Hồng Kông: Lao động nhập cư được trợ giúp pháp lý

10/02/2020
Xem cỡ chữ Đọc bài viết In trang Google

Hồng Kông có hơn 340.000 người lao động nhập cư, chiếm 5% tổng dân số Đặc khu. Đây phần lớn là lao động phổ thông, làm việc trong những ngành công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ như nhà hàng, nhân viên bán hàng, bảo vệ, người giúp việc gia đình….Họ đến từ nhiều quốc gia khác nhau như Philippines, Indonesia, Thailand, Nepal, Ấn Độ, Pakistan.

Tại đây, khi có vướng mắc về các vấn đề pháp lý trong lĩnh vực dân sự, lao động, hình sự thì người lao động nhập cư có quyền yêu cầu trợ giúp pháp lý. Người lao động có thể tự mình hoặc thông qua các hiệp hội, nghiệp đoàn hoặc cơ quan lãnh sự của quốc gia người đó mang quốc tịch thể hiện yêu cầu trợ giúp pháp lý. Đa số các vụ việc được yêu cầu trợ giúp pháp lý liên quan đến tranh chấp hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động như Vi phạm hợp đồng, đề nghị trả lương đúng hạn, sa thải trái pháp luật…thậm chí có những vụ việc liên quan đến lĩnh vực hôn nhân gia đình. Trong trường hợp nếu người lao động nhập cư gặp rào cản về ngôn ngữ (không nói được tiếng Anh hoặc tiếng Trung), người có yêu cầu trợ giúp pháp lý được bố trí phiên dịch viên. Các yêu cầu trợ giúp pháp lý của người lao động nhập cư thường được Luật sư của Cục Trợ giúp pháp lý Hồng Kông thực hiện. Ngoài ra, người lao động có thể yêu cầu luật sư bên ngoài để thực hiện vụ việc của mình. Được biết, Chương trình trợ giúp pháp lý cho người lao động nhập cư bắt đầu được triển khai thực hiện từ năm 1981 nhằm tăng cường tiếp cận công lý cho người lao động nước ngoài làm việc tại Hồng Kông./.

Lê Văn Quang - Văn phòng Cục

Xem thêm »