Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
Đà Nẵng: Đẩy mạnh công tác trợ giúp pháp lý hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày truyền thống ngành tư phápTrung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước thành phố Đà Nẵng (viết tắt là Trung tâm) thực hiện kế hoạch hoạt động hướng tới tổ chức kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp Việt Nam (28/8/1945 - 28/8/2025) và Đại hội thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ VI (theo Quyết định số 42/QĐ-BTP ngày 11/01/2024 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp) theo Chương trình công tác trợ giúp pháp lý (viết tắt là TGPL) năm 2024 đã được Giám đốc Sở Tư pháp phê duyệt tại Quyết định số 23/QĐ-STP ngày 07/02/2024. Theo đó, Sở Tư pháp thành phố Đà Nẵng khuyến khích công chức, viên chức và người lao động thuộc các phòng, đơn vị có liên quan đến lĩnh vực TGPL hưởng ứng triển khai các hoạt động TGPL chào mừng bằng nhiều hình thức đa dạng, phong thú, cách làm hay, sáng tạo, thiết thực, hiệu quả; Tiếp tục tổ chức thi hành hiệu quả Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 và các văn bản hướng dẫn, thi hành; Đề án đổi mới công tác TGPL giai đoạn 2015-2025 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; Chủ trì tổ chức thông tin, tuyên truyền, quán triệt tại Trung tâm cho viên chức, người lao động, đội ngũ cộng tác viên thực hiện TGPL cho đối tượng, và các đợt truyền thông TGPL về cơ sở theo chương trình của Sở Tư pháp về triển khai tổ chức hoạt động hướng tới tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước và thành phố trong năm 2025.
Trung tâm đã tích cực, chủ động triển khai thực hiện Thông báo số 224-KH/TU ngày 26/7/2024 của Thành ủy Đà Nẵng tổ chức các hoạt động tuyên truyền, kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước và thành phố trong năm 2025; Thông báo số 651-TB/TU ngày 09/8/2024 của Thành ủy Đà Nẵng kết luận của đồng chí Bí thư Thành ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo tại phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổ chức hoạt động kỷ niệm những ngày lễ lớn năm 2025; Kế hoạch số 162/KH-UBND ngày 06/8/2024 của UBND thành phố Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (28/3/1930 - 28/3/2025) và 50 năm Ngày giải phóng thành phố Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2025); Kế hoạch số 168/KH-UBND ngày 09/8/2024 của UBND thành phố Phát động phong trào thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng thành phố Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2025). Đồng thời theo Chỉ thị số 34-CT/TU ngày 27/10/2023 của Ban Thường vụ Thành ủy về tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, khắc phục tình trạng né tránh, đùn đẩy, không làm đúng, đầy đủ chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong tình hình hiện nay (Chỉ thị số 34-CT/TU) và Kết luận số 79-KL/TW ngày 13/5/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 43-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XII về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Kết luận số 79-KL/TW); Việc tổ chức triển khai có hiệu quả các kết luận, nghị quyết về xây dựng chính quyền đô thị, các chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng, đặc biệt là Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng hiện nay. Theo Nghị quyết 136 của Quốc hội, từ ngày 01/01/2025, Đà Nẵng sẽ chính thức tổ chức chính quyền đô thị; trong đó, Quốc hội đã quy định đồng bộ những chính sách mới bổ sung, nhằm hoàn thiện tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động trên địa bàn thành phố.
Theo đó, Trung tâm tham mưu Giám đốc Sở Tư pháp - Chủ tịch Hội đồng phối hợp liên ngành TGPL trong hoạt động tố tụng thành phố Đà Nẵng chỉ đạo Trung tâm phối hợp với các phòng chuyên môn thuộc Sở và cơ quan, đơn vị liên quan hoạt động TGPL trong tố tụng triển khai thực hiện hiệu quả Phiên tòa trực tuyến năm 2024 tạo “Điểm sáng chức danh tư pháp - chức danh nghề Trợ giúp viên pháp lý thực hiện lĩnh vực TGPL theo pháp luật tố tụng nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho đối tượng được TGPL trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”. Thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 4201/KHPH-STP-TANDTP ngày 21/11/2022 phối hợp giữa Sở Tư pháp và Tòa án nhân dân thành phố về người thực hiện TGPL trực tại Tòa án nhân dân. Nhận được sự chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi của Thành ủy, UBND thành phố và các Sở, ban, ngành, đoàn thể của thành phố Đà Nẵng và Bộ, ngành Tư pháp của Trung ương, Trung tâm đã nhanh chóng, kịp thời triển khai Thông tư liên tịch số 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao: Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành tổ chức phiên tòa trực tuyến; và Công văn số 546/BTP-TGPL ngày 25/02/2022 về bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị cho Trung tâm tham gia tổ chức phiên tòa trực tuyến. Trên cơ sở Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 08/01/2022 của Chính Phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2022, trong đó có đề ra nhiệm vụ: “Công tác TGPL chú trọng phối hợp trong hoạt động tố tụng, quan tâm, bảo đảm hạ tầng kỹ thuật để chuyển đổi số và tham gia hiệu quả phiên tòa trực tuyến…”, tại điểm cầu Trung tâm đã thực hện mua sắm đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho phiên tòa trực tuyến. Tuy nhiên, trên thực tế khi vận hành thực hiện phiên tòa trực tuyến vẫn còn nhiều lúng lúng giữa các đơn vị, điều kiện để đảm bảo cho việc xét xử trực tuyến còn nhiều hạn chế. Trung tâm đã tổ chức thực hiện việc phân công người thực hiện TGPL trực TGPL trong điều tra hình sự tại Công văn số 77/TGPLNN-HCTH ngày 27/5/2024 theo Kế hoạch số 1868/KHLN-STP-CATP ngày 06/5/2024 phối hợp giữa Sở Tư pháp và Công an thành phố về trực TGPL trong điều tra hình sự. Theo Kế hoạch này đến nay, đã có 01 vụ việc tiếp nhận thông tin về TGPL qua điện thoại. Các hoạt động TGPL trong các Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, Trung tâm đã tổ chức triển khai theo Kế hoạch số 1007/KH-STP ngày 15/3/2024 của Sở Tư pháp thực hiện nội dung về TGPL theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2024-2025. Công tác phối hợp với các cơ quan, tổ chức khác về cơ bản đã thực hiện đúng các quy định tại Mục12 Điều 2 Thông tư số 03/2021/TT-BTP quy định về trách nhiệm giải thích, giới thiệu về TGPL của Phòng Tư pháp và UBND cấp xã. Thông qua hoạt động này, các Phòng Tư pháp đã giải thích về quyền được TGPL và giới thiệu đối tượng được TGPL đến Trung tâm được kịp thời đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người dân khi vướng mắc pháp luật và góp phần vào việc xây dựng xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật về nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao.
Bên cạnh đó, tăng cường triển khai thực hiện hiệu quả Luật TGPL năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành; thể chế về TGPL tiếp tục được hoàn thiện; công tác quản lý TGPL, nổi bật là việc triển khai nội dung TGPL trong các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021- 2025; công tác truyền thông TGPL tiếp tục được đẩy mạnh, với nhiều hình thức khác nhau; công tác phối hợp TGPL trong hoạt động tố tụng đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận, điển hình là việc triển khai Chương trình phối hợp giữa Bộ Tư pháp và Tòa án nhân dân tối cao về việc người thực hiện TGPL trực tại Tòa án và triển khai phiên tòa trực tuyến, Chương trình phối hợp trực TGPL trong điều tra hình sự. Theo Quyết định số 1109/QĐ-BTP ngày 14/6/2024 của Bộ Tư pháp về việc ban hành Kế hoạch triển khai nhiệm vụ trợ giúp pháp lý của Bộ Tư nháp được giao tại Chương trình hành động của Chính Phủ ban hành kèm theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 09/5/2024 của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 42-NQ/TW ngày 24/11/2023, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về việc tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc giai đoạn mới (viết tắt là Kế hoạch triển khai nhiệm vụ TGPL của Bộ Tư pháp).
Trong 09 tháng đầu năm 2024, Trung tâm đã tiếp nhận, thực hiện 472 vụ việc TGPL (tăng 50,2% so với cùng kỳ năm 2023), trong đó có 385 vụ việc TGPL tham gia tố tụng tiếp nhận, chiếm 43,4% trong tổng số vụ việc đã hoàn thành. Hầu hết các vụ việc được thẩm định, đánh giá đều đạt chất lượng trở lên. Chất lượng vụ việc TGPL ngày càng được nâng cao. Nhiều vụ việc, quan điểm bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người thực hiện TGPL được các cơ quan tiến hành tố tụng ghi nhận, xem xét và được Hội đồng xét xử tuyên xử theo hướng có lợi cho người được TGPL là bị cáo, người bị hại, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
Đà Nẵng là địa phương tiên phong trong đổi mới, sáng tạo, được kỳ vọng tiếp tục phát huy hiệu quả chính quyền đô thị, làm hình mẫu để nhân rộng cho các đô thị khác trong cả nước về chính quyền đô thị được hình thành và tổ chức hướng đến mục tiêu là một bộ máy tinh gọn, tự chịu trách nhiệm, nhằm phát huy tính tự chủ cũng như tối đa mọi tiềm năng của đô thị để phục vụ người dân, tổ chức và doanh nghiệp. Do đó, nhận định ngày càng rõ nét trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tham mưu triển khai nhiệm vụ; đổi mới phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành theo hướng trọng tâm, trọng điểm, sâu sát, cụ thể, quyết liệt việc xây dựng tiêu chí, hình thức vinh danh, khen thưởng hoặc phê bình, trừ điểm thi đua