Nghiệp vụ đánh giá chất lượng vụ việc TGPL

10/12/2019
Xem cỡ chữ Đọc bài viết In trang Google

Cụ thể:

I. CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG VỤ VIỆC TGPL

* Đánh giá chất lượng vụ việc đã hoàn thành của các tổ chức, người thực hiện TGPL:

Các tổ chức thực hiện TGPL

Trung tâm TGPL nhà nước, Chi nhánh của Trung tâm;

Văn phòng luật sư; Công ty luật;

Trung tâm tư vấn pháp luật thuộc tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị, xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

Người thực hiện TGPL 

- Trợ giúp viên pháp lý; 

- Cộng tác viên TGPL; 

- Luật sư, Tư vấn viên pháp luật khi tham gia TGPL.

* Vụ việc TGPL có chất lượng khi:

- Đáp ứng các tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn về hình thức TGPL; 

- Nội dung tư vấn, quan điểm bào chữa, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, nội dung hòa giải đúng pháp luật, được thể hiện trong hồ sơ vụ việc;

- Nội dung TGPL là căn cứ để kiến nghị sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện pháp luật hoặc xem xét, giải quyết về việc thi hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý. 

* Hình thức đánh giá chất lượng vụ việc TGPL:

Được thực hiện thường xuyên do:

- Đánh giá của tổ chức thực hiện TGPL;

- Đánh giá của cơ quan quản lý nhà nước về TGPL (Sở Tư pháp, Cục TGPL);

- Đánh giá của các cơ quan giám sát, của xã hội và các cá nhân người được TGPL.

II. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG VỤ VIỆC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Để đánh giá chất lượng vụ việc TGPL, bạn cần nắm vững về nội dung các tiêu chuẩn của vụ việc như sau:

2.1 Các tiêu chuẩn chung:

* Tiêu chuẩn 1: Tiêu chuẩn tạo điều kiện thuận lợi cho người được TGPL tiếp cận, trình bày và cung cấp thông tin về vụ việc TGPL

Để đáp ứng tiêu chuẩn này, trong quá trình thực hiện, người thực hiện, tổ chức thực hiện TGPL bảo đảm các tiêu chí sau:

- Lựa chọn phân công người thực hiện TGPL phù hợp với yêu cầu TGPL, có đủ năng lực và trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp.

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người có yêu cầu TGPL hoặc người thân thích họ tiếp cận, trình bày, cung cấp thông tin về vụ việc như: phòng tiếp, chỗ ngồi, kỹ năng lắng nghe, đặt câu hỏi,…;

- Người thực hiện TGPL chủ động gặp gỡ, làm việc với người được TGPL hoặc người thân thích; những người có quyền và lợi ích liên quan; các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan để họ có điều kiện thuận lợi trong việc cung cấp thông tin, theo dõi, giám sát quá trình thực hiện TGPL.

* Tiêu chuẩn 2: Tiêu chuẩn về toàn diện và kịp thời

Tiêu chuẩn này được bảo đảm dựa trên các tiêu chí:

Người thực hiện TGPL đã:

- Thu thập, phân tích và đánh giá đầy đủ, toàn diện, chính xác, khách quan các thông tin, tài liệu, các chứng cứ pháp lý có liên quan đến vụ việc TGPL;

- Hiểu rõ về bản chất, nội dung yêu cầu TGPL;

- Tiến hành xác minh, làm rõ các thông tin, tài liệu có liên quan đến vụ việc TGPL nếu có nghi ngờ về tính chính xác, khách quan;

- Nghiên cứu đầy đủ, toàn diện các quy phạm pháp luật liên quan đến vụ việc và lựa chọn phương án thực hiện TGPL phù hợp;

- Vận dụng chính xác các quy phạm pháp luật liên quan.

- Vụ việc TGPL được thực hiện kịp thời, bảo đảm về thời hạn và thời hiệu theo quy định. 

*Tiêu chuấn 3: Tiêu chuẩn về phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội 

- Vụ việc TGPL được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, không trái quy tắc nghề nghiệp TGPL hoặc xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của nhà nước và của các chủ thể khác;

- Các nhận định, đánh giá, giải pháp và phương án được đưa ra bảo đảm tính chính xác, khách quan, toàn diện, có căn cứ pháp luật;

- Nội dung TGPL cụ thể, dễ hiểu, dễ vận dụng, có tính khả thi, phù hợp với điều kiện, trình độ nhận thức của người được TGPL, thuần phong, mỹ tục của dân tộc và đạo đức xã hội.

