Sự băn khoăn về những số phận

Cuối thu nơi mảnh đất biên giới Việt- Lào- Trung, cơn gió se lạnh đầu đông khiến những chiếc lá cuối mùa rơi xào xạc nghiêng trong gió. Cảnh những chiếc lá vàng cuối thu rơi nghiêng trong gió gợi cho ta suy ngẫm về quy luật tự nhiên của trời đất, về số phận con người và đặc biệt là số phận pháp lý của những người có hành vi vi phạm pháp luật. Và sau đây là câu chuyện của một người đàn ông dân tộc Mông đi mượn đất gieo lúa và đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi hủy hoại rừng.

Một buổi sáng se lạnh đầu tháng 10, Chi nhánh Trợ giúp pháp lý số 5 huyện Mường Nhé tiếp nhận ông Giàng A Tê sinh năm 1970, trú tại bản Huổi Cắn, xã Mường Toong, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên đến yêu cầu được trợ giúp pháp lý cho mình và ông trình bày rằng: “Do đông con, thiếu đất canh tác, ông biết nhà ông Ma Seo Ca có nhiều nương rẫy nên đến hỏi mượn đất canh tác” ông Ma Seo Ca đồng ý cho ông Tê đất canh tác nhưng mỗi vụ phải trả cho nhà ông Ca năm bao tóc. Khi thỏa thuận xong, ông Ca dẫn ông Tê đến chỉ đám nương cũ của nhà mình đã bỏ hoang được khoảng 3 năm và bảo ông Tê phát. Thấy đám nương có cây cối khá to, ông Tê hỏi ông Ca liệu có phát nương được không, thì ông Ca chỉ rõ ranh giới nương cũ và bảo cứ phát đi không sợ đâu, có gì tôi chịu trách nhiệm.Vậy là ông Tê mang theo dao phát để phát dọn cỏ dưới tán cây, dùng máy cưa hạ cây và phát trong ba ngày mới hết diện tích như ông Ca chỉ. Trong quá trình phát không thấy ai đến nhắc nhở nhưng khi phát xong vài ngày thì kiểm lâm địa bàn đến kiểm tra, lập biên bản và đình chỉ không cho đốt, gieo trồng gì trên đất. Thế nhưng không hiểu sao ông Ma Seo Ca đi đốt và gieo lúa vào nên bị cơ quan kiểm lâm khởi tố vụ án, khỏi tố bị can và khỏi tố luôn ông Giàng A Tê.
Hai ông Giàng A Tê và Ma Seo Ca đều là người dân tộc thiểu số sống vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc khó khăn, cộng thêm phương thức sản xuất nông nghiệp lạc hậu hình thành tập quán luân canh trên đất dốc. Tập quán luân canh, nghĩa là phát một đám nương canh tác vài vụ khi bạc màu thì bỏ, chuyển sang phát nương mới và đợi hai hoặc ba năm sau nương mọc cây cối mới quay lại canh tác. Đây là hình thức sản xuất nông nghiệp lạc hậu đã tồn tại qua nhiều thế hệ hình thành nên tập quán này. Chính bởi vì lý do đó, mà ông Ma Seo Ca đã hùng hồn trả lời và yêu cầu ông Tê phát nương cũ của mình nếu có gì sẽ chịu mọi trách nhiệm.
Tiếp nhận yêu cầu trợ giúp pháp lý của ông Tê cùng những tài liệu kèm theo và nghe ông trình bày lại sự việc của mình. Tôi chứng kiến sắc mặt, trạng thái ông Tê thay đổi từ dáng vẻ khắc khổ trong trạng thái người đi hỏi mượn đất, đến trạng thái hơi băn khoăn khi phát nương, rồi trạng thái ngơ người khi bị khỏi tố và hiện tại là sự lo lắng về số phận sau phiên tòa. Bấy nhiêu sắc thái thay đổi theo lời kể, đã để lại trong tôi một sự băn khoăn, trăn trờ và có chút lo lắng cho số phận pháp lý của ông Tê. Mặt dù, chưa tiếp cận lời khai trong các bản cung, thế nhưng khi nghiên cứu Bản kết luận điều tra và Cáo trạng truy tố của viện kiểm sát do ông Tê cung cấp, thì các tình tiết vụ án không khác là mấy so với lời thuật lại của ông Tê. Sau khi ông Tê ra về, tôi ngồi trầm ngâm và đặt nhiều câu hỏi rằng: Với tình tiết như vậy, sao ông Tê không đến với trợ giúp pháp lý xin tư vấn từ khi bị lập biên bản và đình chỉ? Tại sao ông Ma Seo Ca lại tự ý đi đốt đám nương và gieo lúa khi đã bị đình chỉ để rồi bị khỏi tố hành vi hủy hoại rừng? Và nếu như ông Tê đến với Chi nhánh Trợ giúp pháp lý số 5 khi kiểm lâm đang trong quá trình xác minh thu thập chứng cứ củng cố hồ sơ làm căn cứ khỏi tố vụ án, thì có lẽ ông Tê đã không bị khỏi tố chăng???
Để rồi tôi lại tự hỏi mình rằng trước khi tham gia công tác, bản thân cũng là người sống dựa vào nương rẫy trên đất dốc bằng phương thức sản xuất lạc hậu và thực hiện luân canh. Đồng thời cũng từng chứng kiến những vụ án mạng liên quan đến vấn đề tranh chấp đất đai, chỉ vì thực hiện hình thức sản xuất nông nghiệp luân canh. Bởi vậy, tôi thấu hiểu cuộc sống vùng quê thiếu thốn mọi thứ và hành vi phát nương ông Tê, nói vậy không phải tôi ủng hộ hành vi phá rừng làm rẫy của ông Tê và ông Ca. Mà tôi chợt nhận ra rằng: Tại sao nương cũ ông Ca bỏ hoang được ba năm đã bị quy hoạch đất rừng từ khi nào và tại sao ông Ca không hề hay biết? Phải chăng chính quyền cơ sở chưa sâu sát với dân? Đành rằng, nếu cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tó tụng chứng minh được hành vi của ông Tê là phạm tội, thì chấp nhận phán xét của hội đồng xét xử. Nhưng qua vụ án này, điều động lại trong sâu thẳm tâm can và một câu hỏi lớn rằng: Liệu trong năm năm, mười năm nữa có thay đổi được tập quán canh tác luân canh lạc hậu này? trách nhiệm của chính quyền các cấp trong việc phát triển kinh tế- xã hội trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số nơi có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn như thế nào trong tương lai?
Mặc dù vụ án đã kết thúc và ông Tê phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi hủy hoại rừng. Nhưng mỗi khi nhớ lại dáng vẻ ông Tê khi đến với chi nhánh trợ giúp pháp lý số 5 vẫn làm tôi cảm nhận được cuộc sống nghèo khổ vùng quê nơi biên cương dưới tiết trời lạnh giá của mùa đông. Đồng thời, hy vọng những người có vụ việc vướng mắc pháp luật sẽ đến với trợ giúp pháp lý sớm và kịp thời để tìm ra giải pháp bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho họ./.



                                                                                                                           Lý A Chía- Chi nhánh TGPL số 5 Trung tâm TGPL tỉnh Điện Biên.