Hội thảo Tham vấn Dự thảo Báo cáo Nghiên cứu các rào cản trong tiếp cận và sử dụng trợ giúp pháp lý của người dân

25/05/2024
Xem cỡ chữ Đọc bài viết In trang Google

Theo Kế hoạch hoạt động năm 2023 của Dự án “Tăng cường trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng yếu thế”, được sự hỗ trợ giúp đỡ của PMU, Sở Tư pháp và các cơ quan hữu quan của tỉnh Điện Biên và tỉnh Yên Bái, từ cuối tháng 11 và đầu tháng 12/2023, Cục Trợ giúp pháp lý đã phối hợp với Nhóm chuyên gia tổ chức 02 đoàn khảo sát nghiên cứu để lấy ý kiến của những người thực hiện quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý, cán bộ huyện, xã, cán bộ chi hội đoàn thể và đại diện một số người dân đang sinh sống tại Điện Biên và Yên Bái về các rào cản trong tiếp cận trợ giúp pháp lý của người dân tại một số địa bàn của tỉnh Điện Biên và tỉnh Yên Bái. Trên cơ sở kết quả khảo sát thực địa, các tài liệu có liên quan và tham khảo kinh nghiệm của chuyên gia quốc tế, sự hỗ trợ giúp đỡ của các địa phương... nhóm chuyên gia đã nghiên cứu, xây dựng dự thảo Báo cáo nghiên cứu về các rào cản trong tiếp cận và sử dụng trợ giúp pháp lý của người dân tỉnh Điện Biên và Yên Bái.

Được sự đồng ý của Lãnh đạo Bộ Tư pháp, ngày 24/5/2024 tại Hà Nội, Cục Trợ giúp pháp lý đã tổ chức Hội thảo tham vấn dự thảo báo cáo nghiên cứu về các rào cản trong tiếp cận và sử dụng trợ giúp pháp lý của người dân tại hai tỉnh Điện Biên và Yên Bái với sự tham gia của đại diện người thực hiện công tác quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý, cán bộ tư pháp, cán bộ chi hội đoàn thể ở cơ sở - những người gần với cơ sở và nắm rõ nhất những khó khăn, vướng mắc mà người dân gặp phải khi tham gia vào quan hệ pháp luật ở cơ sở. Đồng chí Cù Thu Anh – Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý khai mạc Hội thảo, đồng chí Vũ Thị Hường – Phó Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý chủ trì Hội thảo.
 

Phát biểu khai mạc Hội thảo, đồng chí Cù Thu Anh – Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý đã nhấn mạnh: một trong những mục tiêu của dự án là nhằm tăng cường khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ trợ giúp pháp lý của người dân thông qua giải quyết các rào cản trong việc tiếp cận các dịch vụ trợ giúp pháp lý. Do đó, việc xác định rào cản trong tiếp cận trợ giúp pháp lý mang ý nghĩa là hoạt động tiền đề quan trọng để triển khai các hoạt động nhằm nâng cao khả năng tiếp cận trợ giúp pháp lý của người dân ở cơ sở, đặc biệt là nhóm người nghèo, người dân tộc thiểu số và những người dễ bị tổn thương ở khu vực miền núi phía Bắc và các địa phương khác, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân và triển khai hiệu quả Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/20212 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới. Do vậy, để hoàn thiện báo cáo, đồng chí Cù Thu Anh  - Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý đề nghị các đại biểu thẳng thắn trao đổi, chia sẻ các ý kiến về những phát hiện cũng như những thông tin, số liệu, nhận định, đánh giá… nêu trong dự thảo Báo cáo của Nhóm chuyên gia về những khó khăn, vướng mắc trong việc tiếp cận và sử dụng trợ giúp pháp lý của người dân tại hai tỉnh Điện Biên và Yên Bái, từ đó đề xuất cá
 

Tại Hội thảo, các đại biểu đã tích cực làm việc, trao đổi làm rõ những khó khăn, vướng mắc mà người dân gặp phải trong quá trình tiếp cận và sử dụng trợ giúp pháp lý của người dân, từ đó đưa ra những kiến nghị, đề xuất và giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng trợ giúp pháp lý của người dân tại hai tỉnh Điện Biên, Yên Bái nói riêng và trên toàn quốc nói chung trong thời gian tới.
 

Kết thúc Hội thảo, Vũ Thị Hường - Phó Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý đã ghi nhận những ý kiến góp ý của các đại biểu. Những ý kiến góp ý này sẽ làm cơ sở để Cục Trợ giúp pháp lý phối hợp với Nhóm chuyên gia tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện dự thảo báo cáo bảo đảm tiến độ và chất lượng đề ra.

Xem thêm »