc này, bị can đều là đối tượng được trợ giúp pháp luật, vì vậy, Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Hải Dương đã cử Trợ giúp viên pháp lý để bào chữa cho bị can.
Thêm một vụ án đặc biệt nghiêm trọng gây đau lòng trong năm qua “Ba nam sinh lớp 8 nghi xâm hại một nữ sinh lớp 6 ngay trong trường học”. Theo thông tin ban đầu thì vụ việc xảy ra từ giữa tháng 11, ba nam sinh lớp 8 nghi đã thay nhau xâm hại tình dục nữ sinh lớp 6 ngay tại khu vực vệ sinh trong Trường THCS Nghĩa Thắng (tỉnh Quảng Ngãi). Mãi đến hơn 20 ngày sau khi vụ việc xảy ra, mẹ của nữ sinh trò chuyện cùng con và cháu bé đã nói với mẹ, mẹ của cháu bé lập tức đến trường báo ban giám hiệu nhà trường. Vụ việc này làm cảnh tỉnh các bậc cha mẹ có con đang trong độ tuổi mới lớn, cần phải có sự thường xuyên phối hợp với nhà trường để quản lý thời gian học hành, sinh hoạt của các con, dành thời gian quan tâm, nắm bắt tâm tư, tình cảm, chia sẻ với con bởi đây là giai đoạn trẻ dễ mắc những sai lầm không đáng có. Hiện vụ việc đã được Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Quảng Ngãi cử Trợ giúp viên pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích cho bị hại và bào chữa cho bị cáo.
Trên đây là một số vụ việc TGPL trong hàng trăm vụ việc nổi cộm, được báo chí phản ánh trong năm vừa qua. Các vụ việc được dư luận xã hội quan tâm mà nạn nhân là các đối tượng được trợ giúp pháp lý đã được các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước chủ động, kịp thời tiếp cận, xác minh để cử người thực hiện trợ giúp pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp kịp thời. Các vụ việc này đều được Cục Trợ giúp pháp lý theo dõi, chỉ đạo và kịp thời trao đổi với các Trung tâm để có thể nắm bắt được thông tin nhanh nhất. Với phương châm nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả, có thể khẳng định rằng công tác trợ giúp pháp lý đã góp phần không nhỏ trong việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội của Nhà nước đối với các đối tượng yếu thế trong xã hội. Đặc biệt, hoạt động trợ giúp pháp lý đã kịp thời bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người nghèo, đối tượng chính sách và các đối tượng yếu thế khác khi họ có vướng mắc về pháp luật, tạo niềm tin vào công lý của người dân với Đảng và Nhà nước.
Trong năm qua, Cục Trợ giúp pháp lý – Bộ Tư pháp đã nắm bắt được 191 vụ việc nổi cộm, được dư luận xã hội quan tâm có bị hại/bị buộc tội thuộc diện được trợ giúp pháp lý qua theo dõi thông tin báo chí ở một số báo điện tử như: “vietnamnet”, “dantri.com.vn”,"tuoitre.vn”,“cand.com.vn","laodong.vn", "giaoducthoidai.vn",... Trong đó có 04 vụ việc thuộc lĩnh vực dân sự, 187 vụ việc thuộc lĩnh vực hình sự, các vụ việc có đối tượng là trẻ em chiếm đến hơn 90% trong tổng số 191 vụ việc được báo chí đưa tin, hầu hết các vụ việc đều được các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cử Trợ giúp viên pháp lý bảo vệ cho bị hại, bào chữa cho bị cáo hoặc đều được các Trung tâm theo dõi để xác minh thêm thông tin.
