Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
Đồng Nai: Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng họp đánh giá kết quả công tác năm 2022 và phương hướng hoạt động năm 2023Ngày 27/12/2022, Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng tỉnh Đồng Nai (gọi tắt là Hội đồng phối hợp liên ngành) đã tổ chức phiên họp đánh giá kết quả thực hiện công tác phối hợp liên ngành năm 2022 và triển khai kế hoạch năm 2023 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Bà Võ Thị Xuân Đào - Giám đốc Sở Tư pháp - Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp. Tham dự Hội nghị có ông Ngô Văn Toàn - Phó Giám đốc Sở Tư pháp - Phó Chủ tịch Hội đồng cùng các thành viên trong Hội đồng phối hợp liên ngành và các viên chức của Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Đồng Nai. Tại cuộc họp, sau khi nghe báo cáo kết quả hoạt động của Hội đồng phối hợp liên ngành năm 2022, phương hướng nhiệm vụ năm 2023 và các ý kiến góp ý của các thành viên Hội đồng phối hợp liên ngành. Bà Võ Thị Xuân Đào - Giám đốc Sở Tư pháp - Chủ tịch Hội đồng phối hợp liên ngành chủ trì hội nghị đã kết luận như sau:
Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng tỉnh Đồng Nai trong năm 2022 đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của UBND tỉnh, thủ trưởng các ngành là thành viên của Hội đồng phối hợp liên ngành trong việc thực hiện Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC (Thông tư liên tịch số 10) và đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ.
Đ/c Phạm Thế Hùng – thành viên Hội đồng – Phó chánh văn phòng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh phát biểu ý kiến
Mặc dù trong năm qua, tình hình kinh tế - xã hội có nhiều diễn biến phức tạp nhưng việc triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 10 ngày càng được phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng và Trung tâm trợ giúp pháp lý. Đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác tố tụng đã thực hiện tương đối tốt, hoạt động phối hợp trợ giúp pháp lý được thể hiện qua việc giới thiệu bị can, bị cáo, đương sự và người nhà của họ liên hệ với Trung tâm trợ giúp pháp lý hoặc chi nhánh trợ giúp pháp lý các huyện để được trợ giúp pháp lý từ đó nâng dần vai trò của công tác trợ giúp pháp lý trong nhân dân, thể hiện qua kết quả thụ lý yêu cầu trợ giúp pháp lý của Trung tâm cao hơn nhiều so với các năm trước, số vụ việc thụ lý mới trong năm 2022 trong kỳ tăng so với cùng kỳ năm 2021, tăng 141% (Năm 2021: 299 vụ; năm 2022: 423 vụ, tăng 124 vụ).
Đ/c Lê Quang Vinh – thành viên Hội đồng – Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước báo cáo kết quả hoạt động
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại và hạn chế cần khắc phục như: số vụ việc trợ giúp pháp lý thụ lý chưa nhiều (nhất là các đối tượng thuộc diện được trợ giúp trong các vụ án dân sự, hành chính);, việc cập nhật vụ việc trợ giúp pháp lý chưa đầy đủ, viên chức trợ giúp pháp lý còn trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác nên có lúc chưa đáp ứng yêu cầu công việc được giao.
Nhằm tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được trong công tác trợ giúp pháp lý thời gian qua và đẩy mạnh hơn nữa hoạt động trợ giúp pháp lý trong thời gian tới, đề nghị các cơ quan là thành viên của Hội đồng phối hợp liên ngành cần thực hiện tốt những nhiệm vụ sau:
Thứ nhất,các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình chỉ đạo nghiệp vụ cần hướng dẫn các đơn vị nghiệp vụ của mình thực hiện nghiêm túc việc tuyên truyền, giải thích quyền được trợ giúp pháp lý cho bị can, bị cáo, người bị tạm giữ, bị hại trong các vụ án hình sự; nguyên đơn, bị đơn trong các vụ án dân sự.
Tăng cường thực hiện tốt hơn nữa công tác phổ biến, quán triệt nội dung Thông tư liên tịch số 10 cho cán bộ, công chức, viên chức, chiến sỹ, điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, thư ký tòa án thông qua các lớp tập huấn chuyên sâu trong các ngành Công an, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện.
Đặc biệt Viện kiểm sát nhân dân tỉnh với vai trò trách nhiệm của mình phải đảm bảo quyền quyền được trợ giúp pháp lý cho bị can, bị cáo, người bị tạm giam, tạm giữ thuộc diện người được trợ giúp pháp lý miễn phí thông qua hoạt động kiểm sát hoạt động điều tra truy tố, xét xử, việc giam, giữ, tiếp dân.
Thứ hai,các cơ quan thành viên Hội đồng phối hợp liên ngành căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao chủ động ban hành kế hoạch thực Thông tư liên tịch số 10 và các văn bản chỉ đạo trong ngành mình, thực hiện tốt chế độ thống kê, báo cáo theo quy định.
Thứ ba,đề nghị thành viên cơ quan Tòa án phối chặt chẽ với Sở Tư pháp triển khai thực hiện Chương trình phối hợp số 73/CTPH-STP-TAND ngày 17/10/2022 giữa Sở Tư pháp và Tòa án nhân dân cấp tỉnh về người thực hiện trợ giúp pháp lý trực tại Tòa án nhân dân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Tạo điều kiện thuận lợi cho các Trợ giúp viên pháp lý được phân công trực tại Tòa án nhân dân các huyện.
Thứ tư, Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan liên quan tham mưu cho chủ tịch Hội đồng phối hợp liên ngành tiếp tục tổ chức tập huấn, triển khai nội dung cơ bản của Thông tư liên tịch số 10 cho đội ngũ những người trực tiếp làm công tác tiếp dân, thường xuyên tiếp xúc với các đối tượng được trợ giúp pháp lý.
Lê Thị Ngân – Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh Đồng Nai