Cục Trợ giúp pháp lý tổ chức Tập huấn kỹ năng trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật; Tập huấn kỹ năng trợ giúp pháp lý cho nạn nhân bạo lực gia đình

28/10/2024
Xem cỡ chữ Đọc bài viết In trang Google

Thực hiện Kế hoạch công tác năm 2024, trong khuôn khổ Dự án “Tăng cường trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng yếu thế” do Ngân hàng thế giới (World Bank) tài trợ từ nguồn hỗ trợ của Quỹ Phát triển xã hội Nhật Bản (JSDF), Bộ Tư pháp là cơ quan chủ quản của Dự án, được sự hỗ trợ giúp đỡ của Ban quản lý Dự án chuyên trách Bộ Tư pháp, trong ngày 23-24/10/2024, Cục Trợ giúp pháp lý - Bộ Tư pháp đã tổ chức 02 lớp tập huấn: Tập huấn kỹ năng trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật và Tập huấn năng trợ giúp pháp lý cho nạn nhân bạo lực gia đình.

Đồng chí Vũ Thị Hường - Phó Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý phát biểu khai mạc 02 lớp tập huấn

Phát biểu khai mạc tập huấn, đồng chí Vũ Thị Hường - Phó Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý cho biết, ngày 17/01/2022, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 68/QĐ-BTP phê duyệt Văn kiện Dự án “Tăng cường trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng yếu thế”. Ngày 26/9/2022, Chủ tịch nước đã phê chuẩn Hiệp định viện trợ không hoàn lại cho Dự án này. Dự án do Ngân hàng thế giới (World Bank) tài trợ từ nguồn hỗ trợ của Quỹ Phát triển xã hội Nhật Bản (JSDF), Bộ Tư pháp là cơ quan chủ quản của Dự án. Một trong những mục tiêu của dự án là nhằm nâng cao năng lực một cách toàn diện (bao gồm các kỹ năng thực hiện trợ giúp pháp lý và kỹ năng mềm) của những người thực hiện trợ giúp pháp lý và các công chức có liên quan nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dịch vụ trợ giúp pháp lý theo Luật Trợ giúp pháp lý trong quá trình thực hiện dịch vụ trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý. Chính vì vậy, thực hiện Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Dự án, Cục Trợ giúp pháp lý Bộ Tư pháp đã phối hợp với Nhóm chuyên gia (bao gồm chuyên gia trong nước và chuyên gia quốc tế) nghiên cứu, xây dựng tài liệu “Kỹ năng cần thiết để giải quyết các vụ việc trợ giúp pháp lý cho nhóm dễ bị tổn thương (người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, nạn nhân bạo lực gia đình)” và tổ chức 02 lớp tập huấn kỹ năng trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật và kỹ năng trợ giúp pháp lý cho nạn nhân bạo lực gia đình tại thành phố Hải Phòng.

Lớp tập huấn kỹ năng trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật được tổ chức vào ngày 23/10/2024 với sự tham gia của giảng viên Nguyễn Thị Lan Anh, Phó Chủ tịch Liên hiệp hội về Người khuyết tật Việt Nam (VFD), Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Cộng đồng (ACDC). Lớp tập huấn kỹ năng trợ giúp pháp lý cho nạn nhân bạo lực gia đình vào ngày 24/10/2024 được tổ chức trực tiếp với sự tham gia của giảng viên Nguyễn Thị Thuý, Chuyên gia về bình đẳng giới. Tham gia 02 lớp tập huấn có các học viên là Giám đốc, Phó Giám đốc, Trợ giúp viên pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước các tỉnh/thành phố: Hải Phòng, Yên Bái, Điện Biên, Hà Nội, Bắc Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hải Dương, Thanh Hóa; luật sư ký hợp đồng với của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước các tỉnh/thành phố: Hải Phòng, Điện Biên, Thái Nguyên.
 
Tại các tập huấn, các giảng viên chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm khi làm việc với người khuyết tật và nạn nhân bạo lực gia đình, đặc biệt là nhóm người là phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số. Đây là những người dễ bị tổn thương, đòi hỏi khi tiếp cận, làm việc với họ cần phải có kiến thức, kỹ năng. Người thực hiện trợ giúp pháp lý đã được phổ biến, trao đổi, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm trong quá trình thực hiện công tác nhằm nâng cao kỹ năng trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật, kỹ năng trợ giúp pháp lý cho nạn nhân bạo lực gia đình, qua đó, góp phần nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng trong công tác trợ giúp pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý là người khuyết tật, nạn nhân bạo lực gia đình khi họ có nhu cầu.
Giảng viên Nguyễn Thị Lan Anh, Phó Chủ tịch Liên hiệp hội về Người khuyết tật Việt Nam (VFD), Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Cộng đồng (ACDC)
Giảng viên Nguyễn Thị Thuý, Chuyên gia về bình đẳng giới

Các giảng viên là những người đã có nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực được tập huấn đã sử dụng các phương pháp giảng dạy hiện đại, hiệu quả như chia nhóm thảo luận, trao đổi các tình huống... Các học viên đã tham dự tập huấn với tinh thần trách nhiệm cao, tích cực trao đổi, thảo luận để có thể áp dụng tốt hơn những kỹ năng này trong công việc hàng ngày./.
Diệu Hương, Phòng Tài chính và Quản lý chất lượng trợ giúp pháp lý
Cục Trợ giúp pháp lý

 

Xem thêm »