Trà Vinh: Kết quả triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 11/2013/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 04/7/2013 hướng dẫn thực hiện một số quy định về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng.

30/10/2014
Xem cỡ chữ Đọc bài viết In trang Google

Thực hiện quy định về trách nhiệm của Trung tâm và Chi nhánh tại Thông tư liên tịch số 11/2013/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 04/7/2013 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện một số quy định về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng (Thông tư liên tịch số 11) và tại Quy chế hoạt động của Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng tỉnh Trà Vinh ban hành kèm theo Quyết định số 55/QĐ-HĐPHLN ngày 14/5/2014 của Chủ tịch Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng tỉnh Trà Vinh. Trong năm 2014, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh TràVinh đã đạt được những kết quả như:

- Về công tác truyền thông về trợ giúp pháp lý: Trung tâm đã thực hiện lắp đặt được 28 bảng Thông tin những vấn đề cần biết về trợ giúp pháp lý miễn phí, 28 Hộp tin trợ giúp pháp lý tại nơi tiếp dân của các cơ quan tiến hành tốn tụng, Trại tạm giam trên địa bàn tỉnh; Niêm yết 178 Tờ Thông tin về trợ giúp pháp lý miễn phí trong buồng giam của Trại tạm giam, Nhà tạm giữ; Cung cấp mẫu đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý, danh sách Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư cộng tác viên trợ giúp pháp lý cho các cơ quan tiến hành tố tụng, Trại tạm giam, Nhà tạm giữ. Ngoài ra, Trung tâm trợ giúp pháp lý đã cung cấp các văn bản pháp luật về trợ giúp pháp lý khi có sửa đổi bổ sung, thay thế cho các thành viên của Hội đồng phối hợp liên ngành, thành viên Tổ giúp việc của Hội đồng phối hợp liên ngành, các cơ quan tiến hành tố tụng, Trại tạm giam, Nhà tạm giữ.- Về công tác tập huấn: Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Trà Vinh đã tham mưu cho Sở Tư pháp tổ chức 01 Hội nghị triển khai Thông tư liên tịch số 11 cho đối tượng là thành viên của Hội đồng phối hợp liên ngành, thành viên Tổ giúp việc của Hội đồng phối hợp liên ngành, đại diện lãnh đạo Trại tạm giam tỉnh, đại diện lãnh đạo Công an, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh với nội dung tập huấn bao gồm: Triển khai Thông tư liên tịch số 11, Luật Trợ giúp pháp lý và các văn bản pháp luật về trợ giúp pháp lý có liên quan đến công tác phối hợp trong hoạt động tố tụng; Chuyên đề những vấn đề cần lưu ý khi phối hợp trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng; Lấy ý kiến đóng góp của Thành viên Hội đồng phối hợp liên ngành về dự thảo các văn bản: Quy chế hoạt động của Hội đồng phối hợp liên ngành; Kế hoạch triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 11; Kế hoạch kiểm tra công tác phối hợp trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh năm 2014; Trao đổi những khó khăn, vướng mắc về công tác phối hợp trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua.- Về công tác tham gia tố tụng: Từ đầu năm 2014 đến nay, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Trà Vinh và các Chi nhánh thuộc Trung tâm đã tiếp nhận được 71 vụ việc cử Trợ giúp viên pháp lý và cộng tác viên trợ giúp pháp lý là luật sư tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý do cơ quan điều tra gửi đến và do người được trợ giúp pháp lý hoặc người thân của họ đến yêu cầu (Trong đó: Trợ giúp viên pháp lý: 29 vụ; Cộng tác viên trợ giúp pháp lý là luật sư: 42 vụ và ở các lĩnh vực pháp luật như: Hình sự: 39 vụ; Dân sự: 09 vụ; Đất đai: 17 vụ; Hôn nhân và gia đình: 06 vụ). Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, trong quá trình triển khai thực hiện công tác trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh còn một số khó khăn như: Các cơ quan tiến hành tố tụng chưa thật sự chủ động phối hợp với Trung tâm trợ giúp pháp lý để thực hiện các hoạt động truyền thông và hướng dẫn về trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý; Các cơ quan tiến hành tố tụng chưa chủ động cấp các quyết định tố tụng như: quyết định khởi tố vụ án, quyết định khởi tố bị can, kết luận điều tra, cáo trạng, quyết định đưa vụ án ra xét xử, lịch xét xử,…cho người thực hiện trợ giúp pháp lý, mà chỉ khi được yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng mới cấp, từ đó làm ảnh hưởng đến quyền lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý và thời gian thanh quyết toán các chế độ chính sách đối với người thực hiện trợ giúp pháp lý; Sự phối hợp giữa các cơ quan là thành viên của Hội đồng phối hợp liên ngành còn thiếu chặt chẽ, chưa thống nhất trong việc phối hợp trao đổi thông tin theo dõi, giám sát, đánh giá chất lượng vụ việc tham gia tố tụng của người thực hiện trợ giúp pháp lý và đặc biệt là chế độ thống kê báo cáo các vụ việc trợ giúp pháp lý làm hạn chế phần nào hiệu quả công tác phối hợp về trợ giúp pháp lý; Các cơ quan tiến hành tố tụng chưa thống nhất trong việc cấp giấy chứng nhận tham gia tố tụng:  Trong vụ án hình sự ở giai đoạn điều tra Cơ quan Cảnh sát điều tra đã cấp giấy chứng nhận tham gia tố tụng cho người thực hiện trợ giúp pháp lý, nhưng khi đến các giai đoạn tố tụng khác lại tiếp tục cấp cấp giấy chứng nhận tham gia tố tụng cho người thực hiện trợ giúp pháp lý; Trong vụ án dân sự thì Tòa án cấp sơ thẩm đã cấp giấy chứng nhận tham gia tố tụng rồi khi đến giai đoạn phúc thẩm Tòa án cấp phúc thẩm tiếp tục yêu cầu Trung tâm trợ giúp pháp lý ban hành Quyết định cử người thực hiện trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng ở cấp phúc thẩm để Tòa án cấp giấy chứng nhận tham gia tố tụng ở cấp phúc thẩm; Số lượng Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên trợ giúp pháp lý là luật sư tham gia tố tụng còn rất ít (07 Trợ giúp viên pháp lý, 04 cộng tác viên trợ giúp pháp lý là luật sư) trong khi đó số lượng vụ việc rất nhiều, nên việc tham gia tố tụng chưa kịp thời, có vụ việc phải hoãn phiên Tòa vì trùng với lịch công tác hoặc lịch xét xử của Tòa án khác, đã làm ảnh hưởng đến lịch xét xử của Tòa án./.

                                                           Phạm Thị Thiên Phương                                                           Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh Trà Vinh

Xem thêm »