Quảng Ngãi triển khai thực hiện Chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 -2020

20/01/2016
Xem cỡ chữ Đọc bài viết In trang Google

Thực hiện Quyết định số 1019/QĐ-TTg ngày 05/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 – 2020, đồng thời, tăng tính chủ động cho cơ quan thực hiện trợ giúp pháp lý (TGPL), kịp thời đáp ứng nhu cầu TGPL của đối tượng là người khuyết tật trên địa bàn tỉnh, ngày 07/01/2016, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành Kế hoạch số 66/KH-UBND về việc triển khai thực hiện Chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016 – 2020 (Kế hoạch số 66).

Mục tiêu Kế hoạch 66 là tạo bước chuyển biến trong nhận thức của cộng đồng về các quyền của người khuyết tật; đẩy mạnh hoạt động truyền thông về trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật để đông đảo người khuyết tật biết về quyền được trợ giúp pháp lý và tiếp cận với dịch vụ pháp lý miễn phí này; đồng thời, tăng cường năng lực và hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý cho đối tượng là người khuyết tật, tập trung thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý (trong đó, chú trọng thực hiện vụ việc tham gia tố tụng, đại điện ngoài tố tụng và tư vấn pháp luật tiền tố tụng) cho người khuyết tật khi họ có yêu cầu.

Để đạt được các mục tiêu trên, trong giai đoạn 2016 – 2020, Chủ tịch UBND tỉnh giao cho Sở Tư pháp chủ trì, làm đầu mối phối hợp với các sở, ban, ngành và các tổ chức có liên quan đến người khuyết tật tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động: Khảo sát nhu cầu trợ giúp pháp lý của người khuyết tật theo lĩnh vực pháp luật và loại đối tượng khuyết tật (khiếm thị, khiếm thính, dị tật, dị dạng…); thực hiện TGPL bằng các hình thức TGPL theo quy định pháp luật (tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng, tổ chức trợ giúp pháp lý lưu động tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh nơi có nhiều người khuyết tật); in ấn, cấp phát miễn phí tờ gấp, tờ rơi và sách pháp luật cho người khuyết tật; xây dựng nội truyền thông, thông tin về TGPL cho người khuyết tật trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh (đăng tải thông tin nội dung một số vụ việc TGPL điển hình cho người khuyết tật trên báo, đài phát thanh, truyền hình; tổ chức chương trình gặp gỡ khách mời trên đài phát thanh, truyền hình để nói chuyện chuyên đề, trao đổi về quyền được TGPL và các quyền, nghĩa vụ khác của người khuyết tật,…); biên soạn chương trình, tài liệu tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý và tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật đối với đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý; xây dựng và lắp đặt bản tin, hộp tin, tờ thông tin về TGPL tại các cơ quan, tổ chức có người khuyết tật; lồng ghép việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật và trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật với các chương trình, đề án khác về trợ giúp người khuyết tật của UBND tỉnh; tăng cường các biện pháp theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện TGPL cho người khuyết tật,.../.

PTQ

Xem thêm »