Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị tập huấn kiến thức pháp luật và kỹ năng trợ giúp pháp lý cho các xã nghèo và các thôn, bản đặc biệt khó khăn đợt I năm 2015

30/09/2015
Xem cỡ chữ Đọc bài viết In trang Google

Thực hiện Kế hoạch số 50/KH-UBND ngày 25/4/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã nghèo trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2013-2020. Được sự nhất trí của lãnh đạo Sở Tư pháp, ngày 17 và 18/9/2015, tại thành phố Huế, Trung tâm trợ giúp pháp lý đã tổ chức Hội nghị tập huấn kiến thức pháp luật nhằm nâng cao kỹ năng trợ giúp pháp lý cho các Hòa giải viên Tổ hòa giải cơ sở thuộc các xã nghèo và các thôn, bản đặc biệt khó khăn của 02 huyện Nam Đông và A Lưới đợt I năm 2015.

       Đến tham dự và chỉ đạo Hội nghị có đồng chí Hồ Viết Tư – Phó Giám đốc Sở Tư pháp; tham dự hội nghị còn có các đồng chí là Trưởng phòng Tư pháp huyện Nam Đông, A Lưới; Lãnh đạo Trung tâm trợ giúp pháp lý, Trợ giúp viên pháp lý, viên chức của Trung tâm và 92 đại biểu là Hòa giải viên Tổ hòa giải. Tại Hội nghị, các báo cáo viên đã trình bày 04 chuyên đề về: kỹ năng tư vấn pháp luật về khiếu nại, tố cáo; một số nội dung về hòa giải tranh chấp đất đai; một số vấn đề cơ bản của pháp luật về trợ giúp pháp lý và kỹ năng hòa giải các tranh chấp dân sự - hôn nhân và gia đình.

        Xác định vị trí, vai trò quan trọng của Hòa giải viên hòa giải ở cơ sở trong việc giải quyết kịp thời, tại chỗ những vi phạm pháp luật, tranh chấp không lớn trong cộng đồng. Trong 02 ngày Hội nghị, các báo cáo viên đã trình bày những chuyên đề về các lĩnh vực pháp luật và cùng các Hòa giải viên trao đổi, thực hành giải quyết  một số tình huống thường gặp trong đời sống nhân dân, tạo không khí lớp tập huấn luôn sôi nổi, nhiệt tình và thiết thực. Vì vậy, đã giúp cho các hòa giải viên có thêm kỹ năng để tư vấn pháp luật, kỹ năng nghe đối tượng trình bày, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tra cứu tài liệu tham khảo, kỹ năng yêu cầu các bên tranh chấp cung cấp các chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ việc… Qua đó, các hòa giải viên sẽ có thêm kiến thức pháp luật, kinh nghiệm và sự tự tin để thực hiện việc hòa giải ở cơ sở đạt hiệu quả cao và góp phần phát huy, củng cố được thế mạnh của hoạt động hòa giải ở cơ sở trong điều kiện cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa./.   

                                                                                                             Tiên An

Xem thêm »