các tập thể, cá nhân nếu không thực hiện đúng hoặc vi phạm Chỉ thị số 34-CT/TU; đưa nội dung Kết luận số 14-KL/TU của Bộ Chính trị, Nghị định số 73/2023/NĐ-CP ngày 29-9-2023 của Chính phủ quy định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung theo quy chế làm việc của Đảng ủy Sở, Sở Tư pháp và Trung tâm… Qua đó bước đầu khơi dậy và góp phần lan tỏa tinh thần tích cực, trách nhiệm, tạo động lực mới, cống hiến, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung của đội ngũ đảng viên, viên chức, người lao động,nhất là đội ngũ người thực hiện TGPL là Trợ giúp viên pháp lý và Luật sư thực hiện TGPL của Trung tâm. Để tổ chức thực hiện tốt Kế hoạch công tác TGPL được giao và phương hướng hoạt động TGPL hiệu quả hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày truyền thống ngành tư pháp VN và chào mừng các ngày Lễ lớn trong năm 2025 của đất nước nói chung và của thành phố Đà Nẵng nói riêng, Trung tâm đưa ra một số giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới như sau:
1. Không ngừng nghiên cứu, góp ý xây dựng, hoàn thiện thể chế về TGPL hướng tới việc nâng cao số lượng, chất lượng vụ việc TGPL, đặc biệt là vụ việc tham gia tố tụng và đội ngũ TGVPL. Thực hiện hiệu quả hoạt động TGPL trong tố tụng trên cơ sở trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, cơ sở tạm giam, tạm giữ đối với công tác TGPL đã được quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam, trách nhiệm phối hợp của các cơ quan tiến hành tố tụng đã được cụ thể tại Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT/BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 29/6/2018 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao để đảm bảo cho cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thực hiện tốt trách nhiệm được quy định tại các văn bản nêu trên tạo cơ chế tốt nhất cho người thuộc diện được TGPL nhận được sự trợ giúp theo đúng chính sách của Nhà nước.
Trung tâm chủ trì, phối hợp các Phòng chuyên môn nghiệp vụ thuộc Sở; tham mưu Chủ tịch Hội đồng Phối hợp liên ngành (PHLN) thành phố có văn bản đề nghị các Thành viên Hội đồng PHLN, cơ quan liên quan về hoạt động trợ giúp pháp lý quan tâm phối hợp tổ chức thực hiện Chương trình hoạt động; Điều chỉnh các tiêu chí, phương pháp, thời gian tổ chức hoạt động Chương trình hoạt động phù hợp với quy định chung và tình hình thực tế của thành phố; Xây dựng cơ sở pháp lý rõ ràng về trách nhiệm trong tổ chức hoạt động Chương trình làm cơ sở để chủ trì, phối hợp thực hiện đạt kết quả và tiến độ đề ra trong thời gian tới.
2. Kịp thời tham mưu với Lãnh đạo Sở Tư pháp hoàn thiện Dự thảo Quyết định sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm TGPL nhà nước. Khẩn trương, kịp thời tham mưu Lãnh đạo Sở Tư pháp hoàn thiện Đề án vị trí việc làm của Trung tâm theo hướng hoàn thiện, củng cố và phát triển đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý của Trung tâm đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức triển khai sâu rộng, quán triệt sâu sắc những yêu cầu, nhiệm vụ của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội các cấp theo Chỉ thị số 34-CT/TU nhằm sớm khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác cải cách hành chính và chấn chỉnh biểu hiện thờ ơ, vô cảm, sợ trách nhiệm, đặc biệt là tình trạng né tránh, đùn đẩy, không làm đúng, đầy đủ chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao của một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong giai đoạn hiện nay, như đăng ký bản cam kết thực hiện Chỉ thị 34-CT/TU để qua đó kiểm điểm, đánh giá, thực hiện chấn chỉnh và khắc phục triệt để 10 biểu hiện tại Chỉ thị số 34-CT/TU làm tiêu chí quan trọng trong công tác bình xét thi đua hằng năm và đánh giá, xếp loại chất lượng cuối năm.
4. Thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh “cán bộ là cái gốc của mọi công việc” trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn coi trọng công tác cán bộ và cán bộ; coi đây là khâu "then chốt" của công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Vì vậy, để đảm bảo được điều đó, công tác xây dựng đội ngũ TGVPL vừa “hồng” vừa “chuyên” luôn là công việc quan trọng cả trước mắt và lâu dài; tiêu chuẩn, điều kiện, chuyên môn nghiệp vụ, trình độ, năng lực nhiều mặt của đội ngũ TGVPL cần được nâng lên rõ nét; chú trọng bồi dưỡng, nâng cao trình độ lý luận chính trị, kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ người thực hiện TGPL
5. Cần tăng cường phát triển đội TGVPL luôn gương mẫu, giữ gìn đạo đức cách mạng và đạo đức, phẩm chất nghề nghiệp, luôn tuyệt đối trung thành với mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức, kỷ luật cao; luôn liêm khiết, trung thực, khách quan, công tâm, trong sạch.
ThS. TGVPL Trần Thị Thùy Vân