* Tiêu chuẩn 4: Tiêu chuẩn đáp ứng trình tự, thủ tục thực hiện TGPL

- Bảo đảm tuân thủ các yêu cầu về trình tự, thủ tục thực hiện vụ việc theo đúng quy định pháp luật. 

- Trình tự, thủ tục thực hiện TGPL được thể hiện đầy đủ trong hồ sơ vụ việc TGPL.

* Tiêu chuẩn 5: Tiêu chuẩn về sự hài lòng của người được TGPL

- Người được TGPL hài lòng về tinh thần, thái độ phục vụ, cách thức thực hiện, nội dung TGPL;

- Vướng mắc về pháp luật của người được TGPL được tháo gỡ và nhận thức pháp luật của họ được nâng lên;

Những trường hợp tuy người được TGPL không hài lòng với nội dung và kết quả TGPL nhưng vụ việc vẫn được coi là đáp ứng được tiêu chuẩn này:

- Yêu cầu TGPL không phù hợp với quy định của pháp luật, đạo đức xã hội hoặc vượt quá phạm vi, khả năng giúp đỡ của tổ chức thực hiện TGPL, người thực hiện TGPL;

- Người được TGPL hoặc người đại diện hợp pháp của họ cung cấp không đầy đủ hoặc không trung thực về các thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc.

Tiêu chuẩn 6:  Tiêu chuẩn về việc lập hồ sơ vụ việc TGPL

Hồ sơ có đầy đủ giấy tờ, tài liệu liên quan đến vụ việc; các giấy tờ, tài liệu được sắp xếp theo thứ tự thời gian, dễ tra cứu, khai thác và sử dụng;

Hồ sơ được lập, quản lý theo đúng quy định; phản ánh chính xác, khách quan, trung thực quá trình thực hiện TGPL.

2.2 Các tiêu chuẩn theo hình thức TGPL:

Tiêu chuẩn vụ việc tư vấn

Vụ việc tư vấn có chất lượng bên cạnh việc đáp ứng các tiêu chuẩn chung đã nói ở trên thì Phiếu thực hiện TGPL hoặc văn bản tư vấn pháp luật còn phải thể hiện được những nội dung sau:

- Xác định đúng nội dung, bản chất vụ việc, yêu cầu TGPL;

- Viện dẫn và giải thích đầy đủ nội dung các điều, khoản của văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với vụ việc;

- Hướng dẫn, giải đáp, đưa ra ý kiến, cung cấp thông tin pháp luật và các giải pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp để người được TGPL lựa chọn cách ứng xử phù hợp với quy định của pháp luật.

Tiêu chuẩn chất lượng vụ việc tham gia tố tụng hình sự

Vụ việc tham gia tố tụng hình sự có chất lượng khi đáp ứng các tiêu chuẩn chung và đáp ứng được các tiêu chí đặc thù sau:

Người thực hiện TGPL: 

+ Đã thực hiện tư vấn cho người được TGPL về các quy định của pháp luật có liên quan đến vụ việc TGPL; 

+ Đưa ra các giải pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp để người được TGPL lựa chọn. 

+ Đã tham gia đầy đủ các hoạt động tố tụng theo quy định của pháp luật tố tụng từ thời điểm người được TGPL có yêu cầu;

+ Tiếp xúc với người có yêu cầu, với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để thu thập thông tin, tài liệu và thực hiện các hoạt động nghiệp vụ khác;

+ Nghiên cứu, đánh giá toàn diện và khách quan các chứng cứ; 

+ Phát hiện chính xác, kịp thời và có văn bản kiến nghị cho cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với các tình tiết bất lợi cho người được TGPL và những sai phạm (nếu có) của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng.

+ Khi tham gia tố tụng hình sự để bào chữa cho người được TGPL là người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đã làm rõ được các vấn đề:

+ Đề nghị áp dụng hoặc hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn, các biện pháp tha, miễn trách nhiệm hình sự, miễn giảm án phí, lệ phí Tòa án, tạm hoãn hoặc hoãn thi hành án (khi có đủ căn cứ);

+ Nhân thân người phạm tội, 

+ Tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi; 

+ Nguyên nhân, điều kiện, động cơ, mục đích phạm tội, 

+ Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, các tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, thiệt hại thực tế nảy sinh từ hành vi phạm tội (nếu có).

Khi bảo về quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền và nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự đã làm rõ được:

+ Mức độ thiệt hại, các quyền, nghĩa vụ về tài sản;

+ Thống nhất với người có yêu cầu về mức độ thiệt hại; mức bồi thường hoặc việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ tài sản;

+ Hướng dẫn, giúp đỡ người được TGPL thu thập chứng cứ hoặc yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ liên quan đến yêu cầu hợp pháp để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người được TGPL;

+ Đề xuất Tòa án xem xét việc miễn nộp toàn bộ hoặc một phần tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí; án phí, lệ phí Tòa án (khi có đủ căn cứ).

+ Đã trực tiếp tham gia phiên tòa khi vụ án được đưa ra xét xử, trừ trường hợp bất khả kháng; 

Bản bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đã phản ánh: 

+ Sự thật khách quan của vụ việc;

Quan điểm, luận cứ xác đáng và cơ sở pháp lý cần áp dụng để giải quyết vụ án + được chính xác, khách quan và đúng pháp luật, bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người được TGPL.

Tiêu chuẩn chất lượng vụ việc tham gia tố tụng dân sự

Vụ việc tham gia tố tụng dân sự có chất lượng ngoài việc đáp ứng các tiêu chuẩn chung còn phải đáp ứng được các tiêu chí đặc thù sau:

Người thực hiện TGPL: 

+ Hướng dẫn, giải thích các quy định về điều kiện, căn cứ khởi kiện vụ án dân sự;

+ Hướng dẫn, giúp đỡ người được TGPL lập hồ sơ khởi kiện hoặc phản tố và cung cấp các thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ việc;

+ Hướng dẫn người được TGPL thu thập chứng cứ nộp cho Tòa án hoặc yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ, áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời, định giá tài sản hoặc trưng cầu giám định; 

+ Đề nghị Tòa án xem xét việc miễn nộp toàn bộ hoặc một phần tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí; án phí, lệ phí Tòa án (khi có đủ căn cứ);

+ Hướng dẫn, giúp đỡ hòa giải, đề xuất phương án hòa giải và tham gia cùng với người được TGPL trong quá trình hòa giải;

+ Trực tiếp tham gia phiên tòa khi vụ án được đưa ra xét xử, trừ trường hợp bất khả kháng.

Bản bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đã phản ánh: 

+ Sự thật khách quan của vụ việc;

+ Quan điểm, luận cứ xác đáng và cơ sở pháp lý cần áp dụng để giải quyết vụ án được chính xác, khách quan và đúng pháp luật, bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người được TGPL.

Tiêu chuẩn chất lượng vụ việc tham gia tố tụng hành chính 

Ngoài việc đáp ứng các tiêu chuẩn chung ở trên, vụ việc tham gia tố tụng dân sự có chất lượng còn phải đáp ứng được các tiêu chí riêng sau:

Người thực hiện TGPL: 

+ Giải thích, hướng dẫn cho người được TGPL về điều kiện khởi kiện, căn cứ khởi kiện vụ án hành chính;

+ Giúp đỡ người được TGPL hoàn thiện hồ sơ khởi kiện, thu thập, củng cố chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm hại và giao nộp cho Tòa án hoặc đề nghị Tòa án thu thập chứng cứ, áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời (nếu cần thiết);

+ Tham gia cùng với người được TGPL hoặc các bên liên quan khác để đối thoại với người bị kiện về việc giải quyết vụ án hành chính; 

+ Đề nghị Tòa án xem xét việc miễn nộp toàn bộ hoặc một phần tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí; án phí, lệ phí Tòa án (khi có đủ căn cứ). 

+ Trực tiếp tham gia phiên tòa khi vụ án được đưa ra xét xử, trừ trường hợp bất khả kháng.

Bản bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đã phản ánh: 

+ Sự thật khách quan của vụ việc;

+ Quan điểm, luận cứ xác đáng và cơ sở pháp lý cần áp dụng để giải quyết vụ án được chính xác, khách quan và đúng pháp luật, bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người được TGPL.

Bản bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đã phản ánh: 

+ Sự thật khách quan của vụ việc;

+ Cơ sở pháp lý cần áp dụng, lập luận xác đáng, có sức thuyết phục;

+ Đưa ra phương án giải quyết có sức thuyết phục; 

+ Được các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng ghi nhận trong các văn bản tố tụng;

Tiêu chuẩn chất lượng vụ việc đại diện ngoài tố tụng

Ngoài việc đáp ứng các tiêu chuẩn chung, vụ việc đại diện ngoài tố tụng có chất lượng còn phải đáp ứng được các tiêu chí riêng sau:

Người thực hiện TGPL: 

+ Hướng dẫn, giúp đỡ các vấn đề liên quan đến phạm vi đại diện tại các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;

+ Thống nhất với người được TGPL về phương án thực hiện quyền và nghĩa vụ cũng như phương án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp; 

+ Làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để giải quyết vụ việc của người được TGPL; 

+ Đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét việc miễn, giảm phí, lệ phí mà người được TGPL phải nộp (khi có đủ căn cứ);

+ Kiến nghị, thỏa thuận với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vụ việc về cách thức, biện pháp giải quyết vụ việc.

Tiêu chuẩn chất lượng vụ việc hoà giải

Ngoài việc đáp ứng các tiêu chuẩn chung ở trên, vụ việc hòa giải có chất lượng còn phải đáp ứng được các tiêu chí riêng sau:

Người thực hiện TGPL: 

+ Nắm rõ nội dung, bản chất vụ việc, nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn, tranh chấp giữa các bên; 

+ Phân tích, viện dẫn đầy đủ các điều, khoản của văn bản pháp luật có liên quan để tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ các bên tranh chấp tiến hành hòa giải;

+ Đưa ra hướng giải quyết tranh chấp để các bên lựa chọn và thuyết phục các bên tự thỏa thuận giải quyết tranh chấp;

+ Hướng dẫn các bên tranh chấp tự nguyện thực hiện cam kết khi hòa giải thành;

+ Hướng dẫn các bên thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật và các thủ tục cần thiết để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết tranh chấp khi hòa giải không thành.

Biên bản hoà giải thành đã thể hiện: 

+ Đầy đủ nội dung tranh chấp;

+ Diễn biến quá trình hòa giải;

+ Thỏa thuận mà các bên đạt được;

+ Giải pháp, thời hạn thực hiện thỏa thuận.

Tiêu chuẩn chất lượng vụ việc TGPL liên quan đến thủ tục hành chính, khiếu nại

Vụ việc TGPL liên quan đến thủ tục hành chính, khiếu nại có chất lượng ngoài việc đáp ứng các tiêu chuẩn chung còn phải đáp ứng được các tiêu chí riêng sau:

Người thực hiện TGPL: 

+ Hướng dẫn, giải thích các quy định của pháp luật liên quan đến thủ tục hành chính, khiếu nại; 

+ Hướng dẫn, giúp đỡ người được TGPL hoàn thiện hồ sơ gửi các cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, giải quyết;

+ Hướng dẫn, giúp đỡ người được TGPL thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật; thu thập và cung cấp chứng cứ, giấy tờ, tài liệu hoặc bằng chứng có liên quan đến thủ tục hành chính, nội dung khiếu nại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;

+ Hướng dẫn viết đơn khiếu nại; giải đáp các quy định của pháp luật có liên quan đến việc thực hiện quyền khiếu nại, thời hiệu khiếu nại, thời hạn giải quyết khiếu nại; tham gia cùng người khiếu nại gặp gỡ, đối thoại với người giải quyết khiếu nại trong trường hợp cần thiết.

Biên bản thực hiện TGPL thể hiện được:

+ Yêu cầu trợ giúp pháp lý;

+ Cơ sở pháp lý áp dụng;

+ Nội dung giải thích, hướng dẫn về thủ tục hành chính, khiếu nại.

III. QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG VỤ VIỆC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

1.  Nguyên tắc đánh giá:

+ Tôn trọng sự thật khách quan, bảo đảm chính xác, toàn diện, kịp thời;

+ Tuân thủ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả đánh giá;

+ Dựa trên các tiêu chuẩn chất lượng vụ việc TGPL. 

2. Nội dung đánh giá 

+ Mức độ tuân thủ pháp luật và quy tắc nghề nghiệp TGPL;

+ Mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng vụ việc TGPL;

+ Mức độ tham gia của người được TGPL vào quá trình thực hiện vụ việc;

+ Mức độ tác động của vụ việc đối với người được TGPL, đối với quá trình thực thi pháp luật hoặc đối với xã hội.

3. Phương pháp đánh giá

+ Đánh giá chất lượng vụ việc TGPL sử dụng các phương pháp:

+ Qua xem xét báo cáo:

+ Kết quả hoạt động TGPL, 

+ Đánh giá chất lượng vụ việc TGPL của tổ chức thực hiện TGPL;

+ Trực tiếp kiểm tra hồ sơ vụ việc TGPL;

+ Qua ý kiến phản hồi của người được TGPL; 

+ Qua ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc các phương tiện thông tin đại chúng;

+ Qua khảo sát người được TGPL và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

4. Hình thức đánh giá

+ Đánh giá của tổ chức thực hiện TGPL;

+ Đánh giá của cơ quan quản lý nhà nước về TGPL, bao gồm:

+ Đánh giá của Sở Tư pháp;

+ Đánh giá của Cục TGPL.

5. Đánh giá chất lượng vụ việc của tổ chức thực hiện TGPL 

+ Theo chương trình, kế hoạch đánh giá chất lượng vụ việc;

+ Có kiến nghị, khiếu nại hoặc phản ánh về chất lượng vụ việc;

+ Có yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại liên quan đến vụ việc TGPL;

+ Phục vụ việc chi trả tiền bồi dưỡng cho Cộng tác viên hoặc phụ cấp cho Trợ giúp viên pháp lý thực hiện vụ việc;

+ Các căn cứ khác theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về TGPL hoặc tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Luật sư, tổ chức chủ quản của Trung tâm tư vấn pháp luật đăng ký tham gia TGPL.

6. Đánh giá chất lượng vụ việc của Sở Tư pháp 

+ Vụ việc đã được đánh giá chất lượng nhưng còn phản ánh, kiến nghị, khiếu nại về chất lượng vụ việc;

+ Các vụ việc khác để phục vụ công tác quản lý nhà nước về TGPL tại địa phương;

+ Có căn cứ khác cho rằng việc thực hiện TGPL chưa bảo đảm chất lượng.

7. Đánh giá chất lượng vụ việc của Cục Trợ giúp pháp lý 

+ Vụ việc đã được Sở Tư pháp đánh giá chất lượng nhưng vẫn còn phản ánh, kiến nghị, khiếu nại về chất lượng hoặc những vụ việc thuộc thẩm quyền đánh giá của Sở Tư pháp nhưng chưa tiến hành đánh giá theo quy định;

+ Vụ việc đã được đánh giá chất lượng nhưng có phản ánh, kiến nghị, khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Cục trưởng Cục TGPL;

+ Các vụ việc khác để phục vụ công tác quản lý nhà nước và quản lý chuyên ngành về hoặc để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của tổ chức thực hiện TGPL và mức độ tuân thủ, chấp hành pháp luật về TGPL tại địa phương.

+ Người được TGPL khiếu nại, kiến nghị hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại của do được TGPL không bảo đảm chất lượng;

+ Các phương tiện truyền thông, báo chí hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông tin, phản ánh về việc thực hiện TGPL không bảo đảm chất lượng;

+ Căn cứ khác phản ánh việc thực hiện TGPL chưa bảo đảm chất lượng;

8. Người đánh giá 

+ Trợ giúp viên pháp lý;

+ Luật sư, Tư vấn viên pháp luật, Cộng tác viên;

+ Người làm công tác pháp luật chuyên sâu về lĩnh vực có liên quan đến vụ việc được đánh giá; 

+ Có ít nhất 03 năm làm việc trong lĩnh vực pháp luật có liên quan đến vụ việc được phân công đánh giá. 

Những người sau không được phân công đánh giá chất lượng vụ việc:

+ Người đã thực hiện vụ việc TGPL;

+ Người có quyền và lợi ích liên quan đến vụ việc;

+ Người thân thích với người đã thực hiện vụ việc.

9. Cách thức đánh giá

Bước 1: Xác định phạm vi, phương pháp, cách thức, thời gian, địa điểm đánh giá

Bước 2: Thành lập Đoàn đánh giá

+ Chuẩn bị thành viên Đoàn đánh giá;

+ Chuẩn bị dự thảo Quyết định thành lập Đoàn đánh giá trình Giám đốc Trung tâm TGPL (đối với đánh giá của tổ chức thực hiện TGPL) hoặc Giám đốc Sở Tư pháp (đối với đánh giá của Sở Tư pháp) hoặc Cục trưởng Cục TGPL (đối với đánh giá của Cục TGPL);

Bước 3: Tổ chức đánh giá

Các nội dung cần chú ý trong khi đánh giá:

+ Tuân thủ nguyên tắc đánh giá;

+ Nghiên cứu hồ sơ vụ việc TGPL;

+ Nghiên cứu các giấy tờ, tài liệu, thông tin liên quan đến vụ việc TGPL;

+ Đánh giá theo các tiêu chuẩn chất lượng vụ việc TGPL;

+ Trao đổi về những vấn đề chưa rõ liên quan đến chất lượng vụ việc TGPL với người đã thực hiện vụ việc TGPL, người được TGPL, cơ quan, tổ chức có liên quan;

+ Chịu trách nhiệm tính chính xác, khách quan, trung thực về nội dung đánh giá (trước pháp luật và người có thẩm quyền);

+ Kiến nghị việc xử lý những vấn đề liên quan đến nội dung đánh giá;

Kiến nghị các biện pháp bảo đảm chất lượng vụ việc TGPL;

+ Báo cáo kết quả đánh giá chất lượng vụ việc TGPL.

Bước 4: Báo cáo kết quả đánh giá

Báo cáo kết quả đánh giá cho người ban hành quyết định đánh giá sau khi kết thúc đánh giá 15 ngày;

Nội dung chính của Báo cáo: 

+ Số vụ việc TGPL đã được đánh giá;

+ Nội dung đánh giá;

+ Phương pháp đánh giá;

+ Xếp loại chất lượng vụ việc TGPL;

+ Ý kiến về chất lượng vụ việc TGPL của:

Tổ chức thực hiện TGPL; 

Người thực hiện TGPL;

Người được TGPL;

Cơ quan, tổ chức có liên quan,

+ Những vi phạm pháp luật được phát hiện khi đánh giá (nếu có);

+ Kiến nghị việc áp dụng các giải pháp để khắc phục những sai sót, vi phạm pháp luật;

+ Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo đảm chất lượng vụ việc TGPL.

Bước 5: Kết luận đánh giá

Bước này được áp dụng đối với người có thẩm quyền ra quyết định đánh giá chất lượng vụ việc TGPL.

Kết luận đánh giá có những nội dung:

+ Kết luận về chất lượng vụ việc TGPL của tổ chức thực hiện TGPL đã đánh giá; hoặc về chất lượng vụ việc TGPL cụ thể đã được đánh giá;

+ Xác định rõ nguyên nhân dẫn đến vụ việc TGPL không đạt chất lượng;

+ Các biện pháp xử lý vụ việc TGPL không đạt chất lượng;

+ Kiến nghị áp dụng biện pháp bảo đảm chất lượng vụ việc TGPL;

+ Kiến nghị cơ quan nhà nước áp dụng các biện pháp khắc phục những sai sót trong việc thực hiện TGPL (nếu có).

Thời hạn ra kết luận: 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo đánh giá.

Gửi kết luận đánh giá:

+ Tổ chức thực hiện TGPL được đánh giá;

+ Cơ quan quản lý nhà nước về TGPL (Sở Tư pháp, Bộ Tư pháp - Cục TGPL).

10. Xử lý vụ việc TGPL không đạt chất lượng

Khi có báo cáo đánh giá: 

Người đứng đầu tổ chức thực hiện TGPL quyết định: 

(Tuỳ theo mức độ, tính chất, thời hạn giải quyết vụ việc)

+ Thông báo cho người được TGPL biết về kết quả đánh giá, nguyên nhân vụ việc không đạt chất lượng và hướng dẫn việc thực hiện các giải pháp bảo đảm quyền lợi cho họ;

+ Nếu có thể được tiếp tục thực hiện: à phân công người khác thực hiện TGPL lại;

+ Áp dụng các biện pháp khắc phục sai sót, vi phạm pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được TGPL;

+ Nhận xét, đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ, mức độ chất lượng vụ việc TGPL do người thực hiện TGPL thực hiện;

+ Giải quyết khiếu nại về vụ việc TGPL không đạt chất lượng; xem xét bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật (nếu có).

+ Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về TGPL quyết định:

+ Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện TGPL áp dụng các biện pháp xử lý vụ việc không đạt chất lượng;

+ Đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng vụ việc TGPL, kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền áp dụng các biện pháp phù hợp để bảo đảm chất lượng vụ việc TGPL.

11. Xử lý hành vi vi phạm pháp luật được phát hiện trong quá trình đánh giá

+ Trưởng đoàn đánh giá hoặc người được phân công đánh giá đề nghị Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về TGPL, người đứng đầu tổ chức thực hiện TGPL xem xét xử lý theo thẩm quyền nếu phát hiện tổ chức thực hiện TGPL, người thực hiện TGPL có hành vi vi phạm pháp luật, 

+ Người phát hiện hành vi vi phạm pháp luật thông báo với cơ quan có thẩm quyền để xem xét giải quyết, xử lý theo quy định của pháp luật nếu phát hiện hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng có liên quan đến chất lượng vụ việc TGPL cần khắc phục hậu quả kịp thời. 

Xem thêm »