Một trong những vụ việc nổi cộm trong năm qua là vụ “Công an làm rõ nghi vấn bé gái 3 tuổi nghi bị bạo hành tại Thạch Thất”. Vụ việc đau lòng này đã làm bùng lên một làn sóng phẫn nộ mạnh mẽ trong dư luận. Được biết, bé Đ.N.A (3 tuổi) theo mẹ rời nhà do bố mẹ ly hôn và đến chung sống với Nguyễn Trung Huyên tại phòng trọ ở thôn Phú Đa 1, xã Cần Kiệm, Thạch Thất (Hà Nội). Chỉ trong vài tháng sống ở môi trường mới, bé N.A đã phải 4 lần nhập viện cấp cứu. Lần thứ nhất là uống thuốc sâu, lần thứ hai - nuốt dị vật, lần thứ ba - gãy tay và lần thứ tư là bị 9 chiếc đinh ghim vào đầu. Người gây ra tội ác tột cùng với bé N.A chính là người tình của mẹ bé. Ngay sau khi vụ án được các kênh báo chí đưa tin, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thành phố Hà Nội đã vào cuộc và cử Trợ giúp viên pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bé Đ.N.A.
Hay như vụ án xảy ra ở Tây Ninh: “Phó hiệu trưởng ở Tây Ninh bị tố sàm sỡ với học sinh tại phòng làm việc”, vụ việc đáng tiếc này xảy ra ngay trong môi trường học tập, nơi mà các em học sinh đều đang ở độ tuổi trong sáng, hồn nhiên, ngây thơ. Điều các em mong muốn là sự chỉ bảo nhẹ nhàng, ân cần của các thầy cô – người lái đò đưa các thế hệ học trò cập bến tương lai. Nhưng với em học sinh trong vụ việc này, đây là nỗi ám ảnh lớn nhất trong cuộc đời của em, nơi em được tự do học tập, vui chơi, sáng tạo lại là nơi mà em phải chịu tác động sâu sắc về mặt tâm lý, ảnh hưởng đến sự phát triển sau này. Vụ việc này cũng đã được Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Tây Ninh cử Trợ giúp viên pháp lý bảo vệ cho bị hại, kết quả kẻ “yêu râu xanh” đã bị lĩnh án tù giam thích đáng về hành vi của mình.
“Bắc Kạn: Nữ sinh mồ côi cả cha lẫn mẹ bị đánh hội đồng đến chấn thương
sọ não” cũng là một vụ việc có đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý là trẻ em. Cụ thể, trong đoạn video dài 1 phút 05 giây, nhóm nữ sinh của Trường THCS thị trấn Bằng Lũng (tỉnh Bắc Kạn) liên tục chửi bới văng những lời tục tĩu, liên tiếp tát vào mặt em H., thậm chí dùng cả mũ bảo hiểm để đánh vào đầu khiến em H. bị chấn thương sọ não, tổn thương về sức khỏe, tâm lý. Hành vi bạo lực học đường, hành động dã man này, gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của em H. Điều đáng nói tiếp ở đây là mặc dù, em H., van xin nhưng nhóm này không dừng lại mà còn manh động hơn. Đáng chú ý trong video quay lại, thời điểm xảy ra sự việc có nhiều người đi đường qua lại, dừng lại xem nhưng không can ngăn. Một sự vô cảm, thờ ơ của người đi đường và những người lớn tuổi, hành vi này đáng lên án.
Hiện tại, vụ việc đã được xử lý nghiêm để răn đe, đồng thời Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Bắc Kạn cũng đã kịp thời cử Trợ giúp viên pháp lý đến nhà thăm hỏi sức khỏe của em H., động viên về mặt tinh thần và tư vấn pháp luật miễn phí cho em H. để em có thể tự tin, an tâm tiếp tục đến trường.
Vụ việc đáng tiếc xảy ra ở Hải Dương cũng gây chấn động dư luận trong năm vừa qua: “Tạm giữ khẩn cấp 3 đối tượng vụ nam sinh lớp 10 bị đánh tử vong ở Hải Dương”. Theo kết quả điều tra ban đầu, nguyên nhân xảy ra vụ việc được xác định là Phạm Quốc C. có quan hệ tình cảm yêu đương với P.T.Q.T (sinh năm 2006, trú tại xã Ninh Hải, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương). Tuy nhiên, Đ.V.H lại thường xuyên bày tỏ tình cảm với P.T.Q.T, dẫn đến giữa C. và H. nảy sinh mâu thuẫn. Một số lần Nguyễn Quốc C. đã rủ các bạn là Nguyễn Thành L, Vũ Văn Đ và Phạm Văn T đi tìm H. đánh dằn mặt để H. từ bỏ ý định tán tỉnh P.T.Q.T nhưng chưa gặp được H. Ngày 11/07/2022, phát hiện Đặng Văn H đang hướng dẫn cho thiếu niên sinh hoạt hè ở sân nhà văn hóa thôn Đồng Hội. Nguyễn Thành L. và Phạm Văn T. đã gọi H. ra ngoài rồi dùng chân, tay đánh, đấm, đá liên tiếp vào người H.. Mặc dù H. đã bỏ chạy nhưng Nguyễn Thành L. và Phạm Văn T. vẫn đuổi theo đấm đá, làm H. gục ngã, bất tỉnh và tử vong tại hiện trường. Khám nghiệm tử thi sơ bộ xác định nguyên nhân chết của Đ.V.H là do đa chấn thương. Được biết các đối tượng trong vụ việc này đều là đối tượng vị thành niên, nhận thức của các em về cuộc sống, pháp luật còn chưa được sâu sắc, chính vì vậy cần sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục, định hướng cho các em lý tưởng sống tốt đẹp, cung cấp những kỹ năng sống cần thiết để các em tự bảo vệ bản thân, nhận biết và tránh xa môi trường dễ phát sinh tệ nạn xã hội, tiêu cực, không thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Trong vụ việc này, bị can đều là đối tượng được trợ giúp pháp luật, vì vậy, Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Hải Dương đã cử Trợ giúp viên pháp lý để bào chữa cho bị can.
Thêm một vụ án đặc biệt nghiêm trọng gây đau lòng trong năm qua “Ba nam sinh lớp 8 nghi xâm hại một nữ sinh lớp 6 ngay trong trường học”. Theo thông tin ban đầu thì vụ việc xảy ra từ giữa tháng 11, ba nam sinh lớp 8 nghi đã thay nhau xâm hại tình dục nữ sinh lớp 6 ngay tại khu vực vệ sinh trong Trường THCS Nghĩa Thắng (tỉnh Quảng Ngãi). Mãi đến hơn 20 ngày sau khi vụ việc xảy ra, mẹ của nữ sinh trò chuyện cùng con và cháu bé đã nói với mẹ, mẹ của cháu bé lập tức đến trường báo ban giám hiệu nhà trường. Vụ việc này làm cảnh tỉnh các bậc cha mẹ có con đang trong độ tuổi mới lớn, cần phải có sự thường xuyên phối hợp với nhà trường để quản lý thời gian học hành, sinh hoạt của các con, dành thời gian quan tâm, nắm bắt tâm tư, tình cảm, chia sẻ với con bởi đây là giai đoạn trẻ dễ mắc những sai lầm không đáng có. Hiện vụ việc đã được Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Quảng Ngãi cử Trợ giúp viên pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích cho bị hại và bào chữa cho bị cáo.
Trên đây là một số vụ việc TGPL trong hàng trăm vụ việc nổi cộm, được báo chí phản ánh trong năm vừa qua. Các vụ việc được dư luận xã hội quan tâm mà nạn nhân là các đối tượng được trợ giúp pháp lý đã được các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước chủ động, kịp thời tiếp cận, xác minh để cử người thực hiện trợ giúp pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp kịp thời. Các vụ việc này đều được Cục Trợ giúp pháp lý theo dõi, chỉ đạo và kịp thời trao đổi với các Trung tâm để có thể nắm bắt được thông tin nhanh nhất. Với phương châm nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả, có thể khẳng định rằng công tác trợ giúp pháp lý đã góp phần không nhỏ trong việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội của Nhà nước đối với các đối tượng yếu thế trong xã hội. Đặc biệt, hoạt động trợ giúp pháp lý đã kịp thời bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người nghèo, đối tượng chính sách và các đối tượng yếu thế khác khi họ có vướng mắc về pháp luật, tạo niềm tin vào công lý của người dân với Đảng và Nhà